plugin_ckeditor_upload.upload.87e9601cb2e62e0b.43c3a16320c49042207468e1baa36f206c75e1baad6e2074e1baa1692074e1bb9520352e6a7067.jpg

Các đại biểu thảo luận tại tổ 5 (Ảnh: Hồ Long)

Thảo luận tại tổ 5 (gồm đại biểu Quốc hội ở Trung ương thuộc Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An, Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Quảng Ngãi, Tây Ninh, Bình Thuận), đối với dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi) các đại biểu nhấn mạnh quan điểm xây dựng luật là cần nhìn nhận điện ảnh dưới góc độ vừa là ngành nghệ thuật sáng tạo, vừa là ngành kinh tế; đặt ngành công nghiệp điện ảnh trong tổng hòa mối quan hệ với nhiều ngành nghề khác và trong môi trường công nghệ số; Luật cần bao quát toàn diện các vấn đề liên quan đến điện ảnh; khắc phục tình trạng “luật khung”, “luật ống”; bảo đảm phù hợp, đồng bộ, khả thi; các đại biểu cũng cho rằng, trong quản lý nhà nước phải tạo không gian sáng tạo cho điện ảnh, vừa có tác phẩm tốt phục vụ Nhân dân, vừa bảo đảm tính thị trường, vừa bảo đảm tính định hướng chính trị.

plugin_ckeditor_upload.upload.8bcb89a379e6c3d1.31312e6a7067.jpg

Đại biểu Hoàng Minh Hiếu phát biểu về dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi) (Ảnh: Hồ Long)

Liên quan đến vấn đề tiền kiểm và hậu kiểm nội dung phim, đại biểu Hoàng Minh Hiếu (đoàn ĐBQH Nghệ An) cho rằng cần được tiến hành đồng bộ chứ không thể cho phép phim phát hành trên mạng Internet thì được hậu kiểm, phim chiếu rạp thì tiền kiểm vì trên thực tế có những bộ phim khi phát hành trên mạng Internet đã xảy ra những sai sót, xuyên tạc về lịch sử nghiêm trọng.

Cùng tham gia thảo luận về dự án Luật Điện ảnh (sửa đổi), đại biểu Đặng Xuân Phương ( đoàn ĐBQH Nghệ An) nêu vấn đề về cấp phép phân loại phim, trong đó có nội dung cho phép UBND cấp tỉnh được cấp phép cho thể loại phim tài liệu, theo đồng chí vấn đề này cần cân nhắc, thận trọng bởi đây là một thể loại đặc thù trong khi năng lực thẩm định của từng địa phương rất khác nhau.

Đối với dự án Luật Thi đua khen thưởng (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội cho rằng, quan điểm xuyên suốt trong dự thảo Luật là phải bảo đảm mối quan hệ giữa thi đua và khen thưởng, vừa thể hiện kết quả của thi đua là cơ sở để khen thưởng và ngược lại, khen thưởng để thúc đẩy phong trào thi đua, song vẫn thể hiện thi đua và khen thưởng là hai phạm trù có sự độc lập tương đối với nhau về tính chất, phạm vi và nguyên tắc, đồng thời, không phải mọi khen thưởng đều xuất phát trực tiếp từ thi đua (khen đột xuất, khen thưởng quá trình cống hiến, khen thưởng theo niên hạn, khen đối ngoại)

Đại biểu Đỗ Văn Chiến (đoàn ĐBQH Nghệ An) đã đóng góp ý kiến về Luật Thi đua khen thưởng. Đại biểu cho rằng, việc xây dựng khối đại đoàn kết là trách nhiệm và đóng góp của toàn dân tộc trong đó hai nhóm tương đối đặc thù là đồng bào tôn giáo và đồng bào dân tộc thiểu số, tuy nhiên trong dự án Luật chỉ đề cập đối với đồng bào tôn giáo, còn đồng bào dân tộc thiểu số và nhiều đối tượng khác thì chưa đề cập đến. Đại biểu cũng đề xuất, nên quy định ngắn gọn là “Huân chương đoàn kết tặng cho cá nhân có công lao to lớn cho sự nghiệp đoàn kết dân tộc” còn cá nhân ở liĩnh vựa nào thì đều xét tặng.

plugin_ckeditor_upload.upload.b66bd3ee3f3d73dd.333333332e6a7067.jpg

Đại biểu Đỗ Văn Chiến phát biểu về dự án Luật Thi đua khen thưởng (sửa đổi) (Hình ảnh cắt từ video)

Cũng liên quan đến dự án Luật này, đại biểu Quốc hội Đỗ Văn Chiến lưu ý, gốc của khen thưởng là thi đua, tuy nhiên, hiện nay khen thưởng vẫn là chính mà thi đua chưa được quan tâm, cho nên rất cần khắc phục tình trạng này.

Cũng tại phiên thảo luận tổ, các đại biểu đã đóng góp nhiều nội dung quan trọng khác.

Buổi chiều, Quốc hội sẽ nghe Báo cáo công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật năm 2021; các báo cáo công tác năm 2021 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Báo cáo về công tác thi hành án năm 2021; Báo cáo thẩm tra các báo cáo về công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật, công tác thi hành án năm 2021; Báo cáo của Chính phủ và Báo cáo thẩm tra của Quốc hội về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2021; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết về tổ chức phiên tòa trực tuyến. Sau đó, Quốc hội thảo luận trực tuyến về: các báo cáo công tác của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; công tác thi hành án; công tác phòng, chống tham nhũng năm 2021; dự thảo Nghị quyết về tổ chức phiên tòa trực tuyến./.

Hoàng Hoa

Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh

(Tổng hợp)