Tôi tán thành với báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và ý kiến các đại biểu Quốc hội về giá trị, ý nghĩa, tác động tích cực của nguồn trái phiếu Chính phủ đối với các dự án, các chương trình đã sử dụng nguồn vốn nguồn vốn trái phiếu Chính phủ cho đầu tư xây dựng cơ bản, giai đoạn 2006-2012.

…Theo báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội còn lãng phí trong việc sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ trong việc đầu tư xây dựng cơ bản. Những việc ấy bao gồm cả việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, cả việc tổ chức thực hiện luật và các văn bản áp dụng pháp luật. Sự lãnh phí đó diễn ra ở nhiều nơi, nhiều khâu, nhiều ngành, nhiều địa phương, nhưng trong đó bộc lộ rõ nhất, nhiều nhất là việc tăng tổng mức đầu tư của các dự án sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ. Xin được lược trích từ báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội thế này. Giai đoạn 2006 - 2012, chúng ta bố trí vốn trái phiếu Chính phủ thực hiện 2.682 dự án với tổng mức ban đầu chỉ là 409.415,5 tỷ đồng nhưng đến thời điểm giao kế hoạch năm 2012 các dự án trên đã điều chỉnh tổng mức đầu tư lên tới 684.794,5 tỷ đồng tăng 1,67 lần, chúng tôi dùng hệ số lần chứ không tỷ lệ phần trăm thấy nó nhiều.

image_upload.file.9135afc8ef03ab10.4453435f37373934202d205068616d2056616e2054616e202d204e67686520416e2e4a5047.JPG

Đồng chí Phạm Văn Tấn phát biểu tại Hội trường kỳ họp

Trong tất cả các lĩnh vực giao thông, thủy lợi, y tế và chương trình xây dựng ký túc xá sinh viên, kiên cố hóa trường học đều có tăng tổng mức đầu tư so với ban đầu, trong đó có những lĩnh vực tăng từ 85.000 tỷ lên tới 180.000 tỷ, tức là tăng đến 2,2 lần. Có những dự án tăng tổng mức đầu tư ban đầu từ 831 tỷ do chậm thi công dẫn đến tăng tổng mức đầu tư lên tới 6.914 tỷ, tức là tương đương đến 8,3 lần, sáng nay có đại biểu nói 9 lần nhưng chúng tôi tính tới 8,3 lần. Dù lý do gì mức tăng này cũng thiếu yên tâm và khó thuyết phục, tôi có suy nghĩ như vậy.

Theo báo cáo lý do dẫn đến việc tăng tổng mức đầu tư bởi trong giá điều chỉnh yếu tố kỹ thuật tăng quy mô chưa hợp lý, không đúng với quy định của pháp luật. Tuy vậy, Đoàn giám sát vẫn chưa tách được tỷ lệ tăng tổng mức đầu tư do quy mô của dự án mà chỉ mới đưa ra được nhận định đó là nếu đối chiếu với từng dự án cụ thể, nhiều công trình dự án điều chỉnh tổng mức đầu tư do tăng giá vượt xa so với tốc độ tăng giá CPI trong 3 năm 2010 - 2012 có dự án điều chỉnh tăng giá nhiều lần là không hợp lý và thực chất là tăng quy mô dự án.

Như vậy, việc tăng tổng mức đầu tư có liên quan trực tiếp và chủ yếu do tăng quy mô dự án, tăng quy mô dự án là có liên quan đến thiết kế xây dựng đến lập thẩm định phê duyệt dự toán, tổng dự toán. Điều 29, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2005 có quy định: việc lập thẩm định phê duyệt tổng dự toán, dự toán công trình phải căn cứ vào định mức đơn giá, tiêu chuẩn xây dựng do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành và phải phù hợp với thiết kế, xây dựng công trình đã được phê duyệt. Nghiêm cấm điều chỉnh tổng dự toán công trình trái với pháp luật về đấu thầu và pháp luật có liên quan.

Người có thẩm quyền phê duyệt tổng dự toán, dự toán công trình, phê duyệt, điều chỉnh tổng dự toán công trình và những người có liên quan vi phạm quy định tại Khoản d mà gây thiệt hại, gây lãng phí thì bị xử lý kỷ luật.Quy định của pháp luật như thế nhưng việc tăng tổng mức đầu tư vẫn diễn ra trong thời gian dài ở nhiều địa bàn, nhiều lĩnh vực sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ và trong từng dự án, từng chương trình có thể nhiều lần điều chỉnh. Chúng tôi cũng không dám nói một cách khẳng định, chúng tôi nghĩ có thể nhiều lần điều chỉnh, vì không điều chỉnh một lần mà nó lên mức nhiều như thế. Việc này được diễn ra có thể suy luận theo các hướng sau đây:

Một là, các quy định của pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan không ràng buộc những hành vi này hoặc những hành vi này không vi phạm vào quy định của pháp luật hoặc bị vận dụng tùy tiện. Hai là, các hành vi này vi phạm pháp luật nhưng chưa phát hiện được các vi phạm. Ba là, các hành vi này vi phạm được phát hiện đến mức độ xử lý kỷ luật như Khoản 2, Điều 29 của luật hiện hành nhưng không bị xử lý. Ví dụ việc thẩm định phê duyệt dự toán không đúng chế độ đã lên tới 2.267,9 tỷ đồng đây là báo cáo của Bộ Tài chính mà Đoàn giám sát đưa vào nhưng chưa xử lý được trường hợp này thuộc về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị. Tình trạng đó dẫn đến co kéo, dàn trải, gây căng thẳng đến ngân sách, làm cho nhiều dự án, công trình chậm khởi công, chậm hoàn thành. Từ đó gây khó khăn cho nó và cho các dự án khác và tình trạng chung là lãng phí nhiều bề khó lường, khó tính hết.

Tán thành với 5 nội dung mà Ủy ban thường vụ Quốc hội đã kiến nghị và đề xuất mấy việc thế này.

Để xử lý giải quyết khắc phục những hạn chế tồn tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ ra trong báo cáo nhưng trước tiên, phải quy định cụ thể cho từng nội dung, từng công việc cụ thể, từng cấp từng ngành. Đến thời hạn thì phải có báo cáo để Quốc hội giám sát những nội dung đã được kiến nghị dưới dạng hậu giám sát. Hai là, việc ban hành và thực hiện Nghị Quyết 881 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, rồi việc thực hiện kiến nghị sau giám sát của Ủy ban Tài chính Ngân sách và việc thực hiện Nghị quyết 11 năm 2011 và Chỉ thị 1792 ngày 15 tháng 10 năm 2011 của Chính phủ được xem là đã tạo ra được bước ngoặt tích cực trong công tác quản lý, góp phần hạn chế việc triển khai một cách ồ ạt không tính tới khả năng cân đối vốn của các dự án thuộc đầu tư từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ. Tôi đề nghị nên rút kinh nghiệm từ việc này để có những chấn chỉnh đối với những hạn chế yếu kém và nghiêm chỉnh thực hiện các kiến nghị của Quốc hội mà sắp tới sẽ được ban hành thành Nghị quyết Quốc hội.Thứ ba là, đề nghị ưu tiên sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ cho giai đoạn dự phòng, giai đoạn 2011 - 2015 cho một số dự án, công trình đang triển khai thực hiện còn thiếu vốn hoặc các mục tiêu chính của chương trình trái phiếu Chính phủ, đặc biệt là các công trình trường học thuộc chương trình kiên cố hóa trường học và nhà ở công vụ cho giáo viên để tránh lãng phí và đảm bảo có nơi ở cho học sinh./.

B.B.T