Quê mình xứ Nghệ
Quê mình xứ Nghệ
-
Không có số liệu chính xác, nhưng có một nhận định rằng: số lượng con em, người Nghệ An đang học tập, sinh sống, làm việc, lập thân, lập nghiệp và định cư ở khắp mọi miền Tổ quốc và ở nước ngoài hiện nay cũng xấp xỉ số lượng dân số của Nghệ An ở trong tỉnh hiện nay. Trong nước, người Nghệ An tập trung nhiều nhất có thể kể đến Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh và khu vực Tây Nguyên.
-
Mùa hoa mai anh đào miền tây xứ Nghệ
Mùa hoa mai anh đào miền tây xứ Nghệ
-
Người Nghệ muôn phương: Vương Trọng - Nhà quê ở phố
Nhà thơ Vương Trọng, một nhà thơ từng khoác áo lính, mang đậm nét "ông đồ xứ Nghệ", đã cho ra đời nhiều tập thơ thấm đẫm tình người, tình đời. Xa quê hơn 60 năm, nhưng trong con người tài hoa và nhân hậu ấy vẫn đau đáu nhớ thương về xứ Nghệ. Ông luôn nhận mình là một kẻ "nhà quê ở phố"!
-
2 lần trượt đại học, chàng trai Nghệ An đổi đời nhờ nỗ lực học ngoại ngữ
Hành trình 10 năm thay đổi cuộc đời, từ nam sinh 2 lần trượt đại học trở thành thầy giáo dạy Tiếng Anh của Đình Đức khiến nhiều người nể phục.
-
NGƯỜI VIẾT NHỮNG CÂU CHUYỆN TÌNH YÊU
Nếu như trên cuộc đời này chỉ có một cuốn sách đáng để đọc nhất, thì đó là cuốn sách về chính cuộc đời mình. (Nguyễn Thị Vân)
-
BÀ TÔN THỊ QUẾ -VỊ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI TIÊU BIỂU LUÔN VÌ NƯỚC VÌ DÂN
Sau khi nước nhà đã giành được độc lập, để chống lại thù trong, giặc ngoài, quyết bảo vệ thành quả cách mạng, nhiệm vụ quan trọng được Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt lên hàng đầu, đó là tổ chức cuộc Tổng tuyển cử trong cả nước để bầu Quốc Hội. Ngày 8/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ra Sắc lệnh số 14- SL về cuộc Tổng tuyển cử. Ngày 6/1/1946, cuộc Tổng tuyển cử đã diễn ra trong cả nước (71 tỉnh, thành phố) và đã thành công tốt đẹp.
-
Nhà thơ Xứ Nghệ HOÀNG TRẦN CƯƠNG
Phải nói ngay rằng trong số các nhà thơ xứ Nghệ, không hề quá lời tôi có thể khẳng định Hoàng Trần Cương là nhà thơ đậm chất “Nghệ” nhất. Chất “Nghệ” đó có thể ở gốc gác, ở bản tính con người, ở cách sống nhưng quan trọng hơn cả đó là cái sự “Nghệ” trong tác phẩm. Thơ của anh cho dù ở lĩnh vực nào, chỉ một vài câu thôi đã có hơi thở “Nghệ”, khí chất “Nghệ” không thể trộn lẫn.
-
Bác sỹ Đào Cảnh Tuất - Người tiên phong sáng lập hệ thống y tế tư nhân khu vực phía nam
Một người lính bước ra từ chiến tranh, cảm nhận, nếm trải bao đau thương mất mát, cả ranh giới mong manh giữa sự sống và cái chết… Khao khát trở thành Bác sỹ giỏi, để chữa bệnh cho đồng đội và nhân dân. Là một trong những người tiên phong sáng lập hệ thống Y tế tư nhân khu vực phía Nam. Chuỗi phòng khám và bệnh viện của ông là cơ sở tư nhân đầu tiên được thí điểm khám chữa bệnh BHYT và thực hiện khoán quỹ BHYT thành công.
-
Làng học bên bờ sông Lam
Từ ngôi làng nghèo khó, có lịch sử hơn 500 năm nhưng nhờ dưỡng dục của gia đình và ý chí vươn lên của bản thân trong quá khứ đã sản sinh ra hàng chục cử nhân, Thám hoa, Hoàng giáp và thời hiện đại có không ít giáo sư, tiến sĩ, cán bộ cao cấp hoạt động trên mọi lĩnh vực, ngành nghề… Đó là làng Trung Cần, xưa nay được coi là vùng đất “địa linh nhân kiệt” thuộc huyện Nam Đàn - quê hương Chủ Tịch Hồ Chí Minh muôn vàn kính yêu .
-
Người Nghệ muôn phương: GS. VS Đinh Văn Nhã - Những thành tựu vươn tầm thế giới
Ông là tiến sĩ đầu tiên của Việt Nam về điều khiển tự động ngành Xây dựng, tham gia và đồng chủ trì trên 600 đề tài nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ trong nước và quốc tế; được Viện hàn lâm IBC Anh quốc đã trao tặng cúp kim cương cho 1 trong 100 người có cống hiến xuất sắc cho nền khoa học thế giới,… GS VS, TS khoa học, Nhà giáo ưu tú Đinh Văn Nhã - người con ưu tú của quê hương xứ Nghệ với những thành tựu khoa học vươn tầm thế giới.
-
Con trai GS Tạ Quang Bửu: Cuối đời cha tôi mới biết 1kg gạo giá bao nhiêu
Người ta vẫn lưu truyền một giai thoại vui rằng, mãi đến những năm cuối đời, GS Tạ Quang Bửu mới biết giá 1kg gạo
-
Giáo sư Võ Xuân Vinh nhà nghiên cứu Kinh tế hàng đầu Việt Nam
Một nhà khoa học mà tên tuổi anh đã được nhiều nhà khoa học quốc tế biết đến. Từng giảng dạy tại các trường ĐH lớn của Úc. Nhưng vẫn quyết tâm trở về Việt Nam để công hiến cho Khoa học nước nhà. Chương trình Người Nghệ muôn phương với câu chuyện về một Giáo sư người nghệ Võ Xuân Vinh – một trong 5 nhà khoa học của Việt Nam thuộc nhóm 10 ngàn nhà khoa học hàng đầu thế giới.
-
Hồng Đăng – một người trí thức trong âm nhạc Việt Nam
Nhạc sĩ Hồng Đăng sinh ra trong gia đình nho học ở quê lúa Yên Thành. Ông là Phó Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam khóa IV,V và khóa VI, Hội viên Hội Nhà báo Việt Nam, Hội viên Hội Điện ảnh Việt Nam. Nhớ về ông, là nhớ về một con người lịch lãm, hào hoa, đôn hậu và hào phóng với tất cả mọi người…, một trí thức lớn trong nền Âm nhạc Việt Nam.
-
HOÀNG ĐAN - “Hổ tướng” người Nghệ
“Nơi nào có cuộc chiến ác liệt nhất là có mặt tướng Hoàng Đan. Ông chiến đấu dũng cảm và chỉ huy mưu trí… Ông là người giản dị, có tác phong quần chúng cởi mở, gần gũi”. Những nhận xét ấy của Viện trưởng Viện Chiến lược quân sự Việt Nam, Thượng tướng, Giáo sư, Nhà giáo nhân dân Hoàng Minh Thảo là một đúc kết khái quát nhất về một vị tướng sinh ra để đánh trận, với tất cả tính cách đậm chất Nghệ, tướng Hoàng Đan.
-
Tấm gương về đại biểu HĐND huyện yêu trẻ
Trong đội ngũ cán bộ, giáo viên của bậc học mầm non huyện Hưng Nguyên có rất nhiều cô giáo tận tâm, giỏi nghề, yêu trẻ. Trong đó không thể không kể đến cô giáo Nguyễn Thị Hóa, đại biểu HĐND huyện, Hiệu trưởng trường mầm non tư thục Họa Mi ở xã Hưng Yên Bắc, huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An.
-
Người Nghệ muôn phương: Lê Thanh Hà – Gã “điên” làm tranh giấy Dừa
Một họa sỹ không đầu bù tóc rối; không câu nệ, chải chuốt hay tạo phong cách bề ngoài. Nhưng thẳm sâu bên trong con người ấy, là một tâm hồn yêu hội họa đến cháy bỏng. Anh khao khát tìm ra sự thật về cách làm giấy của các địa phương, để tạo được những nét riêng trên giấy của mỗi vùng miền. Đặc biệt, anh đã “điên” hết mình với một dòng tranh độc đáo và mới lạ do chính anh sáng tạo ra. Dòng tranh Giấy Dừa!