Phát biểu khai mạc tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn, ông Trần Hồng Châu - Chủ tịch HĐND tỉnh nêu rõ: Qua 2 phiên thảo luận, đã có 65 vị đại biểu gửi văn bản chất vấn với 25 nhóm, có 9 ý kiến của cử tri phản ánh thông qua đường dây nóng, có 12 ý kiến của cử tri trực tiếp đến phản ánh tại bộ phận tiếp nhận tiếp nhận ý kiến tại kỳ họp. Những vấn đề liên quan được chuyển đến các tổ đại biểu HĐND tỉnh xử lý, những vấn đề khác sẽ được chuyển tới các cơ quan có thẩm quyền để giải quyết sau kỳ họp. Chủ tịch HĐND tỉnh nhấn mạnh: Để đổi mới công tác giám sát, bắt đầu từ kỳ họp này, HĐND tỉnh sẽ ghi âm toàn bộ quá trình chất vấn, thể chế hóa bằng văn bản để quy trách nhiệm cho các vị đại biểu HĐND, giám sát việc thực hiện lời hứa sau kỳ họp.

Mở đầu phiên chất vấn, ông Nguyễn Hồng Kỳ - Giám đốc Sở GTVT giải trình việc quản lý vận tải khách, hàng hoá trên địa bàn còn bất cập, tai nạn giao thông 6 tháng đầu năm 2013 có xu hướng gia tăng; xe quá tải, quá khổ làm hỏng đường; Tình trạng lấn chiếm hành lang vỉa hè, tình trạng vi phạm trật tự an toàn giao thông chậm được khắc phục. Nguyên nhân, trách nhiệm và giải pháp trong thời gian tới.

Trên địa bàn tỉnh Nghệ An hiện nay có 99 doanh nghiệp kinh doanh vận tải khách theo tuyến cố định, hợp đồng, taxi, xe buýt. Trong số 43 doanh nghiệp vận tải khách của Nghệ An với gần 900 đầu xe thì có 6 HTX với số lượng xe chiếm tới gần 500 chiếc. Riêng trên địa bàn phía Tây Bắc tỉnh Nghệ An số lượng phương tiện vận chuyển hàng hóa trên các tuyến đường bộ gia tăng đột biến, có nhiều đơn vị khai thác khoáng sản, xây dựng công trình thủy điện, hạ tầng cơ sở do đó xe vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng trên địa bàn nhiều, ảnh hưởng đến chất lượng công trình giao thông, đặc biệt trên tuyến QL48, đường tỉnh 545.

Theo ông Nguyễn Hồng Kỳ: Do Bộ Giao thông vận tải, Tổng cục Đường bộ Việt Nam chưa có quy định trách nhiệm chế tài xử lý cũng như các điều kiện ràng buộc giữa cá nhân, tổ chức kinh doanh vận tải hàng hóa với cơ quan quản lý nhà nước, nên chưa quản lý được các phương tiện kinh doanh vận tải hàng hóa trên địa bàn. Bên cạnh đó, sự phối hợp của các lực lượng chức năng chưa chặt chẽ, chưa quyết liệt trong xử lý phương tiện chở quá khổ, quá tải trên các tuyến đường, địa bàn.

Ông Nguyễn Hồng Kỳ cũng đưa ra một số giải pháp khắc phục trong thời gian tới đó là phải xử lý từ gốc, yêu cầu chủ các mỏ khoáng sản, chủ các đơn vị vận chuyển hàng hóa thường xuyên phải ký cam kết, kiên quyết xử lý các phương tiện vận tải hàng hóa thường xuyên vi phạm chở quá tải; Lập các trạm cân lưu động trên các tuyến đường để xử lý xe chở quá tải; Đối với các tuyến đường xã, huy động nhân dân vào cuộc tự quản và có phương án cụ thể nhằm hạn chế các phương tiện quá tải, quá khổ, Duy trì thường xuyên các đoàn kiểm tra liên ngành về xử lý xe quá tải…

Về các giải pháp hạn chế tai nạn giao thông, ông Nguyễn Hồng Kỳ cho biết sẽ đẩy mạnh kiểm tra, đôn đốc các địa phương, đơn vị trên địa bàn toàn tỉnh, kịp thời phát hiện, chấn chỉnh những tồn tại, bất cập trong công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông và vai trò trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan trong thực hiện nhiệm vụ; Tiếp tục triển khai các đoàn liên ngành ra quân tuần tra, kiểm soát và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về trật tự an toàn giao thông, nhất là hoạt động vận tải khách, chở quá khổ, quá tải; Kiện toàn Ban an toàn giao thông các cấp theo hướng nâng cao trách nhiệm, phân công, phân cấp cụ thể và tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa các ngành là thành viên Ban an toàn giao thông.

Gia tăng TNGT do ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ của người dân kém

Bà Đinh Thị An Phong, đại biểu huyện Nghi Lộc chất vấn: Tại sao ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ của người dân ngày càng vi phạm với mức độ nghiêm trọng?

Về câu hỏi này, ông Kỳ giải trình: Vi phạm Luật GT do ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ của người dân kém là nguyên nhân cơ bản dẫn tới gia tăng TNGT. Thời gian qua, Sở GTVT đã phối hợp với Sở Tư pháp để đẩy mạnh công tác tuyên truyền. Tới đây, sẽ có đổi mới, ngoài công tác tuyên truyền, kiểm tra Sở sẽ phối hợp tổ chức ký cam kết văn hóa giao thông tại các khối xóm.

image_upload.file.b35eb60de2f95680.494d475f303030322e4a5047.JPG

Đại biểu HĐND tỉnh chất vấn Giám đốc Sở GTVT

Đại biểu Tăng Tiến Huỳnh, huyện Yên Thành chất vấn việc quy hoạch bến xe khách được UBND tỉnh Nghệ An ban hành từ năm 2007, nhưng đến nay toàn tỉnh vẫn còn 14 huyện chưa có bến xe. Giải pháp để xây dựng các bến xe?

Trả lời câu hỏi này, ông Kỳ cho rằng: việc triển khai xây dựng bến xe tại các huyện đang gặp khó khăn do không kêu gọi được nhà đầu tư, các bến xe tại các huyện chưa thu hút được xe cũng như khách vào bến còn Sở GTVT chỉ có trách nhiệm quản lý Nhà nước chứ không thực hiện việc xây dựng các bến xe?

Chế tài xử lí vi phạm trong kinh doanh vận tải hàng hoá? Bà Vũ Thị Thanh Hương, đại biểu huyện Tân Kỳ nêu câu hỏi: Bộ Giao thông vận tải, Tổng cục Đường bộ Việt Nam chưa có quy định trách nhiệm chế tài xử lý cũng như các điều kiện ràng buộc giữa cá nhân, tổ chức kinh doanh vận tải hàng hóa với cơ quan quản lý nhà nước, nên chưa quản lý được các phương tiện kinh doanh vận tải hàng hóa trên địa bàn, vậy Sở đã có trách nhiệm tham mưu với UBND tỉnh về các giải pháp xử lý như thế nào? Với vai trò thường trực, ủy ban ATGT tỉnh Nghệ An đã có tham mưu giải pháp khắc phục như thế nào?

Ông Nguyễn Hồng Kỳ giải trình: Mới đây, Bộ GTVT cũng đã nhận trách nhiệm trong việc quản lý lỏng leo kinh doanh vận tải hàng hóa. Đây là cuộc chiến đấu rất khó khăn, Sở GTVT cũng xin nhận trách nhiệm vì đã để xảy ra tình trạng này. Về các giải pháp khắc phục thời gian tới, ngành GTVT đã động viên các doanh nghiệp thực hiện đúng quy định, cam kết không vi phạm, phối hợp với báo chí để đưa thông tin các doanh nghiêp vi phạm. Theo luật, việc hạ tải còn nhiều bất cập, chưa có bến bãi. Sở đang kiến nghị lên Bộ GTVT triển khai các giải pháp mạnh để khắc phục.

Về Dự án đoạn Quốc lộ 1 qua địa bàn xã Nghi Liên dài 4km khi nào sẽ tiếp tục được thi công, Giám đốc Sở GTVT giải trình, dự án này do Sở GTVT làm chủ đầu tư, tuy nhiên, theo Quyết định của TTCP những đoạn đường nào có đường tránh thì tạm dừng thi công do nguồn vốn eo hẹp, hiện nay, Sở đang trình Bộ GTVT để tiếp tục thi công, còn dự án làm cầu vượt đường sắt sẽ triển khai trong năm nay.

Bà Thái Thị An Chung đặt câu hỏi: 6 tháng đầu năm TNGT gia tăng, trong đó tỷ lệ nam giới chiếm phần lớn. Giải pháp nào để giải quyết dứt điểm tình trạng người điều khiển phương tiện uống rượu bia khi tham gia giao thông?

Theo ông Kỳ, việc khắc phục tình trạng này phải có giải pháp đồng bộ, ngoài trách nhiệm của ngành GT trong việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thì các cơ quan, xí nghiêp phải có quy định riêng về việc uống rượu bia trong giờ làm việc.

Khó xử lý xe quá tải vì lái xe đối phó tinh vi

Theo giải trình của Giám đốc Sở GTVT Nguyễn Hồng Kỳ, cho thấy: trong 6 tháng đầu năm 2013, trên địa bàn tỉnh Nghệ An đã xảy ra 171 vụ tai nạn giao thông đường bộ, đường sắt làm 120 người tử vong, và 149 người bị thương, Trong đó, 105 vụ để lại hậu quả ở mức độ từ nghiêm trọng đến đặc biệt nghiệm trọng. Có nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chính là: Do lỗi của người điều khiển phương tiện. Vấn đề lấn chiếmhành lang ATGT, ông Kỳ cho rằngUBND cấp huyện, cấp xãchưa thực hiện đúng chỉ đạo của Chính phủ là "Chủ tịch UBND các huyện phải chịu trách nhiệm về việc cưỡng chế, phá dỡ các công trình xây dựng trái phép trên hành lang đường quốc lộ"; đồng thời UBND cấp xã và cấp huyện chưa thực hiện đúng trách nhiệm về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

Về thực trạng báo động chở quá khổ, quá tải làm hư hỏng công trình giao thông, ảnh hưởng đến đời sống nhân dân và tiềm ẩn gây tai nạn giao thông. Ông Nguyễn Hồng Kỳ cho rằng, để xử lý vấn đề này gặp nhiều khó khăn do lái xe tìm nhiều cách đối phó tinh vi, còn lực lượng chức năng chưa có phương tiện hạ tải, bến bãi tạm giữ phương tiện, các trạm cân, chốt kiểm tra cố định, chế tài xử phạt chưa đủ sức răn đe; có những lúc lực lượng chức năng chưa thực sự kiên quyết, còn buông lỏng. Đưa ra các giải pháp cho thời gian tới, ông Kỳ nhấn mạnh: Trước hết phải tăng cường phổ biến, tuyên truyền, giáo dục Luật giao thông đường bộ và các văn bản hướng dẫn dưới Luật một cách sâu rộng để mọi tổ chức, cá nhân hiểu và thực hiện. Song hành với là triển khai nghiêm túc các quy định quản lý hoạt động vận tải. Thời gian qua, Sở cũng đã tham mưu UBND tỉnh ban hành quyết định hạn chế một số tuyến đường đối với các phương tiện xe tải trên 2 tấn, trên 10 tấn và một số loại xe khách từ 16 chỗ trở lên tại thành phố Vinh; Cơ chế hỗ trợ đầu tư xây dựng bến bãi vận tải trên địa bàn tỉnh Nghệ An nhằm thu hút các nhà đầu tư trong công tác xây dựng bến bãi tại các địa phương. Tham mưu để cắm biển cấm xe khách trên một số tuyến đường của thành phố Vinh;phối hợp tham mưu xây dựng quy hoạch các điểm dừng nghỉ trên tuyến quốc lộ hợp lý để lái xe có điều kiện nghi ngơi, kiểm tra phương tiện. Về phía trách nhiệm của ngành Giao thông – Vận tải cũngtăng cường kiểm tra thiết bị giám sát hành trình, kiên quyết xử lý theo quy định đối với phương tiện và người lái vi phạm thông qua thiết bị giám sát hành trình ghi lại. Chỉ đạo các đơn vị kinh doanh vận tải trên địa bàn trong việc tăng cường công tác quản lý đối với đội ngũ lái xe, nhân viên phục vụ trên xe….

Phần chất vấn và trả lời chất vấn đối với Giám đốc Sở GT – VT có 12 đại biểu chất vấn nêu lên những vấn đề băn khoăn xung quanh các nội dung liên quan giải trình của ông Kỳ. Đại biểu Đinh Thị An Phong (Nghi Lộc) nêu: Nguyên nhân nào dẫn tới ý thức chấp hành không nghiêm, thậm chí xem thường pháp luật và người thi hành công vụ của một số đối tượng tham gia giao thông? Trả lời vấn đè này, ông Kỳ khẳng định đó là vấn đề liên quan đến công tác tuyên truyền hiệu quả chưa cao. Vấn đề này có một phần trách nhiệm của ngành GTVT. Luật giao thông hiện nay đã đưa vào trường học nhưng đối với nhiều người trong xã hội nhận thức còn hạn chế. Về vấn đề đạibiểu Lê Thị Nhan(Diễn Châu) nêu xử lý vi phạm lấn chiếm lòng lề đường, hành lang an toàn giao thông “bắt cóc bỏ đĩa”, ông Nguyễn Hồng Kỳ cho rằng: Nghị định 11-NĐ/CP của Chính phủ quy định rõ về quản lý bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và hành lang ATGT là trách nhiệm của UBND cấp huyện trực tiếp quản lý, bảo vệ hệ thống đường bộ trên địa bàn cũng như xử lý trường hợp lấn chiếm và tái lấn chiếm an toàn đường bộ thuộc địa bàn quản lý… Ban Thanh tra giao thông chỉ có trách nhiệm thanh tra và phát hiện vi phạm, sau đó báo với chính quyền địa phương để phối hợp xử lý, giải tỏa. Quy định là vậy song có những trường hợp đã báo với chính quyền địa phương nhưng việc phối hợp chưa nhịp nhàng nên hiệu quả chưa cao, nhất là sau xử lý vi phạm. Trách nhiệm chính trong đảm bảo hành lang ATGT là chính quyền địa phương. Vấn đề này, ngành GTVT sẽ tiếp tục phối hợp với địa phương để xử lý. Ông Nguyễn Hồng Kỳ cũng đã trả lời thẳng thắn vấn đề đại biểu Vũ Thị Thanh Hương (Tân Kỳ) quan tâm về giải pháp cho công tác quản lý các phương tiện tham gia kinh doanh vận tải trên địa bàn Nghệ An? Theo ông Kỳ, để xử lý loại vi phạm này, ngành cũng đã chủ động làm việc với 120 doanh nghiệp kinh doanh vận tải trên địa bàn. Tại cuộc họp này, các doanh nghiệp cũng đã thừa nhận việc chở quá tải quá khổ và chở khánh quá quy định thời gian qua. Ngành Giao thông cũng rất mong muốn báo chí, truyền hình đồng hành để cùng tuyên truyền, xử lý vấn đề này. Sở Giao thông - Vận tải đã có văn bản kiến nghị Chính phủ Bộ GTVT dụng áp một số giải pháp mạnh để giải quyết vấn đề trên. Hội đồng nhân dân tỉnh yêu cầu Giám đốc Sở Giao thông – Vận tải ở có trách nhiệm báo cáo kết quả thực hiện lời hứa tại kỳ họp HĐND tỉnh tiếp theo./.

MH.NM