nguyen%20thi%20kim%20be%20-%20kien%20giangkh9cqdp.jpg

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé phát biểu tại Hội trường .Ảnh: Đình Nam

Về cơ cấu của Hội đồng nhân dân, đại biểu Quốc hội đều tán thành cao với dự thảo Luật. Theo đó, Hội đồng nhân dân có Thường trực Hội đồng nhân dân và các Ban của Hội đồng nhân dân. Thường trực Hội đồng nhân dân gồm Chủ tịch, các Phó chủ tịch và các Trưởng ban của Hội đồng nhân dân.

Dự thảo Luật quy định nhiều điều kiện tăng cường nhân lực, điều kiện hoạt động cho Hội đồng nhân dân ở tất cả các cấp, đặc biệt là tăng cường đội ngũ đại biểu Hội đồng nhân dân chuyên trách, đây là một trong những điều kiện để nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng nhân dân.

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé-Kiên Giang, Chánh văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh sẽ là người phát ngôn cho Hội đồng nhân dân tỉnh cho Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, làm nhiệm vụ chỉ đạo, tổng hợp tất cả các hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh, các kỳ họp của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân; xây dựng các kế hoạch hoạt động của Hội đồng nhân dân, chỉ đạo các hoạt động phục vụ của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân.

Đại biểu Nguyễn Thanh Thụy- Bình Định đề nghị bổ sung chức danh Chánh Văn phòng của Hội đồng nhân dân là đại biểu Hội đồng nhân, đồng thời là Trưởng ban Thư ký của Hội đồng nhân dân và nằm trong cơ cấu Thường trực Hội đồng nhân dân.

nguyen%20thanh%20thuy%20-%20binh%20dinh%20kh9cqdp.jpg

Đại biểu Nguyễn Thanh Thụy - Bình Định

Đánh giá Hội đồng nhân dân hoạt động hình thức không phải do đại biểu mà do chưa có những cơ chế, công cụ, biện pháp đủ mạnh, sắc bén và hữu hiệu để Hội đồng nhân dân thực hiện chức năng của mình, đại biểu Trần Ngọc Vinh-Hải Phòng, Nguyễn Thị Phúc-Bình Thuận đề nghị dự thảo luật quy định rõ Phó chủ tịch, Trưởng ban, Phó ban của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, huyện phải là đại biểu Hội đồng nhân dân chuyên trách.

Các đại biểu cũng đề nghị, cần nghiên cứu quy định cụ thể số lượng đại biểu chuyên trách tối thiểu, căn cứ vào số lượng các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Hội đồng nhân dân huyện và quận.

tran%20ngoc%20vinh%20-%20hai%20phongkh9cqdp.jpg

Đại biểu Trần Ngọc Vinh-Hải Phòng Đại biểu Huỳnh Nghĩa-Đà Nẵng nhận định thời gian qua, đại biểu Hội đồng nhân dân kiêm nhiệm quá nhiều, nhất là kiêm nhiệm bên khối chính quyền dẫn đến tình trạng vừa đá bóng, vừa thổi còi, nên hoạt động còn mang tính hình thức, chưa đem lại kết quả như mong đợi.

Theo tinh thần sửa đổi điều chỉnh tăng số lượng đại biểu hoạt động chuyên trách, đại biểu đề nghị dự thảo Luật cần quy định trong luật tỷ lệ đại biểu hoạt động chuyên trách ở mỗi cấp: ít nhất 30% ở cấp tỉnh, 20% cấp huyện, 15% cấp xã; quy định hạn chế thấp nhất số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân đồng thời là lãnh đạo hoặc cán bộ, công chức của các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân; tăng cường số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân thuộc khối Đảng, các tổ chức đoàn thể xã hội.

Đại biểu Dương Hoàng Hương-Phú Thọ cho rằng, để tăng cường, đảm bảo tính khách quan, sự minh bạch, phân định rõ ràng trách nhiệm, tránh chồng chéo trong tổ chức và hoạt động của các cơ quan của Hội đồng nhân dân với Ủy ban nhân dân, dự thảo Luật cần bổ sung quy định: Thành viên của Thường trực Hội đồng nhân dân không thể đồng thời là thành viên của Ủy ban nhân dân cùng cấp

duong%20hoang%20huong%20-%20phu%20thokh9cqdp.jpg

Đại biểu Dương Hoàng Hương-Phú Thọ

Bên cạnh đó, đại biểu Triệu Là Pham-Hà Giang, cho rằng cần quy định cụ thể cơ quan cấp trên trực tiếp của Hội đồng nhân dân; cần xác định rõ mối quan hệ của hệ thống tổ chức Hội đồng nhân dân theo chiều dọc và chiều ngang. Hệ thống theo chiều dọc nên xác định rõ ai là cơ quan cấp trên trực tiếp của Hội đồng nhân dân, mối quan hệ giữa cơ quan cấp trên với cấp dưới.

Bảo Yến

(Nguồn: Quochoi.vn)