Mặc dù vậy, cử tri huyện Quỳnh Lưu phản ánh thực trạng quy định này khó thực hiện trong các trường tiểu học vì cấp tiểu học không thu học phí, vì vậy các trường tiểu học không có nguồn thu. Cử tri kiến nghị có cơ chế, chính sách đồng bộ để các nhà trường có thể thực hiện tự chủ, nhất là đối với cấp tiểu học.
Ngày 26/7/2023, Bộ Nội vụ có Văn bản số 3990/BNV-TCBC trả lời kiến nghị cử tri. Theo đó:
Thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 khóa XII về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm: (1) Xây dựng định mức giáo viên trong các cơ sở giáo dục từ bậc học mầm non đến phổ thông trung học, phù hợp với điều kiện, đặc điểm vùng, miền; (2) Hướng dẫn xây dựng mức học phí đào tạo một học sinh của từng bậc học theo từng vùng, miền, làm cơ sở cho các cơ sở giáo dục chủ động xây dựng dự toán kinh phí hoạt động phù hợp với quy mô tuyển sinh theo từng năm học để báo cáo các cấp quản lý phân bổ ngân sách theo cơ chế đặt hàng và (3) phối hợp với Bộ Tài chính hướng dẫn việc đổi mới phương thức cấp phát ngân sách theo số lượng biên chế sang đặt hàng theo quy mô học sinh phù hợp với từng bậc học, từng vùng, miền theo yêu cầu của Nghị quyết số 75/2022/QH15 ngày 15/11/2022 của Quốc hội về hoạt động chất vấn tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khoá XV. Trên cơ sở đó, các cơ sở giáo dục (trong đó có cấp tiểu học) xây dựng Đề án tự chủ, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Mức độ tự chủ về tài chính được xác định phù hợp với tỷ lệ nguồn thu sự nghiệp (mức học phí X quy mô học sinh) theo cơ chế đặt hàng/tổng chi thường xuyên của cơ sở giáo dục, phù hợp với lộ trình tính đủ giá, phí theo quy định của Chính phủ. Theo đó, từng bước thực hiện cơ cấu lại theo hướng giảm số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước, tăng số lượng người làm việc hưởng lương từ nguồn thu sự nghiệp tương ứng với mức độ tự chủ về tài chính theo Đề án tự chủ.
Khi thực hiện được đồng bộ các giải pháp nêu trên sẽ thực hiện được mục tiêu: (1) Nâng cao được chất lượng giáo dục; (2) Bố trí đủ giáo viên theo định mức, bảo đảm phù hợp với chỉ đạo của Bộ Chính trị “có học sinh thì phải có giáo viên đứng lớp” và giảm số lượng người làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước theo Nghị quyết số 19-NQ/TW; (3) Thực hiện được phổ cập giáo dục trung học cơ sở và thí điểm phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo tại một số tỉnh, thành phố; (4) Nâng cao mức độ tự chủ của các cơ sở giáo dục, tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục chủ động, linh hoạt bố trí nhân lực, khắc phục triệt để tình trạng thừa, thiếu giáo viên do biến động về quy mô học sinh giữa các năm học như hiện nay (các cơ sở giáo dục chủ động ký hợp đồng thực hiện công việc chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định tại Nghị định số 111/2022/NĐ- CP ngày 30/12/2022 của Chính phủ về hợp đồng đối với một số loại công việc trong cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập)./.