z4239670796549_c6a18aa2f2ad0b23d-1680752754210.jpg
ĐBQH Nguyễn Vân Chi (Nghệ An) phát biểu tại Hội nghị

Cụ thể, theo ĐBQH Nguyễn Vân Chi: Về phương pháp đánh giá hồ sơ dự thầu, Điều 62 của Dự thảo Luật có quy định 2 phương pháp. Theo đó, phương pháp thứ nhất là đánh giá lợi ích xã hội, lợi ích Nhà nước được áp dụng để đánh giá nhà đầu tư chào phương án thực hiện dự án đầu tư kinh doanh có hiệu quả sử dụng đất hoặc hiệu quả đầu tư, phát triển ngành, lĩnh vực cao nhất. Phương pháp thứ hai là đánh giá theo tiêu chí cố định được áp dụng đối với dự án có yêu cầu đặc thù theo quy định của pháp luật quản lý ngành, lĩnh vực mà cần xác định tiêu chí cố định khi đánh giá hiệu quả đầu tư, phát triển ngành, lĩnh vực.

Đối với các phương pháp khác được quy định chung tại dự thảo luật, đại biểu Nguyễn Vân Chi đề nghị làm rõ thêm thời điểm bên mời thầu báo cáo cơ quan có thẩm quyền xem xét các phương pháp khác trong chu trình đấu thầu, chu trình đánh giá hồ sơ dự thầu, xét duyệt trúng thầu. Phương pháp khác này được cơ quan mời thầu xây dựng trên cơ sở nào, có đề cập trong hồ sơ mời thầu hay không?

z4239675737882_dcbd440a585e5489f-1680752812453.jpg
ĐBQH Thái Thị An Chung và các ĐBQH tham dự Hội nghị

Bên cạnh đó, góp ý thêm vào dự án Luật, ĐBQH Nguyễn Vân Chi cũng đề nghị làm rõ, trong trường hợp phương pháp khác này được xác định trước, được đưa vào trong hồ sơ mời thầu, thì liệu có cách nào tránh được việc các cơ quan mời thầu xây dựng cơ chế mời thầu, xét duyệt thầu khác nhau theo từng dự án? Cơ chế này có mở rộng hơn so với quy định của Luật Đấu thầu hay không?... Trên cơ sở đó, ĐBQH Nguyễn Vân Chi đề nghị cần cân nhắc kỹ đối với các dự án đấu thầu có liên quan đến sử dụng đất, bất động sản.