Nghiên cứu - trao đổi
Nghiên cứu - trao đổi
-
Nguyên tắc để xác định nhiệm vụ của Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện là phải lấy nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan HĐND cấp huyện làm cơ sở quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng HĐND và UBND. Có như vậy, công tác tham mưu, phục vụ của bộ máy giúp việc cho HĐND mới sát và hiệu quả.
-
Nghệ An đẩy nhanh chuyển đổi số trong giải quyết thủ tục hành chính
Giám sát chuyên đề về Công tác cải cách hành chính (CCHC) trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2020 - 2022, Thường trực HĐND tỉnh Nghệ An đề nghị bên cạnh thường xuyên kiểm tra, thanh tra công tác CCHC; chỉ đạo xử lý kịp thời đối với các cơ quan, cán bộ, công chức, viên chức vi phạm trong giải quyết thủ tục hành chính (TTHC)… UBND tỉnh cần đẩy nhanh việc chuyển đổi số, đáp ứng yêu cầu đi đầu về chuyển đổi số trong cải cách TTHC theo tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
-
Bài 2: Khó tham mưu, giúp việc cho Hội đồng Nhân dân
Từ địa vị pháp lý, cơ cấu tổ chức, biên chế và chế độ làm việc của Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện đã bộc lộ hạn chế, vướng mắc trong quá trình tổ chức công tác tham mưu, phục vụ cho HĐND cấp huyện. Tuy tên gọi là Văn phòng HĐND và UBND nhưng được xác định địa vị pháp lý là một cơ quan chuyên môn thuộc UBND, bộ máy Văn phòng rất khó để tham mưu, giúp việc cho HĐND.
-
Để Nghệ An ‘bước thật mạnh, tiến thật xa’ - Kỳ cuối: ‘Biến Nghị quyết thành của cải vật chất’
Để thực hiện thành công các mục tiêu Nghị quyết số 39-NQ/TW đề ra, “biến Nghị quyết thành của cải vật chất”, nhiệm vụ thực hiện phải được phân giao cụ thể, đồng bộ theo tinh thần “trên dưới đồng lòng”, “dọc ngang thông suốt”...
-
Quốc hội cần giám sát việc thực hiện quy hoạch đất rừng
“Để phòng chống thiên tai hiệu quả, giảm tối đa thiệt hại do sạt lở, mưa lũ gây ra, Quốc hội cần giám sát việc thực hiện quy hoạch đất rừng, nhất là rừng phòng hộ bởi hiện nay nhiều công trình giao thông, thủy lợi đã chiếm dụng đất rừng này”, GS.TS. VŨ TRỌNG HỒNG, nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nêu ý kiến.
-
Bài 1: Chịu sự chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện
HĐND cấp huyện là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, thực hiện chức năng quyết định và giám sát. HĐND bầu ra UBND cấp huyện nhưng trên thực tế bộ máy tham mưu, giúp việc của HĐND lại thuộc UBND, chịu sự chỉ đạo của Chủ tịch UBND huyện. Như vậy, ảnh hưởng phần nào đến tính độc lập trong hoạt động tham mưu, giúp việc cho HĐND.
-
Để Nghệ An ‘bước thật mạnh, tiến thật xa’ - Kỳ 4: Thời cơ, vận hội mới
Trên cơ sở những kết quả đạt được và hạn chế sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 39-NQ/TW về xây dựng và phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, đây được xem là thời cơ, vận hội mới rất quan trọng.
-
Khát vọng đổi thay từ chuyến đi của Bộ trưởng
Giữ đúng lời hẹn trong chuyến về thăm và làm việc tại Nghệ An ngay sau khi đảm nhận cương vị tư lệnh ngành nông nghiệp và PTNT, cuối tháng 7 vừa rồi, Bộ trưởng Lê Minh Hoan đã dành trọn 3 ngày cuối tuần về với miền Tây xứ Nghệ. Chuyến khảo sát và làm việc kín lịch của ông đã để lại những ấn tượng khó quên trong nhiều người dân và cán bộ địa phương. Đến đâu, ông cũng truyền cảm hứng về niềm tin, truyền tải tri thức và khơi dậy khát vọng đổi thay để phát triển.
-
Để Nghệ An ‘bước thật mạnh, tiến thật xa’ - Kỳ 3: Nhận diện ‘điểm nghẽn’
Sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 26-NQ/TW ngày 30/7/2013 của Bộ Chính trị, Nghệ An đã đạt được những kết quả tích cực, đáng khích lệ, song các mục tiêu cốt lõi được định hướng vẫn chưa thành hiện thực. Vậy đâu là “điểm nghẽn” khiến Nghệ An chưa thể bứt tốc “tiến vượt”.
-
Dự thảo Luật đất đai: Chuyên gia góp ý về giá đất, đề xuất bổ sung quy định miễn giảm tiền cho thuê mặt nước
Góp ý vào Dự thảo Luật đất đai sửa đổi, Chuyên gia pháp luật Đinh Dũng Sỹ cho rằng một số quy định về giá đất chưa rõ ràng, cần tiếp tục làm rõ; cân nhắc bổ sung quy định miễn giảm tiền cho thuê mặt nước.
-
Để Nghệ An 'bước thật mạnh, tiến thật xa' - Kỳ 2: Tạo nền tảng phát triển
Nghị quyết số 26-NQ/TW, ngày 30/7/2013 của Bộ Chính trị về Nghệ An đã được các cấp, ngành từ Trung ương đến địa phương thể chế và cụ thể hóa thông qua các quy hoạch, chương trình, đề án cùng các cơ chế, chính sách đặc thù. Qua đó, tạo động lực giúp Nghệ An phát triển khá nhanh.
-
Chủ đề giám sát được nhiều địa phương quan tâm tại giao ban Thường trực HĐND cấp huyện
Trong 20 tham luận của các Ban HĐND tỉnh, Thường trực HĐND các huyện, thành phố, thị xã tại Hội nghị trao đổi kinh nghiệm hoạt động giữa Thường trực HĐND tỉnh với Thường trực HĐND cấp huyện tại thị xã Cửa Lò (cụm 1, ngày 21/7/2023) và thị xã Hoàng Mai (cụm 2 ngày 28/7/2023) có 06 tham luận của Ban Văn hóa - Xã hội, Ban Pháp chế HĐND tỉnh và Thường trực HĐND các huyện: Quỳ Châu, Kỳ Sơn, Anh Sơn, thị xã Cửa Lò về nâng cao chất lượng giám sát của HĐND các cấp.
-
Để Nghệ An ‘bước thật mạnh, tiến thật xa’ - Kỳ 1: Trăn trở tìm hướng đi
Nghệ An là tỉnh có vị trí chiến lược quan trọng, giàu tiềm năng, lợi thế, được ví như một “Việt Nam thu nhỏ”. Nhưng vì sao đã có nhiều nỗ lực phát triển với nhiều thành tựu, Nghệ An vẫn đang “thu chưa đủ bù chi”; bao giờ và bằng cách nào để Nghệ An thoát khỏi nghịch lý ấy?
-
Bài 3: Chưa sửa Luật thì phải điều chỉnh ngay mức giảm trừ gia cảnh
“Trường hợp chưa thể sửa ngay Luật Thuế thu nhập cá nhân thì cũng cần điều chỉnh kịp thời mức khởi điểm chịu thuế và mức giảm trừ gia cảnh để phù hợp với những biến động nhìn thấy ngay như tăng lương tối thiểu, sự thay đổi chỉ số giá trong nhiều năm qua” - ĐBQH Hoàng Văn Cường (Hà Nội) bày tỏ quan điểm.
-
Bài 2: “Cào bằng” mức giảm trừ gia cảnh là bất cập lớn
“Chi phí sinh hoạt ở những thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh rõ ràng cao hơn những nơi khác, thậm chí tiền lương tối thiểu vùng cũng cao hơn, nhưng mức giảm trừ gia cảnh ở các vùng lại giống nhau. Đó là bất cập cần nhanh chóng thay đổi”, Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty Tài chính kế toán thuế Centax BÙI THỊ LỆ PHƯƠNG nêu ý kiến.
-
Bài 1: Sửa Luật là yêu cầu cấp thiết!
Thuế nắm người… “ít tóc” (người làm công ăn lương); mức giảm trừ gia cảnh quá lỗi thời và các khoản chi được giảm trừ vào thu nhập chịu thuế quá ít - gây cảm giác “tận thu”; chưa bảo đảm công bằng giữa các đối tượng nộp thuế… Đây là những bất cập hiện rõ sau 16 năm thi hành Luật Thuế thu nhập cá nhân. Người dân mong mỏi luật sớm được sửa đổi theo hướng “khoan thư sức dân”.