mceu_94768834611685102274924-1685165134684.jpg
Cần sớm ban hành chính sách hỗ trợ lao động trước làn sóng mất việc, giảm giờ làm. Nguồn: ITN

Số liệu thống kê cho thấy, từ tháng 9.2022 đến tháng 3.2023, đã có 560.000 người lao động bị ảnh hưởng bởi việc cắt giảm đơn hàng. Trong đó, có đến 55.000 lao động ra khỏi khu vực lao động (chấm dứt hợp đồng).

Đối với người lao động, cắt giảm công việc đồng nghĩa với khó khăn chồng chất khó khăn. Nhiều người chỉ cố gắng "cầm cự" với đồng lương ít ỏi. Còn số bị ngừng việc thì phải tìm một công việc mới, có thể là xe ôm, phụ hồ...

Chính vì vậy, Văn phòng Chính phủ vừa ban hành văn bản 3794/VPCP-KGVX ngày 26.5.2023 gửi Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội về việc xử lý thông tin báo nêu về lao động bị ảnh hưởng từ việc cắt giảm đơn hàng.

Để xây dựng các chính sách hỗ trợ người lao động một cách bền vững, lâu dài theo bà Trần Thị Thanh Hà - Trưởng Ban Quan hệ lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, chính quyền địa phương cần có những biện pháp hỗ trợ cho doanh nghiệp như giãn nợ thuế, ưu đãi thuế... Bên cạnh đó là các chính sách về tín dụng cho doanh nghiệp cũng như người lao động.