cu-tri-nguyen-viet-man.png

Phát triển kinh tế biển là một trong những trụ cột quan trọng được xác định rõ trong Nghị quyết số 39 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; trong Quy hoạch tỉnh Nghệ An thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Trong đó, nuôi trồng, khai thác, chế biến hải sản là một trong những ngành trọng tâm được ưu tiên đầu tư phát triển.

Xã Diễn Bích là địa bàn trọng điểm phát triển kinh tế biển của huyện Diễn Châu; đã được UBND tỉnh đưa vào kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 đối với dự án xây dựng, nâng cấp hạ tầng dịch vụ nghề cá tại Lạch Vạn với nguồn vốn khoảng 100 tỷ đồng.

Khi dự án này được triển khai và đưa vào sử dụng sẽ tạo ra khu hậu cần nghề cá tập trung của huyện Diễn Châu và các địa phương lân cận. Vì vậy, đề nghị tỉnh quan tâm bố trí vốn để đầu tư xây dựng, sớm đưa dự án vào khai thác, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế biển, để ngư dân yên tâm bám biển.

uploaded-hagiangbna-2019_03_19-_bna_lach_van_sachnguyen_58112701_1932019.jpg
Lạch Vạn thường xuyên tấp nập tàu thuyền đánh bắt của ngư dân các làng chài dọc huyện Diễn Châu. Ảnh tư liệu: Sách Nguyễn

Cùng với đó, cửa Lạch Vạn hiện đã bị bồi lắng, làm giảm độ sâu và thay đổi dòng chảy, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động ra - vào tàu, thuyền của ngư dân 8 xã ven biển (huyện Diễn Châu), nhất là 2 xã Diễn Bích và Diễn Ngọc. Đặc biệt, đã có trường hợp khi sóng to đánh vào làm hư hỏng tàu thuyền, có người tử nạn. Vì vậy, đề nghị tỉnh có chủ trương và kế hoạch bố trí vốn thực hiện nạo vét, khơi thông luồng lạch tại cửa Lạch Vạn.

Một vấn đề nữa là hiện trên địa bàn xã có 2 hợp tác xã sản xuất muối đã dừng hoạt động, đất để hoang hóa, nên người dân kiến nghị giao đất cho người dân sử dụng; đề nghị tỉnh nghiên cứu giải quyết kiến nghị của cử tri xã Diễn Bích về nội dung này.

-----

cu-tri-luong-van-doi.png

Thời gian qua, triển khai xây dựng nông thôn mới, xã Quỳnh Lương nói riêng và các xã ở huyện Quỳnh Lưu nói chung đã huy động nguồn ngân sách và xã hội hóa đầu tư, hoàn thiện hạ tầng giao thông đồng bộ; trong đó có nhiều tuyến đạt chuẩn kiểu mẫu, đáp ứng tiêu chí: sáng, xanh, sạch, đẹp. Bên cạnh tạo sự đi lại thuận lợi cho người dân còn góp phần xây dựng cảnh quan nông thôn khang trang, hiện đại, văn minh.

Để đảm bảo hệ thống giao thông kết nối đồng bộ, hiện đại giữa các tuyến giao thông: đường xã, đường huyện, đường tỉnh và quốc lộ; đề nghị HĐND, UBND tỉnh quan tâm đầu tư, nâng cấp tổng thể Tỉnh lộ 537B, đoạn qua các xã bãi ngang huyện Quỳnh Lưu, bởi hàng năm, dù được nâng cấp, nhưng do duy tu, bảo dưỡng nhỏ, mỗi khi mưa xuống lại hư hỏng, ảnh hưởng đi lại, giao thương buôn bán, phát triển kinh tế của người dân. Nội dung này được cử tri xã Quỳnh Lương phản ánh, kiến nghị liên tục 3 năm gần đây tại các kỳ tiếp xúc cử tri, nhưng vẫn chưa được giải quyết.

uploaded-huuquanbna-2020_08_10-_bna_dong_rau_quynh_luong__anh_nhat_thanh4801739_1082020.jpg
Đồng rau xã Quỳnh Lương, huyện Quỳnh Lưu. Ảnh tư liệu: Nhật Thanh

Cùng với đó, việc đầu tư xây dựng tuyến đường ven biển chạy cắt ngang cánh đồng hàng trăm héc- ta rau màu xã Quỳnh Lương, làm chặn toàn bộ dòng chảy; trong khi tuyến đường không được thiết kế mương thoát nước mà chỉ lắp đặt một số ống cống, không đảm bảo việc thoát nước. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sản xuất của người dân, nhất là mùa mưa dễ có nguy cơ mất trắng hoa màu; kiến nghị các cấp, ngành có chức năng tháo gỡ.

 

cu-tri-kim-van-huong.png

Hiện nay, trên địa bàn xã Châu Hồng có một số diện tích đất rừng sản xuất của người dân ở bản Ngọc, bản Huống, bản Phảy đang chồng lấn với diện tích đất do Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống quản lý. Diện tích đất rừng sản xuất này của người dân đã được Nhà nước giao và cấp “bìa” theo Nghị định 163 của Chính phủ từ năm 2006. Năm 2013, UBND tỉnh giao Ban Quản lý rừng phòng hộ huyện Quỳ Hợp quản lý chồng lấn diện tích đất rừng người dân đã được cấp “bìa” (nay là Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống quản lý). Mặc dù thời gian qua, đoàn công tác của Sở Tài nguyên và Môi trường đã trực tiếp kiểm tra, khảo sát thực tế, đồng thời tiến hành “bóc tách” diện tích chồng lấn để giao cho người dân sản xuất, tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa hết, cho nên tiếp tục kiến nghị tỉnh rà soát, nghiên cứu “bóc tách”, chuyển đổi diện tích đất rừng phòng hộ thuộc quyền sử dụng của người dân đã được cấp “bìa” giao cho các hộ sản xuất, cải thiện cuộc sống.

uploaded-tienhungbna-2023_03_14-_bna-s1-2020.jpg
Một góc xã Châu Hồng. Ảnh tư liệu: T.H

Cùng với chồng lấn đất lâm nghiệp giữa hộ gia đình với Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống, trên địa bàn xã Châu Hồng hiện còn có tình trạng chồng lấn đất ở, đất vườn của người dân tại bản Phảy, bản Ngọc, bản Huống, bản Na Noong, bản Hy, với đất lâm nghiệp, trong đó có một phần đất do Ban Quản lý Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Huống quản lý.

Điều này đang gây khó khăn trong công tác quản lý nhà nước về đất đai tại địa phương; đặc biệt là quyền lợi của người dân bị ảnh hưởng khi muốn cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không thể thực hiện. Vấn đề cần được tỉnh quan tâm rà soát, nghiên cứu để tháo gỡ sớm cho người dân.

cu-tri-nguyen-van-canh.png

Xã Thọ Sơn cách trung tâm huyện Anh Sơn gần 40 km; đây là địa bàn miền núi, có nhiều yếu tố tự nhiên và xã hội khó khăn, nhất là đường giao thông, hệ thống thủy lợi phục vụ sản xuất. Mặc dù vậy, cùng với sự phát triển chung của xã hội; thời gian qua, cấp ủy, chính quyền và nhân dân xã Thọ Sơn đã phát huy ý chí tự lực, tự cường, khắc phục khó khăn để vươn lên, đưa địa phương ra khỏi danh sách xã đặc biệt khó khăn (hiện chỉ còn 2/6 thôn đặc biệt khó khăn); đồng thời, đã thực hiện được 12/19 tiêu chí nông thôn mới.

Tuy nhiên, để xã đạt chuẩn nông thôn mới trong năm 2024 này theo quyết tâm của cấp ủy, chính quyền và nhân dân xã Thọ Sơn thì vẫn đang còn nhiều khó khăn, vất vả. Trong 7 tiêu chí chưa đạt thì có một số tiêu chí đòi hỏi phải có nguồn lực lớn, như tiêu chí về cơ sở vật chất văn hóa, hiện tại xã chưa có trụ sở UBND xã, chưa có nhà văn hóa đa chức năng cấp xã đạt tiêu chuẩn theo quy định. Hay tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn cũng chưa đạt chuẩn. Trong khi đó, đời sống của người dân chủ yếu dựa vào nông nghiệp, phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên - xã duy nhất trong huyện không có hệ thống kênh mương tưới tiêu, nên thu nhập bình quân đầu người hiện chỉ đạt 35 triệu đồng/năm, đồng nghĩa với việc huy động sức dân xây dựng NTM hạn chế.

mot-goc-xa-tho-son-anh-son-anh-quang-dung.jpg
Một góc xã Thọ Sơn (Anh Sơn). Ảnh: Quang Dũng

Từ thực tiễn đó, địa phương kiến nghị tỉnh kịp thời bố trí vốn theo kế hoạch để triển khai đầu tư các công trình, dự án chợ nông thôn, nhà văn hóa thôn, bản và đường giao thông; đồng thời, có cơ chế, chính sách đầu tư hỗ trợ mang tính đặc thù để xã Thọ Sơn xây dựng mới trụ sở xã và quy hoạch, xây dựng trường mầm non về một điểm; góp phần thúc đẩy sự phát triển của địa phương, rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các xã và giữa các vùng, miền, bởi xây dựng chuẩn nông thôn mới là sự phát triển toàn diện về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh và xây dựng hệ thống chính trị.

 

cu-tri-dang-minh-hue.png

Năm 2000, tại xã Nghi Văn (Nghi Lộc) đã triển khai Dự án thủy lợi Đập Lim. Khi hoàn thành, đưa vào sử dụng, ở thời điểm mùa mưa lũ năm 2002, nước dâng làm ngập vườn, nhà ở của 9 hộ dân. Trước tình hình đó, huyện Nghi Lộc có chủ trương bố trí đất tái định cư và vận động các hộ dân đổi đất, di chuyển đến nơi ở khác. Tuy nhiên, từ đó đến nay, sau 22 năm đến nơi ở mới, người dân vẫn chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Vấn đề này mặc dù đã được các hộ dân phản ánh qua nhiều kỳ tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND xã, HĐND huyện và trực tiếp đến Sở Tài nguyên và Môi trường nhưng vẫn chưa được giải quyết.Bên cạnh không được làm chủ về mặt pháp lý trên mảnh đất của chính mình, thì hiện nay các hộ muốn thế chấp đất ở để vay ngân hàng phát triển kinh tế, thậm chí có hộ có người bị bệnh hiểm nghèo, muốn vay tiền để chữa bệnh cũng không được. Vì vậy, các hộ dân kiến nghị và mong muốn huyện Nghi Lộc và tỉnh quan tâm phối hợp để tháo gỡ vướng mắc, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đảm bảo quyền lợi cho người dân.

Mai Hoa (ghi)