bna-z4856076520866-1793a3ccee94bddd02247edba2926df8-5219.jpg.webp
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các đồng chí lãnh đạo Quốc hội, Chính phủ trao đổi với ĐBQH bên lề phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Ảnh: Nam An

Sáng 7/11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì và điều hành của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Quốc hội tiếp tục tiến hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn nhóm lĩnh vực nội chính, tư pháp, gồm các vấn đề liên quan đến lĩnh vực tư pháp; nội vụ; an ninh, trật tự, an toàn xã hội; thanh tra; tòa án; kiểm sát; kiểm toán.

Tại phiên chất vấn có nhiều đại biểu nêu ý kiến đối với lĩnh vực Nội vụ, đặc biệt là nội dung liên quan đến chính sách cải cách tiền lương.

bna-z4856076498757-a2d1045e95dd1248a9896f3027efc729-7744.jpg.webp
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì và điều hành phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Ảnh: Nam An

Trả lời ý kiến đại biểu về xây dựng vị trí việc làm để chuẩn bị cho cải cách tiền lương nói riêng, cho quản lý, cơ cấu lại, nâng cao chất lượng, xác định chức nghiệp công vụ nói chung, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết đây là nhiệm vụ rất quan trọng.

Trước hết, để cải cách tiền lương, thời điểm này, chúng ta đã hoàn thành danh mục vị trí việc làm. Từ năm 2016 đến nay, cơ bản các bộ, ngành, địa phương đã thực hiện việc xây dựng vị trí việc làm; tuy nhiên, chưa hoàn thiện, chưa đảm bảo được một cách đầy đủ, khoa học, căn cơ.

bna-z4856425067530-2402f06f9395cb2dd2228f6f44e4dde6-6523.jpg.webp
Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà trả lời chất vấn. Ảnh: Nam An

Thực hiện Nghị định số 62, Nghị định 106 của Chính phủ, các cơ quan sắp hoàn thiện toàn bộ các nội dung; qua đó, đảm bảo triển khai đồng bộ, toàn diện trong hệ thống hành chính Nhà nước.

Tuy nhiên, đối với các cơ quan thuộc khối Đảng, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội, cần có sự chỉ đạo thống nhất để đảm bảo sự đồng bộ trong hệ thống chính trị.

Đối với Quốc hội, Ban Công tác đại biểu sẽ triển khai công tác này, đảm bảo việc xây dựng vị trí việc làm để thực hiện trả lương theo vị trí việc làm có thể đáp ứng được tinh thần triển khai chính sách cải cách tiền lương.

bna-z4856633706260-a6cb48175f885e126ef8e4e4f9b5924d-6621.jpg.webp
Bí thư Tỉnh ủy Thái Thanh Quý - Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh và các ĐBQH Đoàn Nghệ An tại tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Ảnh: Nam An

Đồng thời, đối với lương cho giáo viên, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà cho biết, trong việc thực hiện các chính sách cải cách tiền lương, quan điểm của Đảng về lương nhà giáo được ưu tiên xếp thang bảng lương cao nhất trong hệ thống hành chính sự nghiệp là rất nhất quán.

Trước mắt, cần nhìn một cách tổng thể, tổng thu nhập của nhà giáo hiện nay gồm có lương và tiền lương theo các bậc chức danh nghề nghiệp, các loại phụ cấp lương, tuy nhiên, do tính chất đặc thù nên vẫn còn thấp.

Do đó, Bộ trưởng cho biết, trong thời gian tới đây, khi thực hiện các chính sách tiền lương, Bộ Nội vụ sẽ căn cứ Nghị quyết 27, đặc biệt là quán triệt tinh thần Nghị quyết 29 của Ban Chấp hành Trung ương, đó là lương nhà giáo được ưu tiên xét theo thang, bảng lương cao nhất trong hệ thống hành chính sự nghiệp.

bna-z4856633701686-9c6092f92126613c6a88c68ae342de7d-7038.jpg.webp
Các ĐBQH Đoàn Nghệ An tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Ảnh: Nam An

Theo đó, Bộ Nội vụ sẽ phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo rà soát lại các quy định về tiền lương, nhất là tiền lương mới và dự kiến phụ cấp ưu đãi nghề cao nhất đối với nhà giáo để trình cấp có thẩm quyền xem xét và quyết định.