Về kiến nghị của cử tri xã Nghi Yên, huyện Nghi Lộc, UBND tỉnh đã chỉ đạo các Sở, ngành, địa phương tiếp thu, nghiên cứu và giải quyết, kết quả đến nay như sau:

Lịch sử hình thành khu rừng đặc dụng tại xã Lăng Thành rừng Lim tại xã Lăng Thành từ 1954 trở về trước thuộc quyền sử dụng, quản lý của một số cá nhân, dòng họ. Sau năm 1954, thực hiện chủ trương của Đảng và nhà nước về quốc hữu hóa tài sản tư nhân, các hộ gia đình và dòng họ có diện tích rừng Lim tự nguyện đóng góp tài sản nhà nước (tài sản hợp tác xã). Năm 2001, nhà nước đã cấp GCNQSD đất diện tích rừng Lim cho các hộ dân tại xã Lăng Thành, cụ thể có 129 hộ gia đình được cấp đất rừng phòng hộ ít xung yếu và 04 hộ cấp GCNQSD đất rừng sản xuất diện tích 106,4 ha, thời hạn giao 50 năm.

Ảnh minh họa

Năm 2014, tại Quyết định số 112/QĐ-UBND ngày 10/01/2014, UBND tỉnh Nghệ An đã phê duyệt Quy hoạch rừng đặc dụng gắn với di tích lịch sử văn hóa cảnh quan huyện Yên Thành đến năm 2020. Theo đó, tổng diện tích trên địa bàn huyện Yên Thành là 1.019,8 ha, trong đó tại xã Lăng Thành được quy hoạch với diện tích 112,6 ha; Tiếp đó, tại Quyết định số 48/2014/QĐ-UBND ngày 15/8/2014 về việc điều chỉnh quy hoạch 3 loại rừng tỉnh Nghệ An, UBND tỉnh đã phê duyệt quy hoạch rừng đặc dụng tại xã Lăng Thành là 112,6 ha, trong đó có 106,4 ha rừng Lim quy hoạch tập trung tại rừng đặc dụng Rú Gám (rừng Lim tại xã Lăng Thành, rú Gám tại xã Tăng Thành, 2 địa danh các xa nhau; thông tin sai, hỏi lại đảm bảo chính xác ……..). Năm 2024, theo Quyết định số 895/QĐ-TTg ngày 24/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050 thì diện tích rừng Lim tại xã Lăng Thành được quy hoạch rừng đặc dụng là 83,32 ha.

- Về thực trạng công tác quản lý, bảo vệ rừng đặc dụng tại xã Lăng Thành:

+ Năm 2014, mặc dù khu rừng Lim tại xã Lăng Thành được quy hoạch rừng đặc dụng gắn với di tích lịch sử văn hóa, nhưng nhà nước chưa có phương án bồi thường tài sản trên đất cho người dân và thu hồi bìa đất đã giao cho dân.

+ Trong bìa đất lâm nghiệp giao cho hộ gia đình ghi rừng Lim trồng (mà không ghi rừng Lim tự nhiên), không ghi mật độ, trữ lượng, trạng thái rừng Lim, cơ sở pháp lý lúc giao không chặt chẽ, nên hiện nay rất khó khăn cho công tác quản lý bảo vệ rừng của các cơ quan nhà nước.

+ Sau khi được giao bìa, các hộ gia đình đã phát thực bì để trồng Keo, Bạch đàn xen vào rừng Lim. Các hộ dân phát quang để trồng xen cây nguyên liệu gỗ Keo, Bạch đàn trong rừng Lim, quá trình khai thác gỗ nguyên liệu một số hộ đã đốt xử lý thực bì, làm cho quá trình sinh trưởng cây Lim bị ảnh hưởng đến phát triển, gây khó khăn cho công tác bảo vệ.

+ Rừng Lim là cây gỗ tự nhiên được giao cho dân lâu dài (50 năm), thuộc sở của nhà nước không được khai thác. Vì vậy, người dân không có lâm sản phụ để dân hưởng hoa lợi kinh tế từ rừng, tiền khoán bảo vệ rừng hàng năm thấp, nên sau khi được giao đất, giao rừng các hộ gia đình thường không quan tâm đến bảo vệ rừng Lim, quá trình bị sâu bệnh hại không có báo cáo, cũng như không đưa ra biện pháp phòng trừ.

- Về kết quả kiểm tra, xử lý vi phạm về lĩnh vực lâm nghiệp:

+ Năm 2015, xảy ra 2 vụ vi phạm khai thác rừng trái phép, điển hình là hộ ông Đào Quốc Hương, xóm 5 xã Lăng Thành, đã khai thác 2,4 m3 gỗ tạp tại tiểu khu 877B, vụ việc đã được Ủy ban nhân dân xã Lăng Thành phối hợp với Ban quản lý rừng phòng hộ, Hạt kiểm lâm xử lý theo quy định của pháp luật.

+ Năm 2016, đã phát hiện 20 hộ vi phạm tự ý khai thai thác gỗ tạp, xử lý thực vùng quy hoạch rừng đặc dụng để trồng Keo nguyên liệu, các hộ vi phạm trên đã được Ủy ban nhân dân xã Lăng Thành phối hợp với Ban quản lý rừng phòng hộ, Hạt kiểm lâm xử lý theo quy định của pháp luật.

+ Từ năm 2017 đến năm 2024, khu vực rừng đặc dụng có xảy ra một số vụ việc các hộ dân tự ý khai thác cây gỗ tạp, cắt tỉa cành nhánh, phát đốt dọn thực bì để trồng cây Keo. Điển hình là vào tháng 6/2024, đã xử phạt 01 vụ người dân vi phạm hành chính phát đốt xử lý thực bì trong rừng đặc dụng. Các vụ việc đã được Ủy ban nhân dân xã Lăng Thành phối hợp với Ban quản lý rừng phòng hộ, Hạt kiểm lâm xử lý nghiêm, kịp thời theo quy định của pháp luật.

Như vậy, các vụ việc khai thác rừng trái phép xảy ra tại khu rừng đặc dụng tại xã Lăng Thành đã được các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương phát hiện và xử lý kịp thời.