bna-toan-anh-thanh-le-8857--n1.jpg

Dự cuộc làm việc có đại diện các sở, ban, ngành cấp tỉnh. Ảnh: Lê Thanh

Vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Nghệ An có diện tích tự nhiên 13.745km2, chiếm 83%, dân số 1.197.628 người, chiếm 41%, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số có 491.267 người, chiếm 14,76% dân số toàn tỉnh; có 24 xã biên giới có liên quan đến việc thực hiện các chính sách vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, tiếp giáp với 3 tỉnh: Hủa Phăn, Xiêng Khoảng, Bô Ly Khăm Xay của nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Đây là địa bàn có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh và môi trường sinh thái.

bna-a-khanh-anh-thanh-le-8124.jpg

Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Lương Văn Khánh báo cáo kết quả Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi năm 2022. Ảnh: Lê Thanh

Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 đến năm 2025 được thực hiện trên địa bàn 131 xã (76 xã khu vực III, 55 xã khu vực I); 588 thôn, bản đặc biệt khó khăn.

Trên cơ sở các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, UBND tỉnh Nghệ An đã tập trung chỉ đạo quyết liệt, đôn đốc các ngành, phối hợp với các địa phương triển khai thực hiện chương trình; Ban Chỉ đạo, Tổ công tác các cấp được thành lập, kiện toàn đã phát huy hiệu quả hoạt động trong công tác quản lý, điều hành.

bna-chi-trang-anh-thanh-le-2383.jpg

Các đại biểu tham dự phiên thẩm tra. Ảnh: Lê Thanh

Tỉnh đã kịp thời ban hành các văn bản triển khai các cơ chế, chính sách, hướng dẫn và đôn đốc triển khai thực hiện chương trình. Các sở, ban, ngành chủ trì các dự án, tiểu dự án, nội dung thành phần và UBND các huyện bám sát các văn bản hướng dẫn chỉ đạo, đôn đốc để triển khai thực hiện nguồn vốn đã được giao; đồng thời hoàn thiện hồ sơ, thủ tục các danh mục dự án đầu tư để trình vốn năm 2022 theo quy định.

Ngày 18/11/2022, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 3639-QĐ/UBND về việc phân bổ vốn năm 2022 (đợt 1) cho 166/316 danh mục dự án đạt 52,53%. Đối với nguồn vốn sự nghiệp, hiện nay chỉ mới giải ngân được 11.730/302.432 triệu đồng, đạt 3,88% (Sở Lao động, Thương binh và Xã hội chủ trì). Hiện nay, các sở, ngành và UBND các huyện đã xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện, giải ngân vào tháng 12/2022.

bna-chi-hoa-anh-thanh-le-3104.jpg

Đồng chí Nguyễn Thị Quỳnh Hoa - Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh góp ý về giải ngân các nguồn vốn thực hiện chương trình. Ảnh: Lê Thanh

Báo cáo nêu rõ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là chương trình mới, có nhiều nội dung (10 dự án, 14 tiểu dự án, 36 nội dung hỗ trợ đầu tư); nhiều đầu mối chủ trì, quản lý, tổ chức thực hiện (8 sở ngành và 12 huyện, thị xã) nên việc triển khai thực hiện chương trình còn nhiều khó khăn.

Đây là năm đầu tiên triển khai chương trình nên văn bản hướng dẫn của các bộ, ngành còn chậm; sự vào cuộc của một số sở, ngành và UBND các huyện chưa thực sự quyết liệt.

bna-det-anh-thanh-le-9905.jpg

Hợp tác xã dệt thổ cẩm bản Xiềng, xã Môn Sơn, huyện Con Cuông là nơi quy tụ nhiều chị em có kinh nghiệm với nghề dệt truyền thống. Ảnh: Lê Thanh

Trên cơ sở đó, báo cáo đề xuất các giải pháp chủ yếu, nhiệm vụ trọng tâm cần thực hiện trong năm 2023. Theo kế hoạch dự kiến, vốn ngân sách Trung ương năm 2023 là hơn 1,473 tỷ đồng; trong đó, vốn đầu tư phát triển 632.118 triệu đồng; vốn sự nghiệp 841.021 triệu đồng.

Cho ý kiến nội dung báo cáo, các đại biểu đánh giá: Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng miền núi năm 2022, nhiệm vụ năm 2023 đã khái quát tình hình thực hiện triển khai chương trình, chuẩn bị chính xác số liệu, các phụ lục, tổng hợp văn bản chỉ đạo của tỉnh.

bna-anh-toan-anh-thanh-le-8904.jpg

Đồng chí Trần Đình Toàn - Phó trưởng Ban Pháp chế, HĐND tỉnh đề nghị báo cáo làm rõ nhiệm vụ trọng tâm của các sở, ngành, địa phương liên quan trong triển khai kế hoạch thực hiện chương trình năm 2023. Ảnh: Lê Thanh

Ý kiến các đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo cần phân tích rõ hơn về những khó khăn vướng mắc; vai trò trách nhiệm của các sở, ngành, các huyện chậm công tác tham mưu.

Ngoài đề xuất với bộ, ngành Trung ương cần bổ sung đề xuất với tỉnh; đánh giá rõ những văn bản Trung ương ban hành còn chồng chéo, hướng dẫn chưa cụ thể, khó thực hiện để kiến nghị Trung ương sửa đổi; bổ sung phần bài học kinh nghiệm; đánh giá thêm công tác tuyên truyền phổ biến; tính khả thi giải ngân vốn của một số dự án; xác định nhiệm vụ trọng tâm, trách nhiệm của năm 2023 của 8 sở, ngành, 12 huyện liên quan,…

bna-db1-anh-thanh-le-8706.jpg

Đại diện các sở, ngành tham dự phiên thẩm tra. Ảnh: Lê Thanh

Ban Dân tộc Hội đồng nhân dân tỉnh đề nghị Ban Dân tộc tỉnh - cơ quan soạn thảo tiếp thu ý kiến của các đại biểu bổ sung, hoàn thiện báo cáo trình kỳ họp thứ 11, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVIII.

Lê Thanh