Dự án Hồ chứa nước Bản Mồng: Tháo gỡ vướng mắc về điều chỉnh chủ trương đầu tư

Dự án Hồ chứa nước Bản Mồng, tỉnh Nghệ An nằm trên địa bàn 2 tỉnh Nghệ An và Thanh Hóa là dự án thủy lợi nhóm A, được Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư năm 2006, được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) phê duyệt dự án đầu tư năm 2009.

Các hạng mục chính của công trình tại tỉnh Nghệ An và một phần lòng hồ tại huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa. Hồ chứa nước Bản Mồng có dung tích chứa là 225 triệu m3, với mục tiêu góp phần giải quyết 1/3 nhu cầu thiếu nước của tỉnh Nghệ An và nam Thanh Hóa, sẽ cấp nước tưới cho 18.871ha cây trồng ven sông Hiếu; cấp nước cho sản xuất công nghiệp, dân sinh; bổ sung nước về mùa kiệt cho sông Cả, cắt giảm lũ cho hạ du sông Hiếu; đồng thời kết hợp phát điện với công suất 45MW.

Phối ảnh dự án Hồ chứa nước Bản Mồng. Ảnh: internet

Theo báo cáo của Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường trình Quốc hội về kết quả giám sát việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 135/2020/QH14, ngày 17/11/2020 của Quốc hội về chuyển mục đích sử dụng rừng để thực hiện Dự án Hồ chứa nước Bản Mồng, đây là dự án quan trọng quốc gia, có vai trò quan trọng trong phát triển KT-XH của tỉnh Nghệ An và tỉnh Thanh Hóa. Dự án có thời gian thực hiện kéo dài, trên 14 năm do khó khăn về bố trí vốn. Từ năm 2021 đến nay chưa bố trí vốn để hoàn thành các mục tiêu của Dự án. Nguyên nhân do vướng mắc về xác định thẩm quyền quyết định điều chỉnh Dự án. Tại thời điểm Dự án được Thủ tướng cho phép đầu tư và được Bộ NN&PTNT phê duyệt Dự án đầu tư thì Luật đầu tư công chưa được ban hành. Tuy nhiên, đến khi Quốc hội ban hành Luật Đầu tư công năm 2013 (Điều 106) và Luật Đầu tư công năm 2019 (Điều 101) quy định chuyển tiếp cũng không có quy định thẩm quyền quyết định điều chỉnh bổ sung kinh phí đối với trường hợp của Dự án này. Cụ thể Luật đầu tư công chỉ quy định chuyển tiếp đối với Dự án có quyết định chủ trương đầu tư của Thủ tướng Chính phủ, trong khi Dự án được triển khai trước khi Luật Đầu tư công có hiệu lực chỉ có văn bản cho phép đầu tư của Thủ tướng Chính phủ.

Đến nay, dự án đã hoàn thành 98% hạng mục xây dựng công trình, chỉ chờ giải phóng mặt bằng lòng hồ là chặn dòng, tích nước, phát huy hiệu quả Dự án. Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường đã đề nghị Chính phủ khẩn trương chỉ đạo tháo gỡ khó khăn và báo cáo Quốc hội về việc xác định thẩm quyền quyết định điều chỉnh bổ sung kinh phí đối với Dự án này.

Qua nhiều lần tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội, cử tri đã kiến nghị Quốc hội, Chính phủ chỉ đạo tháo gỡ khó khăn để sớm hoàn thành dự án. Tại phiên thảo luận tại Hội trường kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV, đại biểu Quốc hội Trần Đức Thuận (đại biểu Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An) đã phát biểu thảo luận, tiếp tục kiến nghị Chính phủ khẩn trương tháo gỡ khó khăn, xác định thẩm quyền phê duyệt điều chỉnh bổ sung kinh phí dự án, sớm bố trí nguồn vốn để tiếp tục thi công, hoàn thiện dự án, nhằm hạn chế tình trạng lãng phí tài sản nhà nước và khó khăn của nhân dân sống trong vùng dự án.

Đại biểu Quốc hội Trần Đức Thuận phát biểu thảo luận tại Hội trường kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XV kiến nghị tháo gỡ khó khăn cho Dự án Hồ chứa nước Bản Mồng

Thực hiện phân công của Thủ tướng Chính phủ, ngày 08/3/2023, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã chủ trì cuộc họp về xử lý vướng mắc trong việc điều chỉnh chủ trương đầu tư, điều chỉnh quyết định đầu tư dự án Hồ chứa nước Bản Mồng. Ngày 14/3/2023, Văn phòng Chính phủ đã ban hành Thông báo số 73/TB-VPCP về kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái tại cuộc họp. Trên cơ sở kết quả cuộc họp đã được các đại biểu thống nhất về việc dự án không thuộc đối tượng chuyển tiếp được quy định tại Điều 106 Luật Đầu tư công năm 2014 và điều 101 Luật Đầu tư công năm 2019. Việc áp dụng pháp luật đối với việc điều chỉnh dự án này phải thực hiện theo quy định tại khoản 1 điều 156 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định “hành vi xảy ra tại thời điểm nào thì áp dụng văn bản quy phạm đang có hiệu lực tại thời điểm đó”. Do vậy, việc điều chỉnh dự án trong thời điểm hiện nay phải thực hiện theo đúng quy định của Luật Đầu tư công năm 2019, thẩm quyền điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án là thuộc Thủ tướng Chính phủ, thẩm quyền điều chỉnh quyết định đầu tư dự án thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Tại Thông báo số 73/TB-VPCP đã đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn khẩn trương hoàn thiện hồ sơ đề nghị điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án, trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định theo đúng quy định của pháp luật về đầu tư công trước ngày 31/3/2023.

Thảo Nguyên

Tin liên quan

  • Tăng số lượng cấp ủy trong Thường trực, chuyên trách các ban

    Tăng số lượng cấp ủy trong Thường trực, chuyên trách các ban

    Phát huy hiệu quả công tác phối hợp hoạt động, Thường trực HĐND tỉnh Nghệ An kiến nghị quy định rõ ràng, cụ thể mối quan hệ giữa Thường trực HĐND và lãnh đạo UBND, lãnh đạo các Ban HĐND và lãnh đạo các sở, ngành thuộc UBND; quy định rành mạch, đầy đủ trách nhiệm của UBND trước HĐND với tư cách là cơ quan chấp hành của HĐND…

  • Quan tâm tháo gỡ khó khăn đối với tuyến y tế cơ sở

    Quan tâm tháo gỡ khó khăn đối với tuyến y tế cơ sở

    Y tế cơ sở xã, phường, thị trấn là tuyến gần dân nhất, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho Nhân dân. Tuy nhiên hiện nay, cùng với sự phát triển của xã hội cộng với chính sách thông tuyến khám, chữa bệnh, đồng thời trang thiết bị, nhân lực chưa đáp ứng, dẫn đến tuyến y tế cơ sở chưa thể hiện được vai trò, vị trí của mình. Vấn đề được dư luận quan tâm đặt ra là cần nghiên cứu để đưa ra hướng đi phù hợp cho tuyến y tế cơ sở.

  • Đổi mới phương pháp tiếp cận phát triển sinh kế trong chương trình giảm nghèo bền vững

    Đổi mới phương pháp tiếp cận phát triển sinh kế trong chương trình giảm nghèo bền vững

    Công tác giảm nghèo bền vững được Đảng và Nhà nước ta xác định là chủ trương lớn, quan trọng, nhất quán, xuyên suốt trong quá trình thực hiện công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng xác định mục tiêu giảm nghèo đa chiều hàng năm duy trì ở mức 1- 1,5%, để đến năm 2030 cơ bản không còn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn.

  • Bài 3: Nhiệm vụ nhiều, đại biểu chuyên trách ít

    Bài 3: Nhiệm vụ nhiều, đại biểu chuyên trách ít

    Bên cạnh những kết quả đạt được là chủ yếu, những tồn tại, hạn chế trong hoạt động của HĐND các tỉnh, thành phố năm 2022 có nguyên nhân quan trọng từ thực tế: nhiệm vụ HĐND được giao ngày càng nhiều, trong khi số lượng đại biểu chuyên trách lại ít. Một số đại biểu do bận công tác chuyên môn, nhất là đại biểu kiêm nhiệm nên chưa bảo đảm thời gian tham gia.

  • Bài 2: Tăng cường mối liên hệ đại biểu - cử tri

    Bài 2: Tăng cường mối liên hệ đại biểu - cử tri

    Các hội nghị TXCT có sự kết hợp chung của đại biểu HĐND cấp tỉnh, huyện, xã; hoán đổi địa bàn TXCT giữa các đơn vị ứng cử của đại biểu HĐND hoặc tổ chức TXCT theo chuyên đề, mời đại diện UBND, các ngành liên quan cùng dự và trả lời, giải thích ngay những kiến nghị thuộc lĩnh vực phụ trách; TXCT qua các điểm cầu, duy trì và củng cố đường dây tiếp nhận ý kiến cử tri; tổ chức hiệu quả các Chương trình “HĐND với cử tri”; tăng cường giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri...

Thư viện Cử tri gửi ý kiến Gửi đơn KNTC

Trang chủ

Mới nhất

Quê mình xứ nghệ

Video

Thư viện

Gửi Ý kiến
Tải ứng dụng Đại biểu nhân dân Nghệ An
Tải ứng dụng Đại biểu nhân dân Nghệ An