190320240459-8888888888-1710841413966-1710841414257206665015.jpg

Chiều 19/3, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục xem xét cho ý kiến về 02 nội dung và bế mạc Phiên họp thứ 31.

Phát biểu bế mạc phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nêu rõ, sau 3,5 ngày họp tập trung, Ủy ban Thường vụ Quốc hội hoàn thành toàn bộ chương trình phiên họp thường kỳ tháng 3.

Điểm lại kết quả của phiên họp, Chủ tịch Quốc hội cho biết, tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến, xem xét, quyết định đối với 5 nhóm vấn đề lớn.

190320240440-z52643417159915205132e1f3a9367a719378f99e0013a-1710841416153-17108414162682141093108.jpg

Thông qua Nghị quyết phê chuẩn nhân sự

Một là, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý đối với 7 dự án luật gồm các dự án Luật Thủ đô (sửa đổi), Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (sửa đổi) Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi), Luật Đường bộ, Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ, Luật Công nghiệp quốc phòng an ninh và động viên công nghiệp và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đấu giá tài sản.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị Tổng Thư ký Quốc hội cùng với các cơ quan sớm ban hành thông báo kết luận nội dung phiên họp để các cơ quan có cơ sở hoàn thiện các hồ sơ dự án để trình xin ý kiến tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách.

Hai là, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét để thông qua hai Nghị quyết về thành lập phường An Điền, An Tây thuộc thị xã Bến Cát và thành lập thành phố Bến Cát thuộc tỉnh Bình Dương; thành lập, sắp xếp các phường thuộc thị xã Gò Công và thành lập thành phố Gò Công, tỉnh Tiền Giang.

Ba là, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã cho ý kiến về Báo cáo công tác dân nguyện tháng 2/2024.

Bốn là, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét và thông qua Nghị quyết phê chuẩn nhân sự giữ chức vụ là Thường trực Ủy ban Quốc phòng An ninh, Thường trực Ủy ban Tư pháp của Quốc hội.

190320240442-9-1710841422364-1710841422458482219754.jpg
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: Phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại phiên họp thường kỳ lần thứ 31 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đạt được yêu cầu đề ra, thành công tốt đẹp.

Sớm ban hành Nghị quyết về phiên chất vấn và trả lời chất vấn

Năm là, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức hoạt động chất vấn đối với 2 nhóm vấn đề thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ Tài chính và Bộ Ngoại giao.

Chủ tịch Quốc hội khẳng định phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại phiên họp thường kỳ lần thứ 31 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đạt được yêu cầu đề ra, thành công tốt đẹp.

Trên cơ sở diễn biến của phiên chất vấn, các báo cáo của các Bộ và ý kiến phát biểu kết luận phiên chất vấn, Chủ tịch Quốc hội đề nghị Tổng Thư ký Quốc hội khẩn trương trình dự thảo Nghị quyết để xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội để sớm ban hành Nghị quyết về chất vấn làm căn cứ pháp lý tổ chức thực hiện.

190320240453-8888-1710841424357-17108414244501329295529.jpg

Chủ tịch Quốc hội cho biết trong thời gian tới có nhiều công việc phải triển khai như Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác của Hội đồng nhân dân, Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách; phiên họp thường kỳ lần thứ 32 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, phiên họp chuyên đề pháp luật… cùng với đó, Chính phủ đề xuất nhiều nội dung bổ sung vào chương trình của Kỳ họp thứ 7 tới.

Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chủ tịch Hội đồng Dân tộc, Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội khẩn trương làm việc với các đầu mối của Chính phủ rà soát kỹ lưỡng các nội dung, phân định nội dung cấp bách, chuẩn bị được ngay thì bổ sung vào chương trình nghị sự của kỳ họp; nội dung nào mà chưa chuẩn bị kịp thì giãn tiến độ.

190320240441-5-1710841426359-17108414264431738233840.jpg

Chủ tịch Quốc hội lưu ý dự kiến số dự án luật trình Quốc hội cho ý kiến đầu và các dự thảo Nghị quyết là rất lớn, yêu cầu Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban khẩn trương sắp xếp triển khai công việc khoa học, hợp lý.

Đồng thời, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các cơ quan của Quốc hội, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan hữu quan bám sát chương trình, kế hoạch tổ chức công việc khoa học, phân công, phân bổ nguồn lực hợp lý, tập trung nỗ lực với quyết tâm cao độ để đảm bảo tiến độ và kỹ lưỡng về chất lượng các dự án luật, dự thảo nghị quyết.

190320240418-z52643134494517ee42a0d6eb4bd7d110650f9afa04a64-1710841429457-17108414295351008676351.jpg

Thống nhất thành lập 2 Thành phố mới

Trước đó, với 100% đại biểu có mặt tán thành, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thống nhất thông qua hai Dự thảo nghị quyết: thành lập phường An Điền, An Tây thuộc thị xã Bến Cát và thành lập thành phố Bến Cát thuộc tỉnh Bình Dương; thành lập, sắp xếp các phường thuộc thị xã Gò Công và thành lập thành phố Gò Công, tỉnh Tiền Giang.

Phát biểu tại phiên họp Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cảm ơn Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã đồng tình cao với Tờ trình của Chính phủ về việc thành lập phường An Điền, An Tây thuộc thị xã Bến Cát và thành lập thành phố Bến Cát thuộc tỉnh Bình Dương; thành lập, sắp xếp các phường thuộc thị xã Gò Công và thành lập thành phố Gò Công, tỉnh Tiền Giang…

190320240301-z526422617913610e59d2d94ad80601d42da19dd104b59-1710841431679-1710841431784968105255.jpg

Theo Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà, đây là sự kiện rất quan trọng với 02 tỉnh, là một trong những yếu tố cần thiết để thúc đẩy quá trình đô thị hóa tại 02 tình theo tinh thần của Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng…

“Trong thời gian qua, Bộ Nội vụ đã phối hợp tích cực với các cơ quan, đặc biệt là Ủy ban Pháp luật của Quốc hội để thực hiện, đảm bảo quy trình thẩm định nghiêm túc. Trong thời gian tới, Bộ sẽ tiếp tục phối hợp với tỉnh Tiền Giang và Bình Dương để nâng cao các tiêu chí còn thấp so với khung tiêu chí quy định…”, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà nêu rõ.

Về thời hiệu, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đề nghị sẽ bắt đầu từ ngày 01/05/2024 để các địa phương chuẩn bị thật tốt các công việc, điều kiện có liên quan.

190320240455-z52643106464619d9e56200378b991bff6e1b48542d977-1710841433924-17108414340082059350559.jpg

Việc thành lập thành phố Bến Cát là hết sức cần thiết

Phát biểu tại phiên họp, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương cho biết, hiện nay, tỉnh Bình Dương đang tập trung phát triển đề án thành phố thông minh, đổi mới sáng tạo.

Thị xã Bến Cát cùng lịch sử phát triển 25 năm đã trải qua 2 lần tách huyện, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 12,1%/năm, trên địa bàn thị xã hiện có 8 khu công nghiệp, có vị trí địa lý đặc biệt, có ưu thế lớn trong thu hút đầu tư, phát triển thương mại, dịch vụ, công nghiệp.

Hiện tỉnh Bình Dương đang triển khai thực hiện Nghị quyết của trung ương về phát triển kinh tế xã hội, trong đó tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng kinh tế số, kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, hướng đến xây dựng đô thị thông minh, văn minh, đóng góp tích cực vào sự phát triển của vùng cũng như của cả nước.

Với vị trí địa lý và vai trò quan trọng của mình, việc thành lập thành phố Bến Cát là hết sức cần thiết để phát huy tiềm năng, tạo động lực phát triển kinh tế địa phương, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Đảng.

Lãnh đạo tỉnh Bình Dương sẽ tích cực tiếp thu đầy đủ ý kiến của các đại biểu, nỗ lực phát triển toàn diện kinh tế, xã hội của Bến Cát cũng như tỉnh Bình Dương để thực hiện thắng lợi Nghị quyết số 24 của Bộ Chính trị, hoàn thành tốt nhiệm vụ kinh tế xã hội đã đề ra.

190320240333-z5264269391936c1a522fc3ea7578cbd87044d9bfa2067-1710841437036-17108414371191983495561.jpg

Thành lập thành phố Gò Công là nguyện vọng của nhân dân tỉnh Tiền Giang

Phát biểu tại phiên họp, thay mặt tỉnh Tiền Giang, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Tiền Giang Nguyễn Văn Vĩnh cảm ơn Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã tán thành, thống nhất việc sắp xếp 4 phường thuộc thị xã Gò Công và thành lập thành phố Gò Công, tỉnh Tiền Giang.

Cùng với đó nêu rõ, việc thành lập thành phố Gò Công là nguyện vọng của nhân dân tỉnh Tiền Giang nói chung cũng như đảng bộ, nhân dân thị xã Gò Công nói riêng...

Đối với các đề nghị của Uỷ ban Pháp luật trong báo cáo thẩm tra, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Tiền Giang cho biết, các tiêu chí, tiêu chuẩn của việc thành lập, sắp xếp 4 phường cũng như thành lập thành phố đã cơ bản đảm bảo theo quy định của Nghị quyết 1211, Luật Tổ chức chính quyền địa phương và Nghị quyết 35 của Quốc hội. Đối vớiquá trình thực hiện trong thời gian tới, Chủ tịch Nguyễn Văn Vĩnh nêu rõ sẽ tiếp thu nghiêm túc và có kế hoạch, giải pháp cụ thể để thực hiện./.