Hồi tháng 9/2022, mưa lớn, cộng với thủy điện ở thượng nguồn xả lũ khiến nhiều xã trên địa bàn huyện Thanh Chương bị nước lũ chia cắt, cô lập nhiều ngày. |
Trong quá trình vận hành cắt giảm lũ cho hạ du, nếu mực nước hồ có khả năng đạt đến cao trình 200m, Giám đốc Công ty Thủy điện Bản Vẽ điều chỉnh dần lưu lượng xả qua công trình, sao cho khi mực nước hồ đạt đến cao trình 200m thì lưu lượng nước xả qua công trình bằng lưu lượng lũ về hồ và chuyển sang chế độ bảo đảm an toàn công trình.
Nếu lưu lượng lũ về hồ ở mức từ 1.000m3/s đến 1.200m3/s, Giám đốc Công ty Thủy điện Bản Vẽ chủ động vận hành duy trì mực nước hồ tại thời điểm đó. Khi lưu lượng về hồ giảm dần về dưới 1.000 m3/s và không có khả năng tăng trở lại, vận hành hạ dần mực nước hồ về mực nước cao nhất trước lũ.
Hàng trăm cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 324-Quân khu 4 và Ban Chỉ huy quân sự huyện Thanh Chương tổ chức giúp nhân dân khắc phục hậu quả mưa lũ xảy ra hồi tháng 9/2022. |
Để chủ động ứng phó, hạn chế thiệt hại trong thời gian vận hành cắt giảm lũ cho hạ du, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai-Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh Nghệ An cũng đã ban hành văn bản hỏa tốc đề nghị Ủy ban nhân dân các huyện: Tương Dương, Con Cuông, Anh Sơn, Đô Lương, Thanh Chương, Nam Đàn, Hưng Nguyên, Nghi Lộc và thành phố Vinh; thủ trưởng các sở, ban, ngành cấp tỉnh, giám đốc các công ty TNHH thủy lợi và các đơn vị liên quan thông báo đến các cấp chính quyền, người dân, các tổ chức có hoạt động trên sông, ven sông;... biết thông tin xả lũ hồ thủy điện để chủ động các biện pháp phòng tránh bảo đảm an toàn về người, tài sản.
Các đơn vị trên cũng được yêu cầu rà soát phương án phòng chống lũ, đặc biệt là hệ thống đê điều, các khu tập trung dân cư ở bãi sông để sẵn sàng triển khai ứng phó.