Quê mình xứ Nghệ
Quê mình xứ Nghệ
-
Trong tiếng xôn xao của đại ngàn, những câu chuyện về ông luôn được kể lại bằng tấm lòng kính trọng và xúc động. Cả cuộc đời cống hiến cho rừng xanh và cho đến khi lìa xa nhân thế, ông vẫn chọn ở lại đó – giữa muôn ngàn cây lá của Miền Tây Xứ Nghệ. Ông là Nguyễn Ngọc Lài, người hai lần được Nhà nước phong tặng Danh hiệu Anh hùng Lao động.
-
Học giả Nguyễn Trần Bạt - Người luôn nghĩ về quê hương
Giữa các diễn đàn thảo luận sôi nổi tại kỳ họp thứ 25 Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An về những thành tựu kinh tế, xã hội nổi bật trong năm 2024 của tỉnh, những khó khăn và cần các giải pháp mạnh mẽ để tiếp tục tăng tốc phát triển; tôi lại nhớ đến học giả Nguyễn Trần Bạt - người nổi tiếng trong giới luật sư, tư vấn đầu tư, kinh doanh và nghiên cứu phát triển từ thời kỳ đất nước bước vào đổi mới.
-
Lê Duy Nguyên - Người “phục dựng” những cánh rừng rú Xước
Cứ mỗi lần đặt chân vào rừng ông Nguyên, tôi lại mường tượng cả một “rừng” câu chuyện, hình ảnh, biến cố của con người, cây cối, đất đá, đồi núi từng làm nên những cánh rừng có một không hai này. Nói là “làm nên” nhưng thực chất đó là công cuộc “phục dựng” đầy gian khổ đến cảm động của doanh nghiệp trồng rừng Lê Duy Nguyên.
-
Nguyễn Văn Tý – người nhạc sĩ mang tâm hồn dân tộc
Nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý – người lãng tử tài hoa đã định danh những vùng đất ông qua bằng âm nhạc, người đã yêu tha thiết những câu hát dân ca, đã cháy lên khát vọng “làm sao tôi có thể làm ra tiếng hát cho dân mình hát. Hát hôm nay và hát cả mai sau. Hát cho đến một ngày kia, người dân sẽ không còn nhớ cái tên của tác giả (Nguyễn Văn Tý) mà chỉ còn nhớ những câu hát mà người ta yêu quý”(1).
-
Hừng Đông* cuốn tiểu thuyết lịch sử khắc họa thành công hình ảnh Phan Đăng Lưu người cộng sản ưu tú của cách mạng Việt Nam
“Hừng Đông” (NXB Văn hóa - 2020) là cuốn tiểu thuyết lịch sử của nhà văn PGS-TS Nguyễn Thế Kỷ viết về cuộc đời hoạt động cách mạng của người cộng sản tiền bối Phan Đăng Lưu. Cuốn tiểu thuyết dày gần 300 trang, được thể hiện trong 11 chương.
-
Hoàng Thượng Lân và Lê Bá Dương: Những người con xứ Nghệ anh hùng
Trong một cuộc làm việc với Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, tôi được ông kể một câu chuyện: Hồi ông còn làm Trung đoàn trưởng ở Tây Nguyên, sau mỗi chiến dịch, quân số bị tiêu hao nhiều. Khi được Mặt trận (Tây Nguyên) bổ sung quân, anh chỉ huy nào cũng đề đạt xin lính Nghệ Tĩnh, vì lính này gan dạ, đánh nhau giỏi. Mặt trận đành chia đều lính Nghệ Tĩnh như chia mì chính…
-
Tiến sĩ Ngô Hữu Hải và hành trình “tìm lửa”
Trên những con sóng bạc đầu của Biển Đông, nơi những giàn khoan vươn cao như những cột mốc kiên cố khẳng định chủ quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của Tổ quốc Việt Nam thân yêu, có những con người ngày đêm âm thầm cống hiến, làm việc không mệt mỏi để khai thác những “giọt vàng đen” giữa đại dương bao la.
-
Du lịch mùa Đông ở rẻo cao Kỳ Sơn
Với địa hình và cảnh sắc đặc trưng của vùng rẻo cao, Kỳ Sơn được mệnh danh là “Sa Pa của xứ Nghệ”. Bước vào những tháng cuối Thu, đầu Đông, bất cứ ai đến với vùng núi non hùng vĩ này cũng đều mê đắm. Mê bởi cảnh đẹp, trong xanh, mát lành cùng với sự đặc sắc trong phong tục tập quán, ẩm thực nơi đây.
-
Khi người trẻ làm khoa học
Trần Mạnh Cường, người được mệnh danh là "ông đồ trẻ xứ Nghệ" là minh chứng sống động cho sự đam mê và lòng nhiệt huyết với lịch sử văn hóa dân tộc. Với niềm đam mê cháy bỏng dành cho lịch sử và văn hóa truyền thống, Cường không chỉ truyền cảm hứng đến cộng đồng mà còn góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của xứ Nghệ và đất nước.
-
Nhà báo Lý Văn Sáu - Cuộc đời cống hiến cho Báo chí cách mạng Việt Nam
Người Xứ Nghệ không chỉ nổi danh về văn chương, mà khi báo chí mới xuất hiện trong xã hội hiện đại, người ta có thể thấy Xứ Nghệ có những nhà báo tiên phong: Đó là Ngô Đức Kế, Phan Bội Châu (viết cho Báo Binh sự tạp chí của Trung Quốc từ 1921, Báo Tiếng Dân của Huỳnh Thúc Kháng từ 1927…); đó là Hồ Chí Minh, người sáng lập và người thầy lớn của báo chí cách mạng Việt Nam; đó là Lý Văn Sáu - Nhà báo, nhà ngoại giao xuất sắc - Người đã góp phần quan trọng trong trang sử báo chí nước nhà.
-
Giáo sư Nguyễn Thúc Hào - Long lanh một ánh nguyệt tròn
Xã hội truyền thống Phương Đông coi vị thế của người thầy cao đến mức chỉ xếp sau hoàng đế Quân – Sư – Phụ. Trong thời kỳ hiện đại, có một người thầy đáng tôn kinh như vậy, đó là GS Toán học Nguyễn Thúc Hào. Cuộc đời của GS Nguyễn Thúc Hào thật đúng với câu nói của nhà văn, nhà triết học Anh Bertrand Russell: "Cuộc đời hạnh phúc là cuộc đời đẹp trong. Người hạnh phúc là con người luôn nhận được sự quan tâm và yêu mến của nhiều người khác".
-
Đồng chí Lê Mao - Cán bộ tiền bối tiêu biểu của Đảng trong phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh
Trong phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh 1930-1931, rất nhiều người con ưu tú của quê hương Bến Thủy đã đứng lên đi theo tiếng gọi của Đảng, hiến dâng cuộc đời mình cho sự nghiệp cách mạng của Đảng, của Nhân dân. Một trong số đó phải kể đến đồng chí Lê Mao - nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư đầu tiên của Đảng bộ thành phố Vinh năm 1930, Bí thư Xứ ủy Trung kỳ tháng 4/1931.
-
Những phụ nữ xứ Nghệ viết nên 'ước mơ xanh'
Khác nhau về thân phận, tuổi tác, nhưng 2 nữ đại diện duy nhất của Nghệ An đoạt giải tại Cuộc thi "Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh” toàn quốc năm 2024 đã viết nên những câu chuyện khởi nghiệp đầy cảm hứng. Đó là hành trình lan tỏa niềm tin để phụ nữ dám theo đuổi ước mơ và khát vọng của mình.
-
Người mở đường cho nghiên cứu lý luận văn nghệ cách mạng
Sinh thời, Giáo sư Đặng Thai Mai (1902 - 1984), từng đảm nhận các trọng trách: Bộ trưởng Giáo dục, Chủ tịch Ủy ban kháng chiến tỉnh Thanh Hóa, Hiệu trưởng Trường Đại học Văn Khoa, Viện trưởng Viện Văn học, Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học - Nghệ thuật Việt Nam... Nhưng hơn hết ông là người mở đường cho lĩnh vực nghiên cứu lý luận văn nghệ cách mạng.
-
Người chèo đò thầm lặng trên sông Lam
Không phải là một vị tướng tài ba hay một chính khách có tầm ảnh hưởng, Cố Xin chỉ là một người chèo đò bình dị, lặng lẽ nhưng những chuyến đò của Cố lại trở thành nhịp cầu nối dài hai bên bờ sông Lam, vận chuyển khí tài, bộ đội tiếp ứng cho chiến trường miền Nam những năm tháng chiến tranh ác liệt. Cố Xin đã trở thành biểu tượng của lòng yêu nước, tinh thần quả cảm, kiên cường, dám dấn thân, dám hy sinh của Nhân dân Việt Nam, vì độc lập, tự do cho Tổ quốc mình.
-
Hai giờ với đồng chí Trương Kiện
Năm 1997, tôi được cử làm Phóng viên Thường trú Báo Nhân dân tại Nghệ An và Hà Tĩnh. Lúc này, Nghệ An và Hà Tĩnh đã tách tỉnh được 8 năm (8-1991) nhưng tình cảm giữa hai tỉnh vẫn sâu đậm. Nhiều gia đình người Hà Tĩnh ở lại Vinh làm việc, nhiều cán bộ Nghệ An xung phong vào Hà Tĩnh để góp phần vực dậy một tỉnh mới còn chậm phát triển, bị chiến tranh tàn phá nặng nề.