Để 5 ngày thẩm tra “ngắn” nhưng vẫn bảo đảm chất lượng, ngoài thực hiện nghiêm quy trình, thủ tục thẩm tra, tham gia ngay từ đầu cùng cơ quan soạn thảo, các Ban HĐND cần xây dựng kế hoạch khảo sát, làm việc cụ thể, có thể lồng ghép lấy ý kiến cử tri, đối tượng tác động của dự thảo nghị quyết. Đối với những vấn đề còn ý kiến khác nhau, có thể thực hiện điều tra xã hội học để đánh giá hoặc xin ý kiến chuyên gia để có thêm thông tin. Thời gian ngắn, hồ sơ gửi chậm

Báo cáo thẩm tra của các Ban HĐND là một “kênh thông tin” quan trọng đáng tin cậy để đại biểu HĐND xem xét, thảo luận trước khi quyết định thông qua nghị quyết, khẳng định này hoàn toàn chính xác. “Qua hai nhiệm kỳ tham gia đại biểu HĐND cấp huyện, trước kỳ họp, ngoài các báo cáo của UBND và các ngành trình, tôi mong muốn được tiếp cận nhất chính là báo cáo thẩm tra của các Ban HĐND. Nhờ có lãnh đạo Ban chuyên trách nên chất lượng thẩm tra của các Ban HĐND ngày càng chuyên nghiệp hơn, điều dễ nhận thấy là nhờ sự chú trọng, vào cuộc ngay từ sớm nên việc thẩm tra của các Ban đã phát hiện những vấn đề chưa phù hợp, giúp đại biểu tập trung thảo luận và quyết định đúng” - đại biểu HĐND thị xã Hồng Lĩnh, Hà Tĩnh Khóa V, VI Nguyễn Thị Thắm cho biết.

Ban%20Kinh%20t%E1%BA%BF%20-%20Ng%C3%A2n%20s%C3%A1ch%20H%C4%90ND%20t%E1%BB%89nh%20Qu%E1%BA%A3ng%20Ninh%20kh%E1%BA%A3o%20s%C3%A1t%20ph%E1%BB%A5c%20v%E1%BB%A5%20c%C3%B4ng%20t%C3%A1c%20th%E1%BA%A9m%20tra%20c%C3%A1c%20t%E1%BB%9D%20tr%C3%ACnh,%20d%E1%BB%B1%20th%E1%BA%A3o%20ngh%E1%BB%8B%20quy%E1%BA%BFt%20tr%C3%ACnh%20t%E1%BA%A1i%20K%E1%BB%B3%20h%E1%BB%8Dp%20th%E1%BB%A9%204,%20H%C4%90ND%20t%E1%BB%89nh%20Kh%C3%B3a%20XIV%20-%20%E1%BA%A2NH%20H%E1%BA%A2I%20H%C3%80.jpg
Ban Kinh tế - Ngân sách HĐND tỉnh Quảng Ninh khảo sát phục vụ công tác thẩm tra các tờ trình, dự thảo nghị quyết trình tại Kỳ họp thứ 4, HĐND tỉnh Khóa XIV Ảnh: Hải Hà

Tuy nhiên, quá trình thẩm tra của các Ban HĐND hiện nay ở khá nhiều địa phương đang vấp phải tình trạng chung, đó là: Thời gian thẩm tra quá ngắn; cơ quan trình (thường là UBND) gửi hồ sơ chậm hoặc thiếu do cấp ủy chưa sắp xếp cho ý kiến). Đó là chưa kể đến các Ban của HĐND, nhất là cấp huyện phần lớn kiêm nhiệm, cấp xã thì kiêm nhiệm nên trách nhiệm thẩm tra chính đè nặng lên vai thành viên chuyên trách; quy định về việc thuê chuyên gia tư vấn cho Ban của HĐND trong thẩm tra, giám sát chưa rõ ràng…

Theo chia sẻ của nhiều đại biểu, không hiểu rõ, nắm chắc thì rất khó cho Ban khi đánh giá, chỉ rõ quan điểm và đề xuất phương án xử lý đối với những nội dung còn ý kiến khác nhau bởi có những quy định của Luật, văn bản dưới luật có khi còn chồng chéo; ngành chuyên môn có lý riêng của họ và kênh HĐND có lập luận riêng. Điều này dẫn tới một số dự thảo nghị quyết khi thẩm tra Ban cũng khá lúng túng, nhất là các nội dung về tài chính - ngân sách, đầu tư công.

Không chỉ tham gia ngay từ đầu

Làm sao để 5 ngày thẩm tra ngắn ngủi nhưng vẫn bảo đảm chất lượng là vấn đề được bàn đến khá nhiều, nhất là ở HĐND cấp tỉnh. Theo đó, ngoài thực hiện nghiêm quy trình, thủ tục thẩm tra các dự thảo nghị quyết, đặc biệt đối với các nghị quyết quy phạm pháp luật đã được quy định tại Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, cần kiên quyết không đưa vào chương trình kỳ họp những nghị quyết có hồ sơ được gửi đến Thường trực HĐND tỉnh sau thời gian quy định (15 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp) hoặc những nội dung đề xuất bổ sung vào chương trình kỳ họp nhưng không bảo đảm thời gian thực hiện đủ các thủ tục theo quy định pháp luật.

Đặc biệt, các Ban của HĐND tỉnh phải chủ động, tham gia ngay từ sớm, từ xa trong công tác thẩm tra, như: Tham dự các phiên họp của UBND tỉnh thảo luận về các báo cáo, đề án, tờ trình, dự thảo nghị quyết sẽ trình tại kỳ họp HĐND tỉnh; chủ động liên hệ và yêu cầu UBND tỉnh và các cơ quan liên quan gửi báo cáo, đề án, tờ trình, dự thảo nghị quyết kèm theo các hồ sơ, tài liệu liên quan để Ban triển khai các hoạt động thẩm tra, nghiên cứu tài liệu phục vụ cho công tác thẩm tra. Ngoài tham gia ngay từ đầu cùng cơ quan soạn thảo, các Ban HĐND cần xây dựng kế hoạch khảo sát, làm việc cụ thể gửi cơ quan trình và các đơn vị liên quan, có thể lồng ghép lấy ý kiến cử tri, đối tượng tác động của dự thảo nghị quyết để khẳng định rõ hơn căn cứ thực tiễn cơ quan trình đã nêu; đối với những vấn đề còn ý kiến khác nhau có thể thực hiện điều tra xã hội học để đánh giá hoặc xin ý kiến chuyên gia để có thêm thông tin.

Tiếp đó là phải tôn trọng ý kiến thẩm tra của tập thể Ban, nhất là trong trường hợp ý kiến đó hợp lý, hợp pháp nhưng trái với chỉ đạo của cấp ủy. Đây là vấn đề khá nhạy cảm trong quá trình thẩm tra mà một số địa phương mắc phải, đó là cấp ủy cho ý kiến thế này nhưng qua thẩm tra của các Ban lại cho kết quả khác bởi các lý do cụ thể để thuyết phục HĐND bằng các quy định của luật cũng như thực tiễn của địa phương. Trong trường hợp này, Thường trực HĐND cần xem xét, xử lý linh hoạt, hài hòa vừa phát huy thẩm quyền của các Ban để vừa bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, vừa bảo đảm theo đúng quy định của pháp luật.

Khắc phục bất cập này, có địa phương như Bình Định, Thường trực Tỉnh ủy đã chỉ đạo Đảng đoàn HĐND tỉnh phân công Ủy viên Đảng đoàn (là Trưởng các Ban của HĐND tỉnh) thẩm tra trước để kịp thời báo cáo với Thường trực Tỉnh ủy, Bí thư Đảng đoàn HĐND tỉnh những nội dung còn ý kiến khác nhau (hoặc những nội dung chưa phù hợp với quy định của pháp luật) qua khảo sát, thẩm tra.

BÌNH NGUYÊN - PHƯƠNG NGUYÊN