Các đồng chí: Võ Thị Minh Sinh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; Thái Thị An Chung - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; Trần Nhật Minh - đại biểu Quốc hội chuyên trách chủ trì hội nghị.
Cùng dự hội nghị có các đồng chí: Thiếu tướng Trần Đức Thuận - Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội; Hoàng Minh Hiếu - Ủy viên Thường trực Ủy ban Pháp luật của Quốc hội; Nguyễn Như Khôi - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh; lãnh đạo các ban HĐND tỉnh...
Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026, Nghệ An đã bầu 13 vị đại biểu Quốc hội; bao gồm 6 đại biểu công tác tại Trung ương và 7 đại biểu công tác tại địa phương.
Sau gần 1 năm hoạt động, mặc dù trong bối cảnh hết sức đặc biệt do ảnh hưởng dịch Covid-19, song Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh đã có một số đổi mới trong hoạt động tiếp xúc cử tri, như tổ chức hình thức tiếp xúc cử tri trực tiếp và trực tuyến để phù hợp với tình hình dịch Covid-19. Công tác tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri đảm bảo đầy đủ và chuyển đến các cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
Đại biểu Quốc hội chuyên trách Trần Nhật Minh báo cáo hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội từ đầu nhiệm kỳ đến nay. Ảnh: Mai HoaĐoàn đại biểu Quốc hội tỉnh cũng đã đổi mới công tác giám sát, đôn đốc, theo đuổi việc giải quyết, trả lời ý kiến kiến nghị của cử tri từ các cấp, các ngành đảm bảo chất lượng, hiệu quả cao hơn.
Mặt khác, kết quả giải quyết thông qua Thường trực HĐND và Ban Thường trực Ủy ban MTTQ cấp huyện được gửi về cơ sở đến tận cử tri.
Đồng chí Võ Thị Minh Sinh - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh điều hành thảo luận tại hội nghị. Ảnh: Mai HoaBên cạnh khẳng định những chuyển động trong hoạt động tiếp xúc cử tri, ý kiến tham luận tại hội nghị cũng thẳng thắn nêu lên nhiều tồn tại, hạn chế.
Vấn đề được nhiều ý kiến nêu là hình thức tiếp xúc cử tri chưa đa dạng, phong phú. Ý kiến của cử tri tại các hội nghị tiếp xúc cử tri đang chủ yếu phản ánh những kiến nghị, mong muốn mang tính quyền lợi của mình hay gia đình hoặc cộng đồng dân cư mà chưa có nhiều ý kiến mang tính đóng góp xây dựng chủ trương, chính sách.
Việc thông tin, trả lời kết quả giải quyết kiến nghị cử tri có khi chưa đến được với người có kiến nghị…
Đồng chí Nguyễn Như Khôi - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó Chủ tịch HĐND tỉnh nêu một số giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả tiếp xúc cử tri, trong đó, tăng cường tiếp xúc chuyên đề theo chuyên môn của từng đại biểu và lựa chọn địa bàn trọng điểm; đồng thời cần lựa chọn thời gian, địa điểm tổ chức tiếp xúc cử tri theo hướng thuận lợi cho cử tri hơn là thuận lợi cho đại biểu. Ảnh: Mai HoaTránh “biến” cuộc tiếp xúc cử tri thành cuộc tiếp dân
Để khắc phục những tồn tại, hạn chế trong công tác tiếp xúc cử tri hiện nay, tại hội nghị, nhiều ý kiến đã gợi mở, đưa ra các giải pháp để hoạt động này hiệu quả cao hơn.
Theo nhiều đại biểu, để tránh “biến” cuộc tiếp xúc thành cuộc tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của cử tri, nhân dân tại các kỳ tiếp xúc, các đại biểu Quốc hội cần lựa chọn những nội dung “nóng”, cử tri quan tâm để thông tin và gợi mở, hướng cử tri tập trung cho ý kiến; đồng thời phát huy vai trò chủ trì điều hành hội nghị.
Có ý kiến cho rằng, các cuộc tiếp xúc cử tri, thành phần mời tham gia cùng đại biểu Quốc hội cần có đại diện Thanh tra các cấp.Cũng liên quan đến thành phần tham gia tiếp xúc cử tri cùng các đại biểu Quốc hội, có ý kiến cho rằng, có tình trạng một số, ngành, cấp tỉnh cử đại diện đi cho có, nên quá trình trả lời, giải trình ý kiến cử tri thuộc ngành mình chưa nắm chắc và trả lời không chất lượng, ảnh hưởng đến hình ảnh người cán bộ trong lòng cử tri. Đây là vấn đề các sở, ngành cần rút kinh nghiệm.
Ông Nguyễn Công Chức - Trưởng ban Dân vận Huyện ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện Yên Thành đề xuất các sở, ngành lựa chọn cán bộ tham gia cùng đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri phải nắm chắc các vấn đề thuộc ngành để trả lời xác đáng trước cử tri. Ảnh: Mai Hoa Để tránh tình trạng cử tri “chuyên nghiệp”, cử tri đại diện tại các cuộc tiếp xúc cử tri, nhiều đại biểu kiến nghị Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh cần đổi mới hình thức tiếp xúc cử tri theo hướng tăng cường tiếp xúc chuyên đề, lựa chọn nội dung cử tri quan tâm, bức xúc và địa bàn trọng tâm để tổ chức tiếp xúc; gắn với thay đổi thời gian tiếp xúc cử tri, có thể tổ chức vào ngày thứ Bảy, Chủ nhật và ngoài giờ hành chính… Ngoài tổ chức theo hội nghị bài bản, các đại biểu Quốc hội cần tăng cường tiếp xúc độc lập, đơn lẻ nhằm thu thập ý kiến, phản ánh chính xác, khách quan từ phía cử tri. Một số ý kiến kiến nghị cần lồng ghép hội nghị tiếp xúc đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp nhằm tiết kiệm thời gian cho cơ quan tổ chức và giảm thời gian cũng như việc đi lại của cử tri. Thiếu tướng Trần Đức Thuận - Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội chia sẻ một số thông tin và giải pháp giải quyết hiệu quả hơn kiến nghị của cử tri. Ảnh: Mai Hoa Nghiên cứu để đổi mớiKết luận hội nghị, đồng chí Thái Thị An Chung - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh cho rằng, để đưa hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội đúng quy định, phát huy vai trò cầu nối giữa đại biểu Quốc hội với cử tri và cơ quan chức năng các cấp, trước mắt cần nghiên cứu đổi mới hình thức tổ chức tiếp xúc cử tri, trong đó, cố gắng xây dựng kế hoạch, chương trình tiếp xúc cử tri sớm hơn và gửi về cho các địa phương để thông tin trước đến cử tri.
Đồng chí Thái Thị An Chung - Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh khẳng định, nhiều ý kiến nêu tại hội nghị sẽ được tiếp thu và triển khai ngay được, một số ý kiến cần kiến nghị với các cấp để chỉ đạo, tạo sự thống nhất chung. Ảnh: Mai HoaCùng với đó, các đại biểu Quốc hội, trước khi tiến hành tiếp xúc cử tri cần nắm lại các kiến nghị của cử tri cũng như việc giải quyết của các cấp ở kỳ trước để thông tin lại cho cử tri.
Mặt khác, các đại biểu Quốc hội phải chủ động, thường xuyên liên hệ với địa phương, cử tri, chủ động đề xuất đa dạng hóa hình thức tiếp xúc cử tri để nắm được nhiều ý kiến kiến nghị, đề xuất của cử tri; đồng thời về phía Thường trực HĐND và Ban Thường trực Ủy ban MTTQ cấp huyện cũng cần chủ động nắm bắt tình hình, dư luận xã hội tại địa phương để đề xuất Đoàn đại biểu Quốc hội tiếp xúc chuyên đề và đề xuất địa bàn tiếp xúc trọng tâm.
Phó trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh cũng mong muốn Thường trực HĐND và Ban Thường trực Ủy ban MTTQ cấp huyện quan tâm lựa chọn địa điểm, thời gian tổ chức hội nghị tiếp xúc cử tri phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho cử tri, vừa khắc phục cử tri “chuyên nghiệp”, cử tri đại diện.
Liên quan đến việc giải quyết kiến nghị cử tri, ngoài trách nhiệm của các cấp, các ngành, về phía đại biểu Quốc hội cần bám sát các ý kiến, bức xúc của cử tri để chủ động gặp gỡ, trao đổi với các cấp, các ngành tìm giải pháp giải quyết hiệu quả.
Các đại biểu trao đổi bên lề hội nghị. Ảnh: Mai HoaBên cạnh đó, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong hoạt động tiếp xúc cử tri, tổng hợp, theo dõi, trả lời việc giải quyết kiến nghị của cử tri từ các cấp và thông tin đến cử tri kết quả giải quyết.
Nhiều vấn đề, phản ánh tại hội nghị thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Ủy ban MTTQ Việt Nam cũng được Phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tiếp tục tiếp thu để kiến nghị, để có giải pháp nâng cao chất lượng tiếp xúc cử tri.