Trọn nghĩa Nước, vẹn tình Quê

 

Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đi để lại muôn vàn tình thương yêu, biết bao bài học quý cho lớp lớp thế hệ con cháu hôm nay và mai sau. Trong suy nghĩ, quan điểm của người lãnh tụ trọn đời vì dân, vì nước ấy: “Là lãnh đạo, nói phải đi đôi với làm, nghĩa là mắt thấy, tai nghe, miệng nói và phải hành động thực tế”, quan trọng hơn “cán bộ, đảng viên phải gần dân, trọng dân, học dân, thật thà trước dân và yêu dân”. Vì vậy, dù bận trăm công ngàn việc nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn dành thời gian quý báu của mình về với quần chúng nhân dân các địa phương. Đó là những chuyến đi thực tế mang đậm cốt cách, tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. 

Theo số liệu thống kê mới nhất chỉ tính riêng 10 năm cuối đời, Bác đã đi thăm các địa phương tới 923 lần. Trong đó có Bắc Ninh, quê hương của những làn điệu quan họ, Người về tới 18 lần; Hưng Yên 10 lần; Hải Phòng 9 lần, Thái Bình 5 lần, Hòa Bình 4 lần… 

Nghệ An - nơi “chôn nhau cắt rốn” luôn neo giữ trong tâm khảm Chủ tịch Hồ Chí Minh tình cảm máu thịt, thiêng liêng. Xa quê từ năm 1906 cho đến khi trở thành người đứng đầu đất nước, hơn 60 năm, nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ về thăm quê 2 lần, dù tình cảm với quê nhà luôn trĩu nặng trong tim.

Quả thực, với Bác Hồ, tình quê luôn được chôn chặt trong trái tim. Người luôn nén nỗi niềm riêng để lo việc nước. Điều này thể hiện rõ nhất trong việc Người hy sinh chuyện riêng tư, hạnh phúc của bản thân, dồn toàn tâm sức cho sự nghiệp giải phóng, xây dựng, phát triển đất nước. Ngay cả khi hay tin anh Cả - Nguyễn Sinh Khiêm mất, Bác đang bộn bề việc nước không thể về chịu tang. Người đau đớn tiễn biệt anh trong sự xa cách, nhớ thương và chấp nhận mình là người bất đệ:

Không một thời khắc nào bác xa quê, không một thời điểm nào bác không gắn bó với đồng bào cả nước và nhân dân. Nghệ An luôn ở trong cuộc sống, tâm hồn và tinh thần của bác như là điểm xuất phát máu thịt:

Để vơi đi nỗi nhớ, trọn niềm thương và bày tỏ những kỳ vọng thiết tha, Người đã gửi gắm tình cảm về quê nhà qua những bức thư, ngắn gọn nhưng sâu sắc. Ngay cả lựa chọn cách thức liên lạc với quê hương là viết thư cũng đã nói lên sự ý tứ, tinh tế, sâu sắc trong cách thể hiện tình cảm của Bác. Bởi thư là phương thức biểu đạt tình cảm riêng tư, thư là phương thức liên lạc dành cho những mối quan hệ thân tình, gần gũi. Trong bức thư đầu tiên Bác viết sau ngày đọc bản tuyên ngôn độc lập trên Quảng trường Ba đình lịch sử, Bác đã gửi về cho quê hương Nghệ An với lời đề tựa “Thư gửi các đồng chí tỉnh nhà”. Bức thư mở đầu bằng lời tâm sự chứa chan tình cảm: “... Tôi không dùng danh nghĩa Chủ tịch của Chính phủ, chỉ lấy danh nghĩa của một người đồng chí già mà viết để san sẻ ít nhiều kinh nghiệm với các đồng chí”. Một cách xưng hô, thân tình, giản dị đến cảm động. 

Để rồi sau rất nhiều bức thư, điện khẩn và sự dõi theo Nghệ An, ngày 14-6-1957, Bác Hồ vẫn giữ cho mình chất giọng Nghệ nằng nặng, trầm ấm trong ngày trở về thăm quê. Người xúc động: 

Sau nửa thế kỷ bôn ba tìm đường cứu nước, nhưng khi trở về, bác không quên lối nhỏ vào nhà, có hàng râm bụt, cây bưởi, luống rau… Bùi ngùi xúc động với chiếc võng tuổi thơ, chiếc khung cửi mẹ đã nuôi dưỡng sự sống và cả ước mơ, khát vọng lớn của cậu bé Nguyễn Sinh Cung thủa nào. 

Đó chính là kim chỉ nam, là sức mạnh to lớn để Đảng bộ và nhân dân Nghệ An nỗ lực phấn đấu hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế, phát triển Văn hóa, Xã hội. Dù nhớ thương, lưu luyến sau hơn nửa thế kỷ đi xa, nhưng lần về thăm này Người chỉ lưu lại quê nhà được 1 ngày ngắn ngủi. 

Để rồi, trong sự mong ngóng, chờ đợi được một lần nữa đón vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc, và hơn hết là người con của quê hương, từ ngày 8 đến 10/12/1961, Nghệ An vinh dự được đón Bác Hồ về thăm quê lần thứ hai. Đây là chuyến đi đặc biệt nhất của Bác trên cương vị là Chủ tịch nước. Chỉ trong 3 ngày ngắn ngủi về thăm quê, nhưng người có tới 8 cuộc gặp gỡ, nói chuyện. 

Bác còn thể hiện mong mỏi thiết tha là: “Đồng bào và cán bộ cần phải có quyết tâm phấn đấu xây dựng tỉnh ta thành một trong tỉnh khá nhất ở miền Bắc”- Lời nhắn gửi được thốt ra từ thẳm sâu trái tim vị lãnh tụ trong lần cuối cùng đứng chân trên mảnh đất quê hương. Nhưng dù không thể về thăm quê, Bác Hồ vẫn luôn có cách thể hiện tình yêu, sự dõi theo, quan tâm đến quê hương theo cách của riêng mình. Từ năm 1930 đến khi về cõi vĩnh hằng, Bác có 9 bài báo, 31 bức thư, 10 bài nói chuyện, 3 bức điện, 2 lần về thăm và 1 lời đề tựa nói về quê hương, trực tiếp trò chuyện thân tình với nhân dân, cán bộ, đảng viên Nghệ An. Đồng thời, trong bữa ăn của người – Một vị Chủ tịch nước, nhưng chưa bao giờ thiếu món Tương, cà, nhút, vừng của quê hương Xứ Nghệ.

 

Thư viện Cử tri gửi ý kiến Gửi đơn KNTC

Trang chủ

Mới nhất

Quê mình xứ nghệ

Video

Thư viện

Gửi Ý kiến