Đoàn chủ tịch kỳ họp gồm có Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ; Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn; các Phó Chủ tịch Quốc hội: Nguyễn Khắc Định, Nguyễn Đức Hải, Trần Quang Phương.

Tại điểm cầu Nghệ An có các đồng chí Thái Thanh Quý, Uỷ viên ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, Chủ tịch HĐND tỉnh (chủ trì); Thái Thị An Chung, Uỷ viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, các vị đại biểu Quốc hội đang cư trú, công tác tại Nghệ An. Cùng tham dự cuộc họp, có các đồng chí Nguyễn Nam Đình - Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Nguyễn Như Khôi - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; Lê Ngọc Hoa - Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo các Ban HĐND tỉnh và đại diện lãnh đạo một số sở, ngành cấp tỉnh.

plugin_ckeditor_upload.upload.af86aebacfc91ad6.322e6a7067.jpg

Đại biểu Đoàn đại biểu Quốc hội Nghệ An thực hiện nghi lễ chào cờ cùng với điểm cầu chính tại Nhà Quốc hội và 61 điểm cầu các tỉnh, thành. Ảnh: Thành Duy

Đúng 9 giờ sáng, Quốc hội đã khai mạc trọng thể kỳ họp và các đại biểu Quốc hội làm lễ mặc niệm đồng bào tử vong, cán bộ chiến sĩ hy sinh do dịch Covid-19.

Phát biểu khai mạc kỳ họp, đồng chí Vương Đình Huệ - Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh: Kỳ họp thứ hai Quốc hội khóa XV diễn ra trong bối cảnh đất nước gặp những khó khăn, thách thức mới gay gắt hơn. Bên cạnh bị tác động, chi phối của nền kinh tế toàn cầu thì dịch Covid-19 bùng phát lần thứ tư với biến chủng mới, lây lan rất nhanh và nguy hiểm hơn, diễn biến phức tạp, khó kiểm soát đã tác động tiêu cực đến nhiều lĩnh vực, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất kinh doanh, sinh kế và đời sống nhân dân; đồng thời làm nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp về tâm ký, tâm trạng xã hội, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội.

Trước những thách thức và chồng chất khó khăn, phát huy truyền thống đại đoàn kết toàn dân tộc, sự đồng lòng, vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị, nhất là hệ thống chính trị ở cơ sở; dưới sự lãnh đạo sát sao của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư; sự đồng hành, chủ động, linh hoạt của Quốc hội; sự điều hành quyết liệt của Chính phủ; sự nỗ lực của các cấp, các ngành, địa phương, toàn quân, toàn dân, cộng đồng doanh nghiệp; sự ủng hộ, tin tưởng của nhân dân và sự hỗ trợ của đồng bào ta ở nước ngoài và bạn bè quốc tế, dịch bệnh đã từng bước được kiểm soát trên phạm vi cả nước. Một số chỉ tiêu kinh tế, xã hội tuy không đạt so với kế hoạch đề ra, nhưng kinh tế vĩ mô vẫn duy trì ổn định; nông nghiệp tăng trưởng khá và vẫn là trụ đỡ của nền kinh tế và ổn định xã hội; xuất khẩu hàng hóa tăng cao so với cùng kỳ, lạm phát được kiểm soát, thu ngân sách và các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được đảm bảo; an sinh, phúc lợi xã hội được chú trọng; quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội được giữ vững.

Khẳng định tinh thần, tư tưởng tiếp tục đổi mới và sáng tạo, vừa tận dụng, tiết kiệm tối đa thời gian, vừa đảm bảo nâng cao chất lượng kỳ họp, đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của Nhân dân và cử tri cả nước, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị các vị đại biểu Quốc hội, trên cơ sở thực tiễn sinh động, phong phú của ngành, lĩnh vực và địa phương mình, đồng thời xuất phát từ lợi ích cao nhất của đất nước, quốc gia và dân tộc, tham gia đầy đủ các phiên họp toàn thể của Quốc hội, các cuộc họp của Hội đồng Dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, của các Tổ và Đoàn đại biểu Quốc hội, để nghiên cứu kỹ lưỡng, phản ánh khách quan, thảo luận sôi nổi, hiến kế và đóng góp thật nhiều ý kiến tâm huyết, sâu sắc, chất lượng; chất vấn đúng và trúng các vấn đề trọng tâm, thời sự mà cử tri cả nước quan tâm và biểu quyết, quyết định các vấn đề rất quan trọng thuộc nội dung chương trình kỳ họp đã được Quốc hội thông qua, góp phần làm nên thành công của kỳ họp, đáp ứng lòng mong đợi của Nhân dân và cử tri cả nước.

plugin_ckeditor_upload.upload.9e81e33fb98ab3f2.30303030302e6a7067.jpg

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phát biểu khai mạc Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV.

Sau phần khai mạc kỳ họp của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, đồng chí Phạm Minh Chính - Uỷ viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ đã báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 và công tác phòng, chống dịch Covid-19 trên phạm vi cả nước.

Phân tích rõ các yếu tố những yếu tố thuận lợi và khó khăn, nhất là dịch bệnh Covid-19 bùng phát tác động đến tình hình thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cũng khẳng định: Chính phủ đã chỉ đạo các cấp, các ngành, các địa phương vừa phải quyết liệt triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII, các Nghị quyết, Kết luận của Trung ương, Quốc hội, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các Nghị quyết, chương trình, kế hoạch hành động của Chính phủ; phối hợp chặt chẽ, linh hoạt giữa chính sách tài khóa, tiền tệ và các chính sách khác trong chỉ đạo, điều hành; tập trung giải quyết khó khăn, tháo gỡ vướng mắc, vượt qua thách thức; nỗ lực phấn đấu cao nhất thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trên các lĩnh vực.

Cụ thể, ước thực hiện cả năm dự kiến đạt và vượt 8/12 chỉ tiêu chủ yếu đề ra. Kinh tế vĩ mô tiếp tục được duy trì ổn định; lạm phát được kiểm soát, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) 9 tháng chỉ tăng bình quân 1,82%, cả năm ước tăng dưới mức Quốc hội giao ; các cân đối lớn của nền kinh tế cơ bản được bảo đảm . Thu Ngân sách Nhà nước 9 tháng đạt trên 80%, cả năm ước vượt dự toán , cơ bản bảo đảm nguồn lực cho công tác phòng, chống dịch bệnh và các nhiệm vụ cấp bách khác; bội chi NSNN trong phạm vi dự toán (4%GDP). Huy động vốn đầu tư toàn xã hội ước cả năm đạt khoảng 35%GDP . Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa 9 tháng đạt trên 240 tỷ USD, cả năm ước tăng khoảng 10,7%. Mặt bằng lãi suất giảm; tỷ giá, thị trường ngoại tệ ổn định, dự trữ ngoại hối nhà nước tiếp tục được củng cố. Nông nghiệp tiếp tục khẳng định vai trò trụ đỡ của nền kinh tế, bảo đảm an ninh lương thực quốc gia ; phấn đấu đến cuối năm có khoảng 68% số xã đạt chuẩn nông thôn mới . Tăng trưởng công nghiệp chế biến, chế tạo đạt khá ; an ninh năng lượng được bảo đảm . Tiếp tục triển khai nhiều dự án kết cấu hạ tầng quan trọng quốc gia.

Công tác xây dựng, hoàn thiện thể chế và nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực thi pháp luật được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, đột phá, góp phần tháo gỡ một số khó khăn, vướng mắc trong sản xuất, kinh doanh. Chính phủ tập trung hơn cho công tác xây dựng thể chế; phối hợp ngày càng chặt chẽ, hiệu quả với các cơ quan của Quốc hội trong việc rà soát, sửa đổi, bổ sung kịp thời các cơ chế, chính sách, quy định pháp luật đáp ứng yêu cầu thực tiễn phòng, chống dịch và phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội.

plugin_ckeditor_upload.upload.aed6bcaab65fe1c6.312e6a7067.jpg

Đại biểu Quốc hội đoàn Nghệ An và các khách mời dự phiên khai mạc kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV tại điểm cầu tỉnh Nghệ An (ảnh Thành Duy)

Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương, các địa phương cũng tích cực triển khai các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 theo tinh thần chỉ đạo của Quốc hội, trong đó tập trung triển khai các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh; hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp ; trình cấp có thẩm quyền sớm triển khai miễn, giảm một số loại thuế, phí, lệ phí để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh; đồng thời chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tập trung rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách theo tinh thần vướng mắc ở cấp, ngành nào thì cấp, ngành đó chủ động sửa đổi, hoàn thiện để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp vượt qua khó khăn, sớm ổn định đời sống và khôi phục, phát triển sản xuất kinh doanh.

Bên cạnh những mặt tích cực, Thủ tướng Chính phủ cũng thẳng thắn nêu lên một số khó khăn, hạn chế và phân tích rõ các nguyên nhân. Trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 có lúc, có nơi còn bị động, lúng túng. Tiếp cận nguồn vaccine so với một số nước còn chậm. Dự kiến có 4/12 chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu chưa đạt mục tiêu đề ra. Tình hình sản xuất kinh doanh và đời sống một bộ phận người dân gặp nhiều khó khăn, đặc biệt trong các khu cách ly, phong tỏa, các địa bàn tâm dịch.

Về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022, Chính phủ đưa ra 16 chỉ tiêu chủ yếu về các lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường và đề xuất 12 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu. Đáng quan tâm là thực hiện chuyển đổi sang mô hình thích ứng an toàn với dịch bệnh; xây dựng phương án, giải pháp khắc phục tình trạng thiếu hụt lao động tại một số địa phương; bảo đảm đủ nguồn cung vaccine, đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng, nâng cao năng lực hệ thống y tế, tăng cường khả năng điều trị bệnh.

Tiếp tục thực hiện chính sách “kiểm soát chặt chẽ, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, thất thoát”; phục hồi sản xuất công nghiệp, các chuỗi sản xuất, cung ứng bị đứt gãy; tận dụng tối đa cơ hội phát triển kinh tế số, thương mại điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt; xây dựng phương án đón khách du lịch khi dịch bệnh được kiểm soát;...

Cũng trong sáng nay, Quốc hội đã nghe Chủ nhiệm Uỷ ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày báo cáo thẩm tra đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2021; dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022. Chủ nhiệm Uỷ ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thuý Anh trình bày báo cáo thẩm tra về công tác phòng, chống dịch Covid-19 và tình hình thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15 về kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khoá XV. Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến trình bày báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và Nhân dân gửi đến kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá XV. Uỷ viên Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng ban Dân nguyện thuộc Uỷ ban Thường vụ Quốc hội Dương Thanh Bình trình bày báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 11, Quốc hội khoá XIV.

Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khoá XV d kiến diễn ra 17 ngày, chia làm 2 đợt; trong đó họp trực tuyến 11 ngày, từ ngày 20/10 đến 30/10 và họp tập trung trực tiếp tại nhà Quốc hội, từ ngày 8/11 đến ngày 13/11/2021. Kỳ họp lần này Quốc hội sẽ xem xét, thông qua 2 dự án luật, 5 dự thảo n ghị quyết , trong đó có nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An. Quốc hội cũng sẽ xem xét, cho ý kiến 5 dự án luật, gồm Luật Cảnh sát cơ động; Luật Điện ảnh; Luật Kinh doanh bảo hiểm; Luật Thi đua - Khen thưởng; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ.

Hoàng Hoa

Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh

(Tổng hợp)