pctqh-phuong1-1709717566435.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương chủ trì hội thảo

Tham dự Hội thảo có đại diện Thường trực một số cơ quan của Quốc hội; đại diện Tỉnh ủy, Đoàn đại biểu Quốc hội, HĐND, UBND một số tỉnh, thành phố miền Trung - Tây Nguyên và các chuyên gia, nhà khoa học.

Về phía tỉnh Nghệ An có các đồng chí: Nguyễn Nam Đình, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; Thái Thị An Chung, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh.

phuong-1709713254267-1709717717453.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương phát biểu chỉ đạo tại hội thảo

Tại Hội thảo Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, Thanh Hà Niê Kđăm cho biết, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND được ban hành năm 2015, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2016, là cơ sở pháp lý quan trọng toàn diện cho việc tổ chức thực hiện hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, làm rõ tính chất, vị trí pháp lý, trình tự thủ tục và góp phần đổi mới căn bản hoạt động giám sát của các cơ quan dân cử trong nhiều lĩnh vực và đời sống KT-XH. Tuy nhiên, qua hơn 8 năm thi hành, nhiều vấn đề phát sinh từ thực tiễn, Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND đã bộc lộ một số tồn tại vướng mắc, cần rà soát, chỉnh lý. Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã giao Hội đồng Dân tộc, cơ quan chủ trì lập hồ sơ đề nghị xây dựng Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND.

pctqh-phuong2-1709717803206.jpg
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm cho biết, Hội thảo tham vấn ý kiến về Hồ sơ đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND sẽ được tổ chức tại các khu vực

Tại Hội thảo có nhiều nội dung được đại biểu quan tâm tập trung thảo luận như: những tồn tại, vướng mắc trong hoạt động giám sát tại địa phương; các vấn đề thực tiễn phát sinh chưa được luật điều chỉnh, hoặc điều chỉnh chưa đầy đủ; các chính sách trong các văn bản QPPL dưới Luật cần được luật hóa tại Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND…

Đồng chí Nguyễn Nam Đình, Uỷ viên BTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh phát biểu tham luận tại Hội thảo

Phát biểu tại Hội thảo, đồng chí Nguyễn Nam Đình, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nghệ An thống nhất cao với việc sửa đổi Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, đồng thời đề nghị Ủy ban Thường vụ Quốc hội cần có đánh giá, tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 594/NQ-UBTVQH15 ngày 12/9/2022 và ban hành nghị quyết mới hướng dẫn thực hiện sau khi Luật Sửa đổi có hiệu lực. Đồng chí cũng đề nghị bổ sung một số nội dung vào dự thảo Luật như: hoạt động khảo sát, thu thập tin; tiêu chí lựa chọn chủ thể, đối tượng, hình thức, nội dung giải trình, chất vấn và trả lời chất vấn; điều hoà hoạt động giám sát; quy định về lấy phiếu tín nhiệm của các chức danh Chánh án toà án nhân dân, Viện trưởng viện kiểm soát nhân dân, Cục trưởng cục thi hành án dân sự cùng cấp…  và tham gia góp ý một số nội dung cụ thể vào các điều luật của dự thảo.

Đồng chi Thái Thị An Chung, Ủy viên BCH Đảng bộ tỉnh, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh tham dự Hội thảo

Phát biểu kết luận Hội thảo, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đánh giá cao các ý kiến tham gia của các đại biểu, chuyên gia, nhà khoa học tại Hội thảo. Đồng chí đề nghị, Hội đồng Dân tộc, Ban Chỉ đạo xây dựng dự thảo Luật tổng hợp, tiếp thu đầy đủ ý kiến của các đại biểu, ý kiến của Chính phủ, các Ủy ban của Quốc hội và các cơ quan, địa phương để hoàn thiện hồ sơ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội theo quy định.