Tại Hội nghị đã nghe báo cáo của Đoàn ĐBQH tỉnh, các tham luận, ý kiến thảo luận của các đại biểu Quốc hội, đại diện Thường trực HĐND, Ủy ban MTTQVN cấp tỉnh, huyện, cấp xã đánh giá công tác tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội trong thời gian qua, thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, hạn chế và đề ra những giải pháp, kiến nghị nâng cao hiệu quả tiếp xúc cử tri trong thời gian tới. Hội nghị đã ghi nhận nhiều ý kiến đánh giá tích cực từ các đại biểu dự họp.

tien-de-1.gif

an-chug.png

Trao đổi về việc tổ chức Hội nghị, Phó Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Thái Thị An Chung cho biết Đoàn ĐBQH rất tâm huyết, trách nhiệm với công tác tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội. Ngay năm đầu nhiệm kỳ, Đoàn ĐBQH mong muốn có đánh giá khách quan nhất, thực chất nhất hoạt động của Đoàn ĐBQH trong công tác tiếp xúc cử tri năm vừa qua. Từ đó, thời gian còn lại của nhiệm kỳ sẽ tổ chức tiếp xúc cử tri chất lượng, hiệu quả hơn, phát huy trách nhiệm của đại biểu Quốc hội là cầu nối giữa Nhân dân với cơ quan nhà nước. Hội nghị diễn ra với tinh thần cầu thị, không chỉ đánh giá kết quả hoạt động tiếp xúc cử tri trong thời gian qua mà còn thẳng thắn chỉ ra những tồn tại, hạn chế, vướng mắc, khó khăn và nhiều ý kiến tâm huyết đề xuất giải pháp đổi mới hoạt động tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội trong thời gian tới. Thành phần Hội nghị là các vị đại biểu Quốc hội, Thường trực HĐND, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc cấp tỉnh, huyện, xã, hầu hết đều là những người đại biểu dân cử. Vì vậy, việc tổ chức Hội nghị cũng là một diễn đàn bổ ích để các đại biểu trao đổi những cách làm hay, những giải pháp trong công tác tiếp xúc cử tri của đại biểu dân cử.

doi-moi-1.gif

2.png

Bên lề Hội nghị, Đại biểu Quốc hội Trần Đức Thuận, Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội trao đổi với chúng tôi: “Bản thân mỗi đại biểu Quốc hội chúng tôi luôn coi trọng hoạt động tiếp xúc cử tri bởi đây là cầu nối quan trọng để kết nối đại biểu dân cử với những cử tri đã tín nhiệm bầu ra mình. Tôi đánh giá rất cao việc Đoàn ĐBQH tỉnh tổ chức Hội nghị này. Qua đó để đánh giá những ưu điểm, hạn chế trong việc tổ chức tiếp xúc cử tri trong năm đầu tiên của nhiệm kỳ, đồng thời, đại biểu Quốc hội cũng thấy được những gì mình đã làm được, những gì chưa làm được để đổi mới, nâng cao hiệu quả tiếp xúc cử tri, lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng của cử tri để chuyển đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết. Từ những ý kiến, phản hồi của cử tri để đại biểu Quốc hội tham mưu cho Đảng, Nhà nước có những quyết sách đúng đắn, đáp ứng mong đợi của người dân”.

hnghi.gif

do-thuy-duong---emagazine.png

Thành phần tham dự Hội nghị có đại diện Ban thường trực Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc một số huyện, thành phố, thị xã – những cơ quan trực tiếp tổ chức tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội. Bà Nguyễn Thị Ánh Tuyết, Trưởng Ban Dân vận Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ VN thành phố Vinh cho biết “Nội dung của Hội nghị có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ phối hợp của MTTQ, giúp chúng tôi tháo gỡ những khó khăn trong quá trình tổ chức tiếp xúc cử tri, không chỉ tiếp xúc cử tri của Đại biểu Quốc hội mà cả những cuộc tiếp xúc cử tri Đại biểu HĐND các cấp. Cử tri thành phố trình độ rất cao, là áp lực rất lớn cho người tổ chức cũng như người trả lời trong quá trình TXCT, nếu tổ chức không tốt, không hiệu quả thì cử tri sẽ không đến để nghe, hoặc nghe nửa chừng về hoặc tỏ thể hiện thái độ gay gắt ngay tại nơi tiếp xúc... Hội nghị giúp chúng tôi học tập những cách làm hay trong việc tổ chức tiếp xúc cử tri”.

an-phong.png

Còn theo bà Đinh Thị An Phong, Chủ tịch Ủy ban MTTQ VN xã Phúc Thọ (huyện Nghi Lộc) “Bản thân tôi đã có nhiều năm kinh nghiệm làm đại biểu dân cử, với 02 nhiệm kỳ là đại biểu HĐND tỉnh, 01 nhiệm kỳ đại biểu HĐND huyện, 04 nhiệm kỳ là đại biểu HĐND xã, đây là lần đầu tiên tôi được tham dự một Hội nghị chuyên đề riêng về tiếp xúc cử tri như thế này. Tôi đánh giá rất cao cách thức tổ chức của Hội nghị. Hội nghị đã quan tâm lắng nghe thực tiễn từ cơ sở, những người trực tiếp triển khai tiếp xúc cử tri của đại biểu Quốc hội để bàn bạc, tìm ra các giải pháp cho thời gian tới”.

can-co1.gif

duy-son2.png

Từ kết quả của Hội nghị, các đại biểu dự họp cũng đặt ta những vấn đề liên quan đến trách nhiệm giải quyết, trả lời kiến nghị cử tri. Ông Bùi Duy Sơn, Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh cho biết “Tại hội nghị hôm nay, tôi được lắng nghe nhiều ý kiến của Mặt trận Tổ quốc, Thường trực HĐND các địa phương và những ý kiến từ cơ sở rất tâm huyết, rất đúng và trúng trọng tâm yêu cầu của Hội nghị. Nhiều kiến nghị, đề xuất cũng như các giải pháp được đưa ra chắc chắn sẽ giúp cho Đoàn ĐBQH, các vị Đại biểu Quốc hội cũng như bộ phận tham mưu, phục vụ hoạt động tiếp xúc cử tri tổ chức tốt hơn, hiệu quả hơn, chất lượng hơn trong thời gian tới. Thực hiện tốt việc tiếp xúc cử tri chắc chắn sẽ được cử tri hoan nghênh và ủng hộ. Theo tôi, cốt lõi của vấn đề vẫn là việc giải quyết các kiến nghị đó như thế nào, hiệu quả đến đâu, bao nhiêu ý kiến của nhân dân đã được chuyển hoá thành chủ trương, chính sách của nhà nước, bao nhiêu vấn đề từ thực tiễn của địa phương, cơ sở đã được triển khai thực hiện. Đây là vấn đề còn nhiều khoảng trống, còn nhiều bất cập cần phải thay đổi mà cử tri mong đợi. Do đó, tôi mạnh dạn đề nghị Đoàn ĐBQH đề xuất với Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đánh giá đầy đủ về trách nhiệm, chất lượng trả lời, giải quyết kiến nghị cử tri của các Bộ, ngành ở Trung ương. Qua đó, nhìn nhận một cách toàn diện về công tác này nhằm ban hành chính sách, pháp luật, xác định trách nhiệm rõ ràng trong việc tiếp thu và giải quyết kiến nghị của cử tri, góp phần đổi mới mạnh mẽ hoạt động của Quốc hội, đáp ứng niềm tin của Nhân dân”./.

Thảo Nguyên