Đổi mới phương pháp tiếp cận phát triển sinh kế trong chương trình giảm nghèo bền vững

Công tác giảm nghèo bền vững được Đảng và Nhà nước ta xác định là chủ trương lớn, quan trọng, nhất quán, xuyên suốt trong quá trình thực hiện công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng xác định mục tiêu giảm nghèo đa chiều hàng năm duy trì ở mức 1- 1,5%, để đến năm 2030 cơ bản không còn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn.

Nghệ An là một tỉnh đông về dân số, lớn về diện tích, khu vực miền núi chiếm phần lớn với tỷ lệ hộ nghèo cao… chính vì vậy, vấn đề giảm nghèo bền vững của tỉnh càng quan trọng và nặng nề hơn.

Trong những năm qua, công tác giảm nghèo đã được sự quan tâm của cả hệ thống chính trị của tỉnh, từ cấp uỷ chính quyền các cấp đến các tổ chức đoàn thể và toàn xã hội, nên đã đạt được nhiều kết quả tích cực và đáng trân trọng. Theo số liệu báo cáo của tỉnh, từ tỷ lệ hộ nghèo 12,1% (95.205 hộ), hộ cận nghèo 10,23% (80.464 hộ) năm 2016, đến cuối năm 2020, tỷ lệ đó giảm còn 3,42% (34.161 hộ) và 5,41% (53.990 hộ). Đến cuối năm 2021 tỷ lệ hộ nghèo cả tỉnh còn 2,74% và hộ cận nghèo là 5,09%.

Kỳ họp thứ 6 HĐND tỉnh đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phân bổ vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025.

Xét về khu vực, năm 2020 số hộ nghèo khu vực đồng bằng có 5.454 hộ, chiếm 15,96 %, với tỷ lệ trung bình 0.87%, khu vực miền núi có 28.707 hộ, chiếm 84,04% cả tỉnh, với tỷ lệ trung bình 7,7%, trong đó huyện cao nhất là Kỳ Sơn với 6.915 hộ, tỷ lệ 42,21%. Số hộ cận nghèo khu vực ven đồng bằng là 20.244 hộ, chiếm 3,24% số hộ trong khu vực, khu vực miền núi có 33.746 hộ, chiếm 9,05%.

Những số liệu trên đây cho thấy được sự cố gắng rất lớn trong công tác giảm nghèo của tỉnh Nghệ An trong những năm qua. Tuy nhiên, theo Quyết định 861/QĐ-Ttg ngày 4/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ, Nghệ An vẫn còn 76 xã thuộc khu vực III, 38 thôn bản đặc biệt khó khăn, và theo Quyết định 353/QĐ-Ttg ngày 15/3/2022, tỉnh còn 4 huyện nghèo (Kỳ Sơn, Tương Dương, Quế Phong, Quỳ Châu). Đặc biệt, mặc dù tỷ lệ tương đối thì khá thấp (3,42%), nhưng số lượng hộ nghèo, cận nghèo của Nghệ An đang còn rất lớn (năm 2020 trên 34.100 hộ, so với Hà Giang nơi có tỷ lệ hộ nghèo chiếm 22,29% với 41.476 hộ, hay Kon Tum nơi có tỷ lệ nghèo 10,86% nhưng chỉ có 15.943 hộ). Hơn nữa, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo lại rơi vào phần lớn những khu vực rất khó khăn về cơ sở hạ tầng, về địa hình, về sinh kế,… và số hộ nghèo còn lại cũng thuộc nhóm có điều kiện khó khăn hơn các nhóm trước đã thoát nghèo. Bên cạnh đó, tính bền vững của giảm nghèo trong thời gian qua chưa cao, khi mà tình trạng tái nghèo vẫn còn dễ xảy ra (nhất là khi gặp thiên tai, bệnh tật,…).

Việt Nam đã tiếp cận việc đánh giá thực trạng nghèo theo tiêu chuẩn đa chiều từ năm 2015 và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành chuẩn nghèo tiêu chuẩn đa chiều giai đoạn 2022- 2025 tại Nghị định 07/2021/NĐ-CP ngày27/01/2021. Trong đó khẳng định, hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người/tháng từ 2 triệu đồng trở xuống ở thành thị và từ 1,5 triệu đồng trở xuống ở nông thôn và thiếu hụt 3 chỉ số đo lường thiếu hụt dịch vụ xã hội cơ bản trở lên được coi là hộ nghèo (các dịch vụ xã hội cơ bản gồm: việc làm, y tế, giáo dục, nhà ở, nước sinh hoạt và vệ sinh, thông tin). Như vậy, có thể khẳng định thu nhập của người dân là điều kiện cần, tiên quyết để giảm nghèo và các dịch vụ xã hội là điều kiện đủ. Có thu nhập cao lên sẽ giúp việc người dân tiếp cận các dịch vụ xã hội tốt hơn với sự hỗ trợ của Nhà nước, xã hội và ngược lại.

Những năm qua, với sự quan tâm của Tỉnh ủy và UBND tỉnh, thông qua các Chương trình mục tiêu quốc gia, các chính sách hỗ trợ, sự vào cuộc của cộng đồng xã hội và nỗ lực vươn lên của người dân, sinh kế cũng như thu nhập của Nhân dân trên địa bàn tỉnh nói chung và cả các hộ nghèo đều được cải thiện, nâng lên. Điều đó thể hiện thông qua các chỉ số giảm nghèo hàng năm của tỉnh và thực tế cuộc sống của Nhân dân.

Miền Tây Nghệ An nỗ lực thoát nghèo

Tuy nhiên, để giảm nghèo một cách bền vững và nhằm đáp ứng chuẩn nghèo mới theo tinh thần phát triển bao trùm, không để ai bị bỏ lại phía sau, vấn đề phát triển sinh kế cho người dân nghèo nhằm nâng cao thu nhập, cần đổi mới phương pháp tiếp cận cho phù hợp trong bối cảnh mới:

Trước hết, cần phân loại các hộ nghèo, để xác định rõ nhóm cần bảo trợ xã hội và có chương trình chính sách riêng. Bởi đây là nhóm đối tượng khó tiếp cận sinh kế hơn các nhóm còn lại. Mặc dù hiện nay các ngành chuyên môn cũng như các tổ chức xã hội đã có danh sách, tuy nhiên cần rà soát, tổng hợp lại. Theo kết quả điều tra xã hội học của Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Nghệ An, có đến 27% hộ được khảo sát có thành viên thuộc nhóm đối tượng bảo trợ xã hội.

Thứ hai, cần có cuộc điều tra khảo sát toàn thể các hộ thuộc diện nghèo về điều kiện thực tế của họ về: đất đai, tư liệu sản xuất, lao động, việc làm, năng lực vốn, hoàn cảnh gia đình (những người sống phụ thuộc như con nhỏ, người già, bệnh tật,...), điều kiện kinh tế, xã hội của khu vực sống, nhu cầu sinh kế,... Để từ đó có cơ sở dữ liệu cung cấp cho các đơn vị có chức năng từ tỉnh xuống cơ sở khi đưa ra quyết định hỗ trợ sinh kế cho phù hợp với điều kiện của họ. Tránh tình trạng hỗ trợ cho họ nhưng họ không có điều kiện để thực hiện hoặc không phù hợp với hoàn cảnh. Sớm xây dựng phần mềm cơ sở dữ liệu Hộ nghèo tỉnh Nghệ An để theo dõi, quản lý, phục vụ ra quyết định hỗ trợ sinh kế và các hỗ trợ khác.

Thứ ba, cần chuyển tư duy hỗ trợ sinh kế từ “hàng ngang” sang tư duy “hàng dọc” trong quá trình hỗ trợ sinh kế. Vấn đề này nằm ở chỗ: hỗ trợ phát triển sinh kế cho những ai có đủ điều kiện và có thể thoát nghèo trước để tập trung nguồn lực, mà không dàn trải, dẫn đến lãng phí, hiệu quả thấp. Thực tế cho thấy, hầu hết các dự án hỗ trợ chỉ trong 01 năm và kinh phí chỉ hỗ trợ không quá 15 triệu đồng/hộ do kinh phí thiếu mà diện cần hỗ trợ rộng, nên tỷ lệ thành công không cao. Qua điều tra xã hội học cho thấy, trên 40% số hộ cho rằng, giống cây được hỗ trợ không tạo ra hàng hóa để bán, vì ít sản phẩm thu hoạch, chỉ đủ phục vụ trong gia đình, gần 40% số hộ không duy trì được số giống con được hỗ trợ. Do vậy, rất cần khảo sát điều kiện để chọn số hộ, nhóm hộ để hỗ trợ ở quy mô đủ lớn, phù hợp với sự giúp đỡ của đội ngũ cán bộ kỹ thuật, những người có kinh nghiệm đi trước trong thôn, bản và kết nối với nhau để tạo ra sản phẩm hàng hóa.

Thứ tư, mỗi một xã, thôn, bản cần được tư vấn, hướng dẫn lập một dự án phát triển một đối tượng về cây trồng, hay vật nuôi (trong giai đoạn 3 - 5 năm) bởi các cơ quan chuyên môn (như Khuyến nông) để có chương trình hỗ trợ, trong đó các dự án hỗ trợ sinh kế của các hộ nghèo được tích hợp vào dự án chung này. Có như vậy các hộ nghèo mới được tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật, được cán bộ kỹ thuật hướng dẫn bài bản, thường xuyên. Đồng thời sản lượng cả vùng mới có thể trở thành hàng hóa và mới có đủ điều kiện kêu gọi, kết nối với doanh nghiệp thu mua, chế biến. Hơn nữa, làm như vậy mới giúp cho các hộ nghèo, đối tượng dễ tổn thương tự tin tham gia dự án và được chia sẻ hỗ trợ khi gặp khó khăn. Kết hợp với việc triển khai dự án này với chủ trương “mỗi đảng viên giúp đỡ một hộ nghèo”. Đồng thời với định hướng quy hoạch chung của huyện, xã, thông qua chương trình “Chung tay vì người nghèo” mà tỉnh kêu gọi hàng năm, để kêu gọi, kết nối các doanh nghiệp hỗ trợ các xã, bản thoát nghèo thông qua việc tổ chức sản xuất, thu mua tiêu thụ, chế biến sản phẩm cho bà con. Giao cho các đơn vị sự nghiệp như Trạm dịch vụ kỹ thuật nông nghiệp các huyện chủ trì thực hiện, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các dự án này.

Thứ năm, trên cơ sở các dự án đã nêu trên, cần tổ chức đồng thời kinh phí hỗ trợ của chương trình giảm nghèo với nguồn vốn vay ưu đãi của Ngân hàng chính sách, Ngân hàng thương mại cũng như nguồn hỗ trợ từ các chương trình khác (mô hình khuyến nông, nông thôn mới, xã hội hóa...) để tập trung nguồn lực nâng quy mô dự án của từng hộ nếu đủ điều kiện. Ưu tiên các hộ chấp nhận cơ chế hỗ trợ theo tỷ lệ 50/50 (theo điều tra có 41,5% số được hỏi chấp nhận cơ chế 50/50 nhưng đề nghị nâng mức hỗ trợ lên 30 triệu – 50 triệu đồng/dự án).

Thứ sáu, song song với việc triển khai các dự án, cần thúc đẩy đồng bộ việc hình thành các mô hình Hợp tác xã, tổ hợp tác để kết nối các thành viên là hộ nghèo với các thành viên trong thôn bản và để đại diện kết nối với các doanh nghiệp.

Thứ bảy, thúc đẩy mạnh mẽ phong trào khởi nghiệp ở nông thôn, nhất là khu vực miền Tây Nghệ An, nơi còn rất nhiều dư địa để các bạn trẻ khởi nghiệp. Thông qua hỗ trợ các bạn trẻ khởi nghiệp để hỗ trợ, tác động các dự án phát triển sinh kế của người dân trong vùng. Đây là một giải pháp bền vững, vừa phát triển kinh tế, vừa phát triển sinh kế người dân, vừa là nơi có thể chuyển giao áp dụng tiến bộ kỹ thuật, vừa phát huy được tri thức bản địa. Đồng thời thông qua các doanh nghiệp khởi nghiệp để giúp các Hợp tác xã phát triển thông qua mô hình doanh nghiệp là thành viên của Hợp tác xã, để dẫn dắt hợp tác xã, đồng thời hình thành mô hình sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị.

Vấn đề cuối cùng là nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác đào tạo nghề để nâng cao năng lực tiếp cận việc làm cho người dân, nhất là các bạn trẻ để tham gia vào chương trình xuất khẩu lao động, ứng tuyển vào các nhà máy công nghiệp, tham gia lao động nông nghiệp hay phi nông nghiệp trên địa bàn.

Mô hình nuôi cá lồng trên hồ thủy điện

Phát triển sinh kế tăng thu nhập cho người dân là điều kiện cần và tiên quyết trong quá trình giảm nghèo bền vững. “Phát triển bao trùm, không để ai bị bỏ lại phía sau”, cần được hiểu là trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội phải tạo cơ chế, cơ hội để người dân nghèo được tham gia như là một thành tố trong hệ sinh thái phát triển. Chương trình phát triển sinh kế cho dân nghèo cũng phải nằm trong tổng thể phát triển sinh kế, phát triển kinh tế, xã hội chung của cả cộng đồng dân cư trong thôn, bản, trong xã, thậm chí trong huyện, tỉnh. Tuy nhiên, mỗi hộ gia đình trong cộng đồng có điều kiện, hoàn cảnh cũng như năng lực khác nhau, cho nên hỗ trợ cho cộng đồng phát triển cũng cần có lộ trình, phải phù hợp và không thể cùng thời điểm, cùng cách làm. Vấn đề này đòi hỏi việc triển khai bài bản, kiên trì, đồng bộ ở tất cả các mắt xích của chuỗi giá trị sản phẩm, đặc biệt rất cần sự hỗ trợ của cả hệ thống chính trị cũng như cộng đồng xã hội và doanh nghiệp.

Với sự quyết tâm và vào cuộc của Tỉnh ủy, UBND tỉnh cũng như cấp ủy chính quyền các cấp và toàn xã hội như hiện nay, tin tưởng rằng công cuộc giảm nghèo bền vững của tỉnh Nghệ An sẽ đạt hiệu quả cao, góp phần xây dựng Nghệ An thành tỉnh giàu mạnh trong tương lai gần.

Trần Quốc Thành

Tin liên quan

  • Tăng số lượng cấp ủy trong Thường trực, chuyên trách các ban

    Tăng số lượng cấp ủy trong Thường trực, chuyên trách các ban

    Phát huy hiệu quả công tác phối hợp hoạt động, Thường trực HĐND tỉnh Nghệ An kiến nghị quy định rõ ràng, cụ thể mối quan hệ giữa Thường trực HĐND và lãnh đạo UBND, lãnh đạo các Ban HĐND và lãnh đạo các sở, ngành thuộc UBND; quy định rành mạch, đầy đủ trách nhiệm của UBND trước HĐND với tư cách là cơ quan chấp hành của HĐND…

  • Quan tâm tháo gỡ khó khăn đối với tuyến y tế cơ sở

    Quan tâm tháo gỡ khó khăn đối với tuyến y tế cơ sở

    Y tế cơ sở xã, phường, thị trấn là tuyến gần dân nhất, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho Nhân dân. Tuy nhiên hiện nay, cùng với sự phát triển của xã hội cộng với chính sách thông tuyến khám, chữa bệnh, đồng thời trang thiết bị, nhân lực chưa đáp ứng, dẫn đến tuyến y tế cơ sở chưa thể hiện được vai trò, vị trí của mình. Vấn đề được dư luận quan tâm đặt ra là cần nghiên cứu để đưa ra hướng đi phù hợp cho tuyến y tế cơ sở.

  • Dự án Hồ chứa nước Bản Mồng: Tháo gỡ vướng mắc về điều chỉnh chủ trương đầu tư

    Dự án Hồ chứa nước Bản Mồng: Tháo gỡ vướng mắc về điều chỉnh chủ trương đầu tư

    Dự án Hồ chứa nước Bản Mồng, tỉnh Nghệ An nằm trên địa bàn 2 tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa là dự án thủy lợi nhóm A, được Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư năm 2006, được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phê duyệt dự án đầu tư năm 2009.

  • Bài 3: Nhiệm vụ nhiều, đại biểu chuyên trách ít

    Bài 3: Nhiệm vụ nhiều, đại biểu chuyên trách ít

    Bên cạnh những kết quả đạt được là chủ yếu, những tồn tại, hạn chế trong hoạt động của HĐND các tỉnh, thành phố năm 2022 có nguyên nhân quan trọng từ thực tế: nhiệm vụ HĐND được giao ngày càng nhiều, trong khi số lượng đại biểu chuyên trách lại ít. Một số đại biểu do bận công tác chuyên môn, nhất là đại biểu kiêm nhiệm nên chưa bảo đảm thời gian tham gia.

  • Bài 2: Tăng cường mối liên hệ đại biểu - cử tri

    Bài 2: Tăng cường mối liên hệ đại biểu - cử tri

    Các hội nghị TXCT có sự kết hợp chung của đại biểu HĐND cấp tỉnh, huyện, xã; hoán đổi địa bàn TXCT giữa các đơn vị ứng cử của đại biểu HĐND hoặc tổ chức TXCT theo chuyên đề, mời đại diện UBND, các ngành liên quan cùng dự và trả lời, giải thích ngay những kiến nghị thuộc lĩnh vực phụ trách; TXCT qua các điểm cầu, duy trì và củng cố đường dây tiếp nhận ý kiến cử tri; tổ chức hiệu quả các Chương trình “HĐND với cử tri”; tăng cường giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri...

Thư viện Cử tri gửi ý kiến Gửi đơn KNTC

Trang chủ

Mới nhất

Quê mình xứ nghệ

Video

Thư viện

Gửi Ý kiến
Tải ứng dụng Đại biểu nhân dân Nghệ An
Tải ứng dụng Đại biểu nhân dân Nghệ An