plugin_ckeditor_upload.upload.94c169307098243b.6769c3a16d2073c3a1742e6a7067.jpg

Toàn cảnh buổi làm việc

Qua giám sát cho thấy Sở Khoa học và Công nghệ đã thực hiện tốt việc tập trung trí tuệ của các tổ chức, đội ngũ trí thức khoa học và công nghệ, huy động các cấp, các ngành, các thành phần kinh tế, các tầng lớp nhân dân tham gia ứng dụng các tiến bộ KH&CN vào sản xuất và đời sống. Có 70% số đề tài, dự án có hiệu quả khi triển khai, cao hơn bình quân chung của cả nước (bình quân chung cả nước là 60-65%) . Khoa học và công nghệ đã đóng góp đáng kể trong hỗ trợ, thúc đẩy phát triển một số sản phẩm hàng hóa như chè, lúa, ngô, gà, sữa, trâu, bò; giống thủy sản và các sản phẩm tôm, cá rô phi, cá lóc, các diêu hồng, vược, ngao, cua. Tạo một số mô hình phát triển kinh tế có hiệu quả thông qua đưa giống mới, sản phẩm mới vào sản xuất; đưa kỹ thuật mới trong tưới, bảo vệ thực vật, phân bón; tạo công thức mới trong nông nghiệp như chuyển đổi cơ cấu, mùa vụ và được nhân rộng trong sản xuất, chuyển giao thành công một số kỹ thuật cao, công nghệ cao trong lĩnh vực y tế; công nghệ sinh học.

Phát biểu kết luận buổi làm việc, đồng chí Lô Thị Kim Ngân khẳng định việc hỗ trợ ứng dụng chuyển giao tiến bộ khoa học và công nghệ thực sự quan trọng để thúc đẩy vùng dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Nghệ An phát triển kinh tế - xã hội. Công nghệ thông tin được ứng dụng rộng rãi trong các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và toàn xã hội góp phần quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động lãnh đạo, quản lý, điều hành của các cơ quan và hiệu quả sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Tại vùng dân tộc thiểu số và miền núi của tỉnh đã chuyển giao và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật phù hợp, từng bước giúp nông dân chuyển đổi nhận thức, coi tiến bộ KHCN là nguồn lực thiết thực giúp xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới gắn với cơ chế thị trường, góp phần tăng thu nhập cho người dân địa phương.

Nguyễn Thị Hồng Sáu

Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh