I. Cơ sở pháp lý và sự cần thiết của hoạt động thẩm tra dự toán ngân sách:

1. Cơ sở pháp lý (chức năng, nhiệm vụ của HĐND trong lĩnh vực Ngân sách )

(1) Quyết định dự toán và quyết định phân bổ dự toán ngân sách cấp mình:

+ Tổng số thu và các khoản thu chủ yếu;

+ Tổng số và mức chi từng lĩnh vực;

+ Dự toán chi ngân sách của từng cơ quan, đơn vị thuộc cấp mình theo từng lĩnh vực;

+ Mức bổ sung cho ngân sách từng địa phương cấp dưới, gồm bổ sung cân đối, bổ sung có mục tiêu;

(2) Bãi bỏ những văn bản quy phạm pháp luật về tài chính - ngân sách của UBND cùng cấp và HĐND cấp dưới trực tiếp trái với Hiến pháp, Luật, Nghị quyết của Quốc hội, Pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội và các văn bản của các cơ quan nhà nước cấp trên;

(3) Đối với HĐND cấp tỉnh, ngoài các nội dung về chức năng, nhiệm vụ trên đây còn có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

- Quyết định việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho từng cấp ngân sách ở địa phương theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 4 của Luật NSNN.

- Quyết định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương đối với phần ngân sách địa phương được hưởng từ các khoản thu quy định tại khoản 2 Điều 30 của Luật NSNN và các khoản thu phân chia giữa các cấp ngân sách ở địa phương.

- Quyết định thu phí, lệ phí và các khoản đóng góp của nhân dân theo quy định của pháp luật;

- Quyết định cụ thể một số định mức phân bổ ngân sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi theo quy định của Chính phủ;

- Quyết định mức huy động vốn theo quy định tại khoản 3 Điều 8 của Luật NSNN.

2. Sự cần thiết phải thẩm tra dự toán ngân sách

Theo quy định của Luật NSNN, HĐND quyết định dự toán và phân bổ Ngân sách địa phương(NSĐP). Xác định đây là một trong các vấn đề quan trọng của địa phương, nó ảnh hưởng và tác động đến quá trình phát triển kinh tế-xã hội, đời sống của cộng đồng và nhân dân trong tỉnh nên HĐND tỉnh đặc biệt coi trọng công tác thẩm tra Dự toán ngân sách do UBND tỉnh trình trước khi HĐND tỉnh quyết định

II. Thực trạng và kết quả hoạt động thẩm tra dự toán ngân sách của Ban Kinh tế và Ngân sách trong nhiệm kỳ 2011-2016

1. Kết quả:

1.1 Mục tiêu và yêu cầu của công tác thẩm tra dự toán ngân sách phương

Hoạt động thẩm tra dự toán ngân sách của HĐND tỉnh trong thời gian qua đã có nhiều chuyển biến, chất lượng và hiệu quả ngày càng nâng lên rõ rệt được cử tri và nhân dân ghi nhận, góp phần nâng cao vai trò, vị thế và bảm đảm thực quyền của cơ quan dân cử theo quy định của Pháp luật, góp phần vào quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương.

Công tác thẩm tra dự toán ngân sách phải đạt các mục tiêu sau đây:

- Đảm bảo cho việc xây dựng và quyết định dự toán ngân sách địa phương theo đúng mục tiêu yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, phù hợp với đường lối chính sách của Đảng, Nhà nước; đảm bảo việc sử dụng ngân sách tiết kiệm, có hiệu quả; thực hiện đúng theo các quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn Luật.

Để đạt được mục tiêu trên, yêu cầu đối với công tác thẩm tra dự toán ngân sáchlà:

- Căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh- quốc phòng của địa phương cho năm kế hoạch.

- Thẩm tra trên cơ sở các quy định của Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn Luật, chế độ chính sách về thu, chi ngân sách nhà nước, định mức phân bổ ngân sách địa phương hiện hành.

- Thực hiện đúng theo quy chế hoạt động của HĐND năm 2005

Để đạt được mục tiêu và yêu cầu nêu trên, trong thời gian qua, công tác thẩm tra ngân sách đã thực hiện dưới nhiều hình thức và theo các quy trình, bảo đảm các nội dung sau đây:

- Trước hết, Ban Kinh tế và ngân sách xem xét và yêu cầu cơ quan chuyên môn giải trình làm rõ dự toán có đảm bảo yêu cầu mục tiêu, nhiệm vụ của ngân sách theo chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, hướng dẫn của Chính phủ và các Bộ, ngành TW, Nghị quyết của Tỉnh Đảng bộ và Nghị quyết của HĐND tỉnh.

- Đối chiếu, xem xét các căn cứ xây dựng dự toán đã bảo đảm đầy đủ, khoa học và phù hợp thực tế địa phương;

- Ngoài các nội dung thẩm tra chủ yếu thường niên, đối với năm đầu thời kỳ ổn định ngân sách, HĐND tỉnh còn thẩm tra về các nội dung: Phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi cho ngân sách cấp huyện, cấp xã; tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các nguồn thu giữa ngân sách cấp tỉnh với ngân sách cấp huyện và cấp xã; tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các nguồn thu giữa ngân sách từng huyện với ngân sách từng xã nhằm bảo đảm các nguyên tắc theo quy định của Luật NSNN, định mức phân bổ ngân sách địa phương.

Ban Kinh tế và Ngân sách cũngđãtham gia sớm và cho ý kiến với các cơ quan chuyên môn của UBND tỉnh trong quá trình xây dựng và ban hành định mức chi thường xuyên, chi Đầu tư XDCB theo sự phân cấp của Chính phủ

Hoạt động thẩm tra dự toán ngân sách được thực hiện theo đúng trình tự luật quy định.

1.2. Về nội dung thẩm tra cụ thể:

a) Thẩm tra căn cứ xây dựng dự toán ngân sách:Do điều kiện về nguồn lực cũng như thời gian, công tác thẩm tra của HĐND tỉnh chỉ được tiến hành trong phạm vi đối với cấp tỉnh, chưa có điều kiện đi sâu để tìm hiểu và thẩm tra dự toán của các ngành và các đơn vị thuộc tỉnh quản lý hoặc các địa phương trong tỉnh. Ban Kinh tế và Ngân sách HĐND tỉnh cũng lựa chọn một số khoản thu, mục chi, nội dung chi chủ yếu để thẩm tra. Cụ thể, trong quá trình thẩm tra, Hội đồng nhân dân tỉnh đã bám vào các căn cứ xây dựng dự toán như sau:

- Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương hàng năm gắn với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

- Các văn bản hướng dẫn: Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước hàng năm; Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính về công tác lập dự toán thu, chi ngân sách.

- Nhiệm vụ thu, chi ngân sách do cấp trên giao theo quy định của Luật NSNN: Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về giao nhiệm vụ thu, chi ngân sách hàngnăm, Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tài chính về giao chỉ tiêu hướng dẫn thu, chi ngân sách năm.

- Định mức phân bổ ngân sách địa phương đã được HĐND thông qua, UBND cấp tỉnh quyết định.

- Các chính sách tài chính, tín dụng, tài khoá được cấp có thẩm quyền ban hành ảnh hưởng đến công tác xây dựng dự toán thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn địa phương ( chính sách mới ban hành, các chính sách liên quan đến năm kế hoạch, thực hiện các Nghị quyết của Chính phủ trong từng thời điểm như: thực hiện các giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh- xã hội; biện pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, gia hạn nộp thuế, miễn giảm thuế, cải cách tiền lương, …);

- Các cơ chế, chính sách, chế độ chi tiêu đặc thù của địa phương, mức thu phí, lệ phí…do HĐND tỉnh ban hành hành theo phân cấp của Chính phủ( Thưởng vượt thu ngân sách; cơ chế hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn và thuỷ sản; đền bù giải phóng mặt bằng; cơ chế hỗ trợ đầu tư phát triển khu công nghiệp vừa và nhỏ, có chế hỗ trợ ứng dụng khoa học kỹ thuật;…)

- Kết quả thực hiện các nhiệm vụ thu, chi năm các năm trước liền kề; ước thực hiện năm ngân sách hiện hành.

b) Thẩm tra dự toán thu Ngân sách:

Đối chiếu với những nội dung các văn bản và các yếu tố ảnh hưởng nêu trên, bằng phương pháp so sánhBanđề nghị cơ quan soạn thảo và UBND tỉnh giải trình, làm rõ thêm hoặc yêu cầu điều chỉnh các khoản thu cho phù hợp khi thấy còn băn khoăn trong quá trình thẩm tra

c) Về thẩm tra dự toán chi ngân sách:Xem xét bố trí đối với một số lĩnh vực chi, nhiệm vụ chi quan trọng của địa phương.

- Trong thẩm tra đối với chiĐầu tư phát triển, Ban kinh tế - Ngân sách thường xem xét kỹ một số nội dung chủ yếu: Đã phản ánh đầy đủ các nguồn vốn đầu tư? có bảo đảm thực hiện đúng các nguyên tắc và tiêu chí phân bổ được HĐND tỉnh quyết định hay chưa ? Các dự án đã đủ điều kiện ghi vốn theo quy định về quản lý XDCB hiện hành ( chỉ bố trí vốn cho các dự án nằm trong quy hoạch, đã được quyết định đầu tư và phê duyệt dự toán theo đúng trình tự xây dựng cơ bản.Yêu cầu UBND tỉnh có tiêu chí cụ thể, có thứ tự ưu tiên vốn cho các công trình chuyển tiếp, các công trình có ý nghĩa lớn đến phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thu hútnhiều lao động,…. Đảm bảo bố trí đủ các khoản trả nợ vay theo quy định tại Khoản 3 Điều 8 Luật NSNN;bố trí khoản đã chi ứng trước,....

Vì vậy công tác lập dự toán chi đầu tư XDCB ngày càng có chất lượng, hạn chếdần tínhdàn trải, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.

- Chi thường xuyên: Quan tâm hơn một số nhiệm vụ chi thường xuyênchủ yếunhư:Đối với chi giáo dục- đào tạo, dạy nghề; chi khoa học- công nghệ là các khoản chi ưu tiên, về nguyên tắc được bố trí với tốc độ tăng chi cao nhất trong các khoản chi thường xuyên.Yêu cầuđảm bảodự toánđối với 2 khoản này khôngđượcthấp hơn chỉ tiêu pháp lệnh đã đượcChính phủgiao.

- Một vấn đề cần quan tâm trong thẩm tra dự toán chi ngân sách là việc để lại phân bổ sau. Các đơn vị dự toán cần có biện pháp hạn chế đến mức tối đa nội dung này, nhằm khắc phục tình trạng “ xin- cho”, tạo sự chủ động trong điều hành ngân sách cho đơn vị sử dụng.

- Ngoài ra, Ban Kinh tế và Ngân sách cũng quan tâm đến việc lập dự toán khoản chi dự phòng có đảm bảo tỷ lệ quy định? Về khoản chi này, qua nhiều năm giám sát, đối với ngân sách cấp huyện thường lập thấp hơn tỷ lệ quy định.

2. Hạn chế: Mặc dù đã đạt được những kết quả bước đầu trong thẩm tra, giám sát dự toán ngân sách địa phương nhưng trong thời gian qua còn bộc lộ một số khó khăn, hạn chế như sau:

- Một số Báo cáoquan trọngcủa UBNDthường gửi đếnquá chậm so với quy định của Luật ( Báo cáo dự toán, quyết toán ngân sách; báo cáo về kế hoạch đầu tư công); mẫu biểubáo cáovề ngân sách nhiều, rườm rà phức tạp nên đa số đại biểuHĐND khóhiểu, khó tiếp cận; mặt khác việc cung cấp thông tin cho đại biểu nhiều khi không đầy đủ và thiếu kịp thời, đại biểu không đủ thời gian nghiên cứu nên ngại thảo luận, chất vấn cơ quan chuyên môn và UBND tỉnh dẫn đến chất lượng quyết định về tài chính ngân sách có nội dung, có khi còn hình thức;

- Cơ chế hoạt động của HĐND quyết định theo đa số nên một số ý kiến phản biện khi thẩm tra mặc dù có chất lượng, có tính thực tiễn nhưng chưa được tiếp thu triệt để cũng ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả khi triển khai thực hiện Nghị quyết; phần nào gây tâm lý e ngại cho một số đại biểu tâm huyết.

- Giám sát việc thực hiện kiến nghị của các đoàn giám sát chưa được quan tâm đúng mức; chế tài xử lý đối với cá nhân, tổ chức không chấp hành đúng Nghị quyết của HĐND hoặc vi phạm một số nội dung của các quy định của nhà nước cấp trên chưa cụ thể, có lúc chưa triệt để, thiếu nghiêm túc làm cho hiệu lực, hiệu quả giám sát chưa đáp ứng mong muốn;

III. Một sốkinh nghiệmnâng cao chất lượng thẩm tra, giám sát việc thực hiện ngân sách địa phương

Để nâng cao hiệu quả hoạt động thẩm tra, giám sát việc thực hiện ngân sách địa phương của Hội đồng nhân dânrất cần nhiều giải pháp đồng bộ. Tuy nhiên qua kết quả hoạt động giám sát, qua thực tế hoạt động, trong phạm vi cơ quan dân cử địa phương, chúng tôi thấy cần thực hiện tốt một số biện pháp sau:

Một là:- Đại biểu phải có trình độ chuyên môn, có kỹ năng và phương pháp; nắm chắc thông tin và am hiểu pháp luật về các vấn đề giám sát (Luật Ngân sách và các văn bản hướng dẫn thực hiện, Nghị quyết của HĐND,về tình hình kinh tế - xã hội ở địa phương…) ; chuẩn bị thu thập, cập nhật thông tin, tài liệu, các văn bản pháp lý và chuẩn bị một số nội dung cần làm rõ liên quan đến nội dung thẩm tra, vấn đề giám sát để cung cấp sớm cho đại biểu. Trong thời gian qua, Phòng Kinh tế và Ngân sách đã chủ động và thực hiện tốt công việc này. Nhờ vậy đại biểu có đủ thời gian nghiên cứu trước, chủ động, tự tin trong chuẩn bị câu hỏi liên quan nội dung thẩm tra giám sát để yêu cầu cơ quan chuyên môn và UBND tỉnh giải trình.

Hai là: Trước mỗi đợt thẩm tra, Ban Kinh tế và Ngân sách đã phân công các thành viên Ban có chuyên môn, lĩnh vực công tác phù hợp chịu trách nhiệm chủ trì nghiên cứu sâu hơn và có ý kiến bằng văn bản, trình bày tại hội nghị thẩm tra

Ba là: Dự thảo lịch thẩm tra sớm, khoa học để thành viên và đại biểu chủ động bố trí tham gia đầy đủ.

Bốn là : Thực hiện giám sát thường xuyên, liên tục, có chọn lọc, có chủ định. Tăng cường giám sát việc thực hiện các kiến nghị của các đoàn giám sát về tài chính- ngân sách.

Năm là:Ban Kinh tế và Ngân sách cần chủ động tham gia ngay từ khâu soạn thảo, cho ý kiến về các nội dung thẩm tra nói chung và chuẩn bị lập dự toán ngân sách hàng năm nói riêng./.

Ban Kinh tế và Ngân sách HĐND tỉnh