bna_z2928707561868_5f0ad37c4f6f0c41bd78ad9bfb4f6d6b9330292_12112021.jpg
Toàn cảnh phiên làm việc chiều 12/11 tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội. Ảnh: Quang Khánh

Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025; Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022; Báo cáo tiếp thu, chỉnh lý, giải trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều và Phụ lục - Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia của Luật Thống kê.

bna_z2928707538020_7f3d7b9dbde5704667160dbee459bd117362417_12112021.jpg
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025. Ảnh: Quang Khánh

Sau đó, Quốc hội biểu quyết thông qua nội dung các văn bản này. Theo đó, đối với Nghị quyết về Kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2021-2025 có 465 đại biểu tham gia biểu quyết, trong đó có 460 đại biểu tán thành (bằng 92,18% tổng số ĐBQH), có 2 đại biểu không tán thành (bằng 0,40% tổng số ĐBQH), có 3 đại biểu không biểu quyết (bằng 0,60% tổng số ĐBQH).

Đối với Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2022 có 472 đại biểu tham gia biểu quyết, trong đó có 472 đại biểu tán thành (bằng 94,59% tổng số ĐBQH).

bna_image_5440567_12112021--n1.jpg
Các đại biểu Quốc hội đoàn Nghệ An bấm nút thông qua dự thảo nghị quyết chiều 12/11. Ảnh: Quang Khánh

Đối với Luật sửa đổi, bổ sung một số điều và Phụ lục - Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia của Luật Thống kê có 473 đại biểu tham gia biểu quyết, trong đó có 462 đại biểu tán thành (bằng 92,59 % tổng số ĐBQH), có 5 đại biểu không tán thành (bằng 1% tổng số ĐBQH); có 6 đại biểu không biểu quyết (bằng 1,20% tổng số ĐBQH).

Tiếp đó, Quốc hội họp phiên toàn thể tại hội trường, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết về tổ chức phiên tòa trực tuyến và Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự. Sau đó, Quốc hội biểu quyết thông qua nội dung các văn bản này.

dsc_605809856606_12112021.jpg
Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp của Quốc hội Lê Thị Nga trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết về tổ chức phiên tòa trực tuyến. Ảnh: Quochoi.vn

Đối với Nghị quyết về tổ chức phiên tòa trực tuyến có 475 đại biểu tham gia biểu quyết, trong đó có 468 đại biểu tán thành (bằng 93,79% tổng số ĐBQH), có 3 đại biểu không tán thành (bằng 0,60% tổng số ĐBQH), có 4 đại biểu không biểu quyết (bằng 0,80% tổng số ĐBQH).

bna_z2928707955231_9f7fd59ab9aa8c32018c7b4ee71e42831066467_12112021.jpg
Các đại biểu Quốc hội đoàn Nghệ An bấm nút thông qua dự thảo nghị quyết chiều 12/11. Ảnh: Quang Khánh

Đối với Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự có 469 đại biểu tham gia biểu quyết, trong đó có 466 đại biểu tán thành (bằng 93,39% tổng số ĐBQH), có 2 đại biểu không tán thành (bằng 0,40% tổng số ĐBQH); có 1 đại biểu không biểu quyết (bằng 0,20% tổng số ĐBQH).