1. Cử tri các bản: Xốp Thặp, Na, Xốp Nhị, xã Hữu Lập, huyện Kỳ Sơn đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo hỗ trợ kinh phí dựng cột điện và kéo đường dây điện đi trong bản.

UBND tỉnh trả lời như sau:

Hiện tại ở khu vực miền núi, việc dân tự ý di dân, giãn dân, lập trang trại... xa khu vực dân cư và không có quy hoạch hệ thống điện diễn ra rất nhiều dẫn đến Ngành điện bị động trong việc đầu tư cấp điện, chi phí lớn và cần thời gian để xử lý. Đối với các tồn tại phát sinh nêu trên tại xã Hữu Lập. Công ty Điện lực Nghệ An sẽ khảo sát và tìm kiếm, tận dụng mọi nguồn vốn để cải tạo trong thời gian sớm nhất phục vụ nhân dân. Tuy nhiên địa phương cần có quy hoạch khu dân cư để ổn định an sinh xã hội và có kế hoạch, phương án đầu tư cấp điện lâu dài. Rất mong được sự thông cảm, chia sẻ của nhân dân và các ban ngành chức năng.

  1. Cử tri các bản: Ka Dưới, Phù Quặc 2, Kèo Bắc, Xiềng Xí, Huồi Thum, xã Na Ngoi, huyện Kỳ Sơn đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo xác định rõ khu vực đất sản xuất, đất rừng phòng hộ để nhân dân yên tâm sản xuất.

UBND tỉnh trả lời như sau:

Ngay từ đầu năm 2022, UBND huyện Kỳ Sơn đã ban hành Công văn số 02/UBND ngày 05/01/2022 về việc thực hiện công tác quản lý sản xuất nương rẫy năm 2022. Thực hiện chỉ đạo của UBND huyện Kỳ Sơn, Ban quản lý rừng phòng hộ Kỳ Sơn, Hạt Kiểm lâm Kỳ Sơn đã phối hợp với chính quyền địa phương các xã, các cơ quan liên quan tiến hành chỉ rõ ranh giới các vùng quy hoạch sản xuất nương rẫy cho nhân dân các thôn, bản trên địa bàn huyện Kỳ Sơn nói chung và các bản: Ca Dưới, Phù Quặc 2, Kèo Bắc, Xiềng Xí, Huồi Thum, xã Na Ngoi nói riêng. Ngày 16 tháng 9 năm 2022 Ban quản lý rừng phòng hộ Kỳ Sơn, Hạt Kiểm lâm Kỳ Sơn đã phối hợp với chính quyền địa phương làm việc với cử tri các bản: Ca Dưới, Phù Quặc 2, Kèo Bắc, Xiềng Xí, Huồi Thum, xã Na Ngoi. Qua buổi làm việc, cử tri các bản đã nhận biết, nắm rõ ranh giới giữa khu vực đất rừng sản xuất và đất rừng phòng hộ, đồng thời cử tri mong muốn cấp trên tiến hành đóng mốc cố định bằng bê tông để nhân dân an tâm sản xuất, tránh vi phạm vào diện tích rừng phòng hộ. Tuy nhiên, hiện chưa có kinh phí để thực hiện việc đóng mốc giới cố định giữa đất rừng sản xuất và đất rừng phòng hộ.

  1. Cử tri các bản Nhọt Kho, Xám Thang, Cha Nga, Kèo Nam, Huồi Bắc, xã Bắc Lý, huyện Kỳ Sơn phản ánh Trường tiểu học xã Bắc Lý đã hư hỏng, xuống cấp. Đề nghị UBND tỉnh quan tâm xây dựng mới để phục vụ tốt công tác dạy và học của giáo viên, học sinh.

Cử tri bản Mò Nừng, xã Mường Lống, huyện Kỳ Sơn phản ánh trên địa bàn chưa có trường mầm non, các cháu đang phải học nhờ trường tiểu học. Đề nghị UBND tỉnh quan tâm xây dựng phòng học cho các cháu mầm Non.

UBND tỉnh trả lời như sau:

- Trong điều kiện diễn biến phức tạp của dịch bệnh COVID-19 và mưa bão, lũ lụt xẩy ra trên địa bàn tỉnh; nhưng các cấp, các ngành đã tập trung hỗ trợ các cơ sở giáo dục bổ sung các điều kiện đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ dạy và học, nhất là cơ sở vật chất, trang thiết bị giáo dục đảm bảo chuẩn hóa và thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018. Tuy nhiên, năm học 2022-2023 trên địa bàn toàn tỉnh còn có gần 1000 điểm trường lẻ, đang còn hơn 1000 phòng học tạm, mượn chưa bao gồm các phòng học xuống cấp; từ nay đến 2025, nhu cầu đầu tư kiên cố hóa phòng học trung bình mỗi năm khoảng 1000 phòng học. Trong đó, trên địa bàn huyện Kỳ Sơn có 242 điểm trường lẻ các cấp học mầm non, tiểu học và trung học cơ sở.

- Về vấn đề này, UBND huyện Kỳ Sơn tiếp tục rà soát quy mô phát triển giai đoạn 2022-2030, tầm nhìn đến năm 2050 của các trường học, điểm trường lẻ trên địa bàn huyện để sáp nhập trường, điểm trường lẻ thuận lợi về giao thông, thuận lợi cho học sinh để việc đầu tư cơ sở vật chất tại các trường, điểm trường lẻ có hiệu quả lâu dài, không dàn trải tránh lãng phí các nguồn lực đầu tư. Rà soát các công trình, phòng học…xuống cấp trầm trọng; Trên cơ sở quy hoạch tổng thể, UBND huyện xây dựng kế hoạch và nhu cầu kinh phí đầu tư CSVC của từng nhà trường, huy động các nguồn lực và lồng ghép các nguồn kinh phí để tập trung đầu tư xây dựng và mua sắm thiết bị tại trường chính, việc đầu tư các điểm trường lẻ cần rà soát lại và xây dựng kế hoạch phát triển của từng trường trước khi thực hiện. Từ đó, đề xuất UBND tỉnh xem xét hỗ trợ bổ sung nguồn kinh phí (Tham mưu, phối hợp triển khai hiệu quả Kế hoạch 305/KH-UBND về thực hiện Đề án đảm bảo cơ sở vật chất cho Chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Nghệ An (theo danh mục chi tiết, cụ thể của đề án). Xây dựng kế hoạch huy động nguồn lực xã hội hóa từ các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân hỗ trợ xây dựng các mô hình đảm bảo các điều kiện chăm sóc, giáo dục, nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ sở giáo dục, nhất là các điểm trường vùng khó khăn.

  1. Cử tri các bản: Đỉnh Sơn 2, Bà, Hòm, Na Lượng 1, Na Lượng 2, Khe Tỳ, xã Hữu Kiệm, huyện Kỳ Sơn đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo xem xét giữ nguyên chế độ chính sách bảo hiểm y tế đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số hoặc có chế độ chính sách đặc thù cho xã đạt về đích Nông thôn mới đối với huyện nghèo như Kỳ Sơn.

UBND tỉnh trả lời như sau:

Thực hiện Quyết định số 861/QĐ-TTg ngày 04/6/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh sách các xã khu vực III, khu vực II, khu vực I thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025, Quyết định số 433/QĐ-UBDT ngày 18/6/2021 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban dân tộc Phê duyệt danh sách thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, theo đó, xã Hữu Kiệm, huyện Kỳ Sơn không còn thuộc vùng là các xã khu vực III (đặc biệt khó khăn), khu vực II (xã còn khó khăn); các bản Đỉnh Sơn 2, Bà, Hòm, Na Lượng 1, Na Lượng 2, Khe Tỳ, xã Hữu Kiệm, huyện Kỳ Sơn không còn trong danh sách thôn đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025. Do đó, từ 01/7/2021, người dân thuộc các bản trên không được hưởng chính sách BHYT do ngân sách nhà nước đảm bảo mức đóng BHYT theo quy định.

Trong thời gian tới, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo các Sở, Ngành liên quan cân đối nguồn ngân sách tỉnh để hỗ trợ thêm cho người dân vừa thoát khỏi danh sách vùng đặc biệt khó khăn theo Quyết định số 861/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ để tạo điều kiện cho người dân được tiếp cận nhiều hơn với các dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh BHYT và gia tăng tỷ lệ bao phủ BHYT trên địa bàn toàn tỉnh theo Nghị quyết Đại hội đảng bộ tỉnh lần thứ XIX nhiệm kỳ 2020-2025. Đồng thời, kiến nghị Ủy Ban Dân tộc phối hợp với các Bộ, ngành Trung ương tiếp tục đưa chính sách hỗ trợ đóng BHYT trong các Chương trình, Dự án xóa đói, giảm nghèo tại các xã, thôn ĐBKK nay không còn thuộc diện ĐBKK tại Quyết định 861/QĐ-TTg và Quyết định 433/QĐ UBDT.

  1. Cử tri các xã: Mỹ Lý, Bắc Lý, huyện Kỳ Sơn đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo hỗ trợ các thiết bị y tế như máy thở, bình ôxi cho Trạm y tế các xã này để phục vụ tốt công tác sơ cấp cứu bệnh nhân ban đầu.

UBND tỉnh trả lời như sau:

- Đối với máy thở: Đây là thiết bị yêu cầu phải có cán bộ chuyên khoa hồi sức cấp cứu nên chỉ đầu tư cho bệnh viện hoặc trung tâm y tế (không thuộc danh mục đầu tư cho trạm y tế xã).

- Đối với bình ô xy: hiện nay tại mỗi Trạm Y tế đã có 02 chai ô xy 10 lít đủ để phục vụ cấp cứu bệnh nhân ban đầu theo đúng quy định tại Thông tư 28/2020/TT-BYT ngày 31/12/2020 của Bộ Y tế.

  1. Cử tri bản Phà Khốm, xã Phà Đánh, huyện Kỳ Sơn kiến nghị UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo đưa bản Phà Khốm vào lộ trình được sử dụng điện lưới quốc gia.

UBND tỉnh trả lời như sau:

Thực hiện các chương trình, dự án cấp điện, toàn tỉnh đã có 157 thôn, bản/273 thôn bản (bao gồm cả đảo Mắt) được cấp điện. Trong năm 2021, đã thực hiện đầu tư cấp điện cho 49 dự án bằng nguồn điện lưới quốc gia (trong đó đến nay đã đóng điện cấp điện cho 46 thôn, bản và 03 thôn bản còn lại sẽ đóng điện trong Quý 3/2022); còn 116 thôn bản và Đảo Mắt chưa có điện. Trong đó tình hình thực hiện để triển khai cấp điện như sau:

- 76 thôn, bản cấp điện bằng điện lưới quốc gia theo Quyết định số 9781/QĐ-BCT ngày 30/10/2014 của Bộ Công Thương. Hiện nay đã có kế hoạch bố trí nguồn vốn đầu tư và dự kiến sẽ hoàn thành cấp điện trong năm 2022.

- 25 thôn bản và đảo mắt thuộc dự án cấp điện bằng nguồn năng lượng tái tạo tạo theo Quyết định số 5124/QĐ-UBND ngày 12/12/2019 của UBND tỉnh. Hiện nay chưa được chính phủ ghi vốn để triển khai thực hiện.

- 15 thôn, bản đang đề xuất chưa thuộc các dự án được phê duyệt, đã đề nghị bổ sung vào dự án cấp điện lưới quốc gia. Hiện nay ngành Điện và Bộ Công Thương đang xem xét.

Về kiến nghị của Cử tri bản Phà Khốm, xã Phà Đánh, huyện Kỳ Sơn. Ngày 14/7/2022, Công ty điện lực Nghệ An đã có Tờ trình số 1834/TTr-PCNA ngày 14/7/2022 gửi Tổng Công ty điện lực miền Bắc về việc thẩm định thiết kế bản vẽ thi công và dự toán xây dựng Dự án cấp điện nông thôn từ lưới điện Quốc gia tỉnh Nghệ An, thực hiện đầu tư năm 2022-2023 thuộc Chương trình mục tiêu Cấp điện nông thôn, miền núi và hải đảo giai đoạn 2015-2020 với tổng mức đầu tư 310 tỷ đồng, theo đó sẽ thực hiện cấp điện cho các thôn, bản chưa có điện thuộc 15 xã thuộc huyện Kỳ Sơn (trong đó có bản bản Phà Khốm, xã xã Phà Đánh) và dự kiến sẽ đóng điện vào Quý 1 năm 2023.

  1. Cử tri huyện Kỳ Sơn đề nghị UBND tỉnh sớm chuyển giao đất lâm nghiệp của Ban quản lý Rừng phòng hộ về cho xã Bảo Nam; bản Piêng Phô, xã Phà Đánh để thực hiện việc giao đất, giao rừng cho Nhân dân.

UBND tỉnh trả lời như sau:

Chủ trương chuyển giao đất lâm nghiệp của Ban quản lý rừng phòng hộ Kỳ Sơn về cho địa phương quản lý để thực hiện giao đất giao rừng cho người dân đã được Ban cán sự Đảng UBND tỉnh thống nhất tại Thông báo kết luận số 203-TB/BCSĐ ngày 13/10/2021.

Thực hiện Thông báo kết luận của Ban cán sự Đảng UBND tỉnh, UBND huyện Kỳ Sơn đã có Báo cáo số 426/BC-UBND ngày 27/12/2021 báo cáo Phương án giao rừng, giao đất lâm nghiệp sau khi tiếp nhận bàn giao quỹ rừng, đất lâm nghiệp của Ban quản lý rừng phòng hộ Kỳ Sơn; Sở Nông nghiệp và PTNT đã có ý kiến về Phương án trong đó đề nghị UBND huyện Kỳ Sơn làm rõ phương án giao 65.049,16 ha rừng và các loại đất khác tại Công văn số 597/SNN-KL ngày 7/3/2022;

Ngày 23/3/2022, UBND huyện Kỳ Sơn có Tờ trình số 41/TTr-UBND về việc thẩm định, phê duyệt Phương án giao rừng, giao đất lâm nghiệp và cấp GCNQSD đất sau khi nhận bàn giao từ Ban quản lý rừng Phòng hộ Kỳ Sơn trên địa bàn huyện Kỳ Sơn, trong đó phạm vi thực hiện phương án trên địa bàn huyện là 95.215,55 ha (Đất có rừng tự nhiên 36.543,54 ha; rừng trồng 254,57 ha; đất chưa có rừng xen kẽ là 58.417,44 ha) Sở Nông nghiệp và PTNT đã có ý kiến đề nghị UBND huyện Kỳ Sơn rà lại do có sự chênh lệch lớn với số liệu thống kê đất đai năm 2021 của huyện Kỳ Sơn do ngành Tài Nguyên và Môi trường đang tổng hợp trình UBND tỉnh phê duyệt tại Công văn số 1322/SNN-KL ngày 29/4/2022.

Hiện nay, UBND huyện Kỳ Sơn đã giao cho các phòng ban đơn vị và Ban quản lý rừng phòng hộ Kỳ Sơn rà soát xác định lại nguyên nhân có sự chênh lệch; thời gian hoàn thành dự kiến là 25/9/2022.

Về Kế hoạch giao rừng gắn với giao đất lâm nghiệp đợt 1, năm 2022 của UBND huyện Kỳ Sơn đã được UBND tỉnh giao tại Quyết định số 956/QĐ-UBND ngày 15/4/2022, trong đó Kỳ Sơn được giao 5.881,63 ha, kinh phí 2,6 tỷ đồng. UBND huyện đang triển khai giao tại các xã Na Ngoi, Chiêu Lưu, Hữu Kiệm. Riêng xã Bảo Nam, xã Phà Đánh sẽ rà soát quỹ đất để tổ chức giao vào đợt 2 hoặc vào kế hoạch năm 2023.

  1. Cử tri bản Kẹo Lực 1, xã Phà Đánh, huyện Kỳ Sơn kiến nghị đầu tư tu sửa Trường Mầm non bản Kẹo Lực 1.

UBND tỉnh trả lời như sau:

- Trong điều kiện diễn biến phức tạp của dịch bênh COVID-19 và mưa bão, lũ lụt xẩy ra dồn dập trên địa bàn tỉnh; nhưng các cấp, các ngành đã tập trung hỗ trợ các cơ sở giáo dục bổ sung các điều kiện đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ dạy và học, nhất là cơ sở vật chất, trang thiết bị đảm bảo chuẩn hóa và thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018. Tuy nhiên, dự kiến năm học 2022-2023 trên địa bàn toàn tỉnh còn có gần 1000 điểm trường lẻ, đang còn hơn 1000 phòng học tạm, mượn chưa bao gồm các phòng học xuống cấp; từ nay đến 2025, nhu cầu đầu tư kiên cố hóa phòng học trung bình mỗi năm khoảng 1000 phòng học. Trong đó, trên địa bàn huyện Kỳ Sơn có 242 điểm trường lẻ các cấp học mầm non, TH và THCS.

UBND tỉnh sẽ chỉ đạo UBND huyện Kỳ Sơn tiếp tục rà soát quy mô phát triển giai đoạn 2022-2030, tầm nhìn đến năm 2050 của các trường học, điểm trường lẻ trên địa bàn huyện để sáp nhập trường, điểm trường lẻ thuận lợi về giao thông, thuận lợi cho học sinh để việc đầu tư cơ sở vật chất tại các trường, điểm trường lẻ có hiệu quả lâu dài, không giàn trải tránh lãng phí các nguồn lực đầu tư. Rà soát các công trình, phòng học…xuống cấp trầm trọng; Trên cơ sở quy hoạch tổng thể, UBND huyện xây dựng kế hoạch và nhu cầu kinh phí đầu tư CSVC của từng nhà trường, huy động các nguồn lực và lồng ghép các nguồn kinh phí để tập trung đầu tư xây dựng và mua sắm thiết bị tại trường chính, việc đầu tư các điểm trường lẻ cần rà soát lại và cân nhắc thật kỹ trước khi thực hiện. Từ đó, đề xuất UBND tỉnh xem xét hỗ trợ bổ sung nguồn kinh phí (Tham mưu, phối hợp triển khai hiệu quả Kế hoạch 305/KH-UBND về thực hiện Đề án đảm bảo cơ sở vật chất cho Chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Nghệ An (theo danh mục chi tiết, cụ thể của đề án). Xây dựng kế hoạch huy động nguồn lực xã hội hóa từ các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân hỗ trợ xây dựng các mô hình đảm bảo các điều kiện chăm sóc, giáo dục, nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ sở giáo dục, nhất là các điểm trường vùng khó khăn.

  1. Cử tri xã Bảo Nam, huyện Kỳ Sơn đề nghị UBND tỉnh quan tâm, có phương án di dời địa điểm Trường Tiểu học Bảo Nam 1 sang địa điểm quy hoạch mới, vì hiện nay tại địa điểm cũ không có quỹ đất để xây dựng nhà bán trú cho học sinh, nhà đa chức năng và một số công trình khác …

UBND tỉnh trả lời như sau:

UBND tỉnh sẽ chỉ đạo UBND huyện Kỳ Sơn tiếp tục rà soát quy mô phát triển giai đoạn 2022-2030, tầm nhìn đến năm 2050 của các trường học, điểm trường lẻ trên địa bàn huyện để sáp nhập trường, điểm trường lẻ thuận lợi về giao thông, thuận lợi cho học sinh để việc đầu tư cơ sở vật chất tại các trường, điểm trường lẻ có hiệu quả lâu dài, không giàn trải tránh lãng phí các nguồn lực đầu tư. Rà soát các công trình, phòng học…xuống cấp trầm trọng; Trên cơ sở quy hoạch tổng thể, UBND huyện xây dựng kế hoạch và nhu cầu kinh phí đầu tư CSVC của từng nhà trường, huy động các nguồn lực và lồng ghép các nguồn kinh phí để tập trung đầu tư xây dựng và mua sắm thiết bị tại trường chính, việc đầu tư các điểm trường lẻ cần rà soát lại và cân nhắc thật kỹ trước khi thực hiện. Từ đó, đề xuất UBND tỉnh xem xét hỗ trợ bổ sung nguồn kinh phí (Tham mưu, phối hợp triển khai hiệu quả Kế hoạch 305/KH-UBND về thực hiện Đề án đảm bảo cơ sở vật chất cho Chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Nghệ An (theo danh mục chi tiết, cụ thể của đề án). Xây dựng kế hoạch huy động nguồn lực xã hội hóa từ các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân hỗ trợ xây dựng các mô hình đảm bảo các điều kiện chăm sóc, giáo dục, nâng cao chất lượng hoạt động của các cơ sở giáo dục, nhất là các điểm trường vùng khó khăn.

  1. Cử tri bản Kẹo lực 1 (xã Phà Đánh); các bản: Cha Nga, Xốp Dương, Nhọt Lợt, Phiêng Phèn, Huồi Bún, Phà Chiếng, Phiêng Vai (xã Mỹ Lý); Na Kho, Kẻo Nam, Xám Thang, Cha Nga (xã Bắc Lý); Ái Khe (xã Mường Ải); Khe Linh, Keng Đu (xã Keng Đu) huyện Kỳ Sơn đề nghị UBND tỉnh có ý kiến với các đơn vị viễn thông quan tâm lắp đặt cột sóng di động để tạo điều kiện thuận lợi cho người dân trong thông tin liên lạc.

UBND tỉnh trả lời như sau:

Trạm phát sóng thông tin di động do các doanh nghiệp viễn thông di động xây dựng theo Quy hoạch được UBND tỉnh phê duyệt. Trong nhiều năm qua, các doanh nghiệp TTDĐ tích cực phát triển trạm BTS vùng sâu, vùng xa. Cuối năm 2014 đánh dấu mốc 100% các xã trên địa bàn của tỉnh có sóng thông tin di động (sau khi xã lòng hồ Hữu Khuông, huyện Tương Dương được Viettel phủ sóng).

Từ năm 2016, các doanh nghiệp triển khai lắp đặt các trạm chiếm lĩnh độ cao (riêng VNPT đã lắp đặt trên 60 trạm trên các đỉnh núi cao), phủ sóng đáng kể cho các huyện miền núi cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới. Tuy nhiên, do địa hình phức tạp, một số bản không thể phủ sóng được, cần phải có lộ trình. Năm 2021, khoảng 98% dân số được phủ sóng 2G, 97% được phủ sóng 3G, 4G là một nỗ lực lớn của ngành viễn thông.

- Về hiện trạng trạm phát sóng di động BTS:

+ Toàn huyện Kỳ Sơn hiện có 78 vị trí trạm BTS của 4 nhà mạng VNPT (có 45 vị trí), Viettel (36 vị trí) và MobiFone (9 vị trí), Vietnamobile (02 vị trí) được phân bổ ở 100% các xã; mỗi vị trí doanh nghiệp đã lắp đặt các trạm phát sóng 2G, 3G, 4G.

- Về Quy hoạch xây dựng trạm phát sóng:

+ Tình hình quy hoạch phát triển trạm BTS đến năm 2025 (chưa xây dựng)

TT

Doanh nghiệp

Huyện Kỳ Sơn

1

Vinaphone

24

2

Viettel

13

3

MobiFone

27

TỔNG

64

(Hai trạm xóm Quyết Tiến và xóm Long Thành và một số trạm quy hoạch các xã lân cận Hữu Lập khi đưa vào vận hành sẽ đáp ứng vùng phủ sóng của toàn xã Tam Hợp nói chung và xóm Long Thành nói riêng).

Do đặc thù địa hình và nhiều khó khăn khác như nguồn điện vận hành nhà trạm, đường truyền trung kế của trạm BTS, vận chuyển vật tư, trang thiết bị, vận hành, ứng cứu sự cố,… cho nên việc xây dựng trạm ở vùng sâu, vùng xa như ở xã huyện Kỳ Sơn là hết sức khó khăn, do đó, một số trạm hiện trạng không thể phủ sóng được 100% các bản của toàn huyện. Ngoài huyện Kỳ Sơn, các DN viễn thông cũng đang xây dựng trạm ở nhiều xã khó khăn của các huyện miền núi khác, trong khi đó nguồn lực cũng có hạn, do đó việc phủ sóng cần có lộ trình hợp lý.

- Trước mắt, các doanh nghiệp sẽ thực hiện Quy hoạch hạ tầng viễn thông theo Quy hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt đến năm 2020, định hướng đến năm 2025, trong đó có nhiều khu vực ở miền núi, vùng sâu, vùng xa. Với những kiến nghị cụ thể, Sở TT&TT sẽ có văn bản gửi các doanh nghiệp viễn thông phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức khảo sát, nghiên cứu bổ sung hạ tầng phù hợp.

- Về lâu dài: Theo Nhiệm vụ lập quy hoạch của tỉnh Nghệ An thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050 tại Quyết định 1179/QĐ-TTg ngày 04/8/2020 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó có Phương án phát triển hạ tầng viễn thông thụ động. Sở TT&TT tham mưu cho UBND tỉnh lập phương án phát triển hạ tầng viễn thông đáp ứng các yêu cầu phủ sóng 100% dân số của tỉnh Nghệ An.

- Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2269/QĐ-TTg ngày 31/12/2021, trong đó bao gồm nội dung phát triển hạ tầng viễn thông miền núi với mục tiêu đến năm 2025, 100% thôn, bản, làng có hộ dân sinh sống đã có điện thuộc vùng sâu, vùng xa có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn và các khu vực mà doanh nghiệp không có khả năng kinh doanh hiệu quả theo cơ chế thị trường được cung cấp dịch vụ viễn thông di động mặt đất. Sở TT&TT sẽ phối hợp với các doanh nghiệp trên địa bàn để khảo sát, đánh giá hiện trạng phủ sóng thông tin di động và thực hiện đúng theo các mục tiêu của chương trình đã đề ra.

- Đề nghị UBND các huyện phối hợp rà soát các khu vực cần đầu tư xây dựng hạ tầng viễn thông, đề xuất bằng văn bản đến cơ quan có thẩm quyền để nghiên cứu bổ sung quy hoạch xây dựng. Kiến nghị các DN viễn thông tại địa phương nghiên cứu phương án thiết lập hạ tầng tại các khu vực này.

- Về đề xuất của huyện Kỳ Sơn đối với các xã Phà Đánh, Mỹ Lý, Bắc Lý, Mường Ải, Keng Đu, Sở TT&TT sẽ đề nghị các DN viễn thông phối hợp với UBND huyện Kỳ Sơn khảo sát, nghiên cứu giải pháp phủ sóng (lưu ý đưa vào danh sách theo Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích của Bộ TT&TT). Trường hợp địa hình quá khó khăn, chưa thể giải quyết ngay được, Sở TT&TT sẽ lưu ý để đưa vào Kế hoạch giai đoạn 2021-2025, ưu tiên trong năm 2022.