1. Cử tri Kha Thị Chôm, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã Lượng Minh, huyện Tương Dương phản ánh người dân bản Cà Moong, xã Lượng Minh và một số hộ gần khu tái định cư 17 hộ ở bản Minh Phương xã Lượng Minh chưa được mua điện sinh hoạt theo hình thức bán điện tại gia (thu tiền điện không có hóa đơn). Cử tri kiến nghị các cấp có thẩm quyền sớm hoàn thành các thủ tục để bàn giao hệ thống điện tại 2 bản (Cà Moong, Minh Phương) cho Điện lực huyện Tương Dương quản lý.

UBND tỉnh trả lời như sau:

a) Tình hình thực hiện:

Dự án đầu tư xây dựng công trình Hệ thống lưới điện Quốc gia bản Cà Moong xã Lượng Minh, huyện Tương Dương được xây dựng bằng nguồn vốn 30a năm 2018, 2019 và thuộc diện chuyển giao cho ngành Điện quản lý theo Quyết định số 41/2017/QĐ- TTg ngày 15/09/2017 của thủ Tướng Chính phủ, tuy nhiên hiện nay vẫn chưa đủ hồ sơ để các bên tiến hành giao nhận.

Ngày 27/02/2024, Sở Công Thương đã có Văn bản số 404/SCT-QLNL về việc thực hiện giá bán điện cho các tổ chức mua buôn chưa đủ điều kiện, trong đó đã đề nghị UBND huyện Tương Dương hoàn thiện các hồ sơ, thủ tục liên quan và phối hợp với Công ty điện lực Nghệ An để thực hiện chuyển giao công trình điện sang Công ty điện lực Nghệ an tiếp nhận và quản lý theo Nghị định số 02/2024/NĐ-CP ngày 10/01/2024 của Chính phủ nhằm xử lý đối với các vướng mắc trong việc mượn tài sản để bán lẻ cho khách hàng tại các cụm dân cư tại xã Lượng Minh. Hiện nay, UBND huyện Tương Dương đang hoàn thiện các thủ tục về chuyển đổi mục đích sử dụng đất và hoàn thiện các hồ sơ công trình theo quy định để tiến hành bàn giao công trình điện cho Công ty điện lực Nghệ An tiếp nhận và quản lý.

b) Kế hoạch thời gian tới: UBND huyện Tương Dương tiếp tục hoàn thiện thủ tục và các hồ sơ liên quan để thực hiện bàn giao công trình điện cho Công ty điện lực Nghệ An theo quy định tại Nghị định số 02/2024/NĐ-CP ngày 10/01/2024 của Chính phủ. Sau khi hoàn thành các thủ tục bàn giao, Công ty điện lực Nghệ An sẽ tiến hành tiếp nhận và thực hiện bán điện trực tiếp đến tận các hộ dân.

Dự án Thủy điện Khe Bố
  1. Cử tri các bản: Lở, Khe Ngậu, Cửa Rào 2, Thạch Dương, xã Xá Lượng phản ánh khi thực hiện Dự án Thủy điện Khe Bố, có 204 hộ bị ảnh hưởng nhưng đến nay chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Cử tri kiến nghị UBND tỉnh có ý kiến với Nhà máy Thủy điện Khe Bố đẩy nhanh tiến độ thực hiện làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi dự án.

UBND tỉnh trả lời như sau:

Ngày 22/12/2023, Sở Tài nguyên và Môi trường có Văn bản số 9217/STNMT-QLĐĐ đề nghị Công ty cổ phần phát triển điện lực Việt Nam  phối hợp với UBND huyện Tương Dương, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái  định cư dự án thủy điện Khe Bố khẩn trương hoàn thiện các hồ sơ, pháp lý liên  quan để tiến hành cấp Giấy chứng nhận QSD đất cho các hộ dân bị ảnh hưởng. Trường hợp có vướng mắc vượt thẩm quyền, UBND huyện Tương Dương tổng hợp xin ý kiến UBND tỉnh, các sở, ngành liên quan để được hướng dẫn xử lý  theo quy định. Ngày 10/01/2024, Công ty cổ phần Phát triển điện lực Việt Nam có báo cáo  tại Văn bản số 38/BC-VNPD; UBND huyện Tương Dương tại Văn bản số 81/UBND-NL ngày 18/01/2024.

Sau khi nhận được báo cáo của UBND huyện Tương Dương và chủ đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường có ý kiến như sau: 

Theo báo cáo của Công ty cổ phần Phát triển điện lực Việt Nam và  UBND huyện Tương Dương thì khi thực hiện dự án thủy điện Khe Bố đã ảnh hưởng tới 202 hộ dân tại các bản Lở, Khe Ngậu, Cửa Rào 1, Cửa Rào 2, Thạch Dương, Xiềng Hương, xã Xá Lượng. Hiện nay, đã có 17 hộ dân đã được cấp giấy chứng quyền sử dụng đất với hình thức riêng lẻ theo nhu cầu của các hộ dân (Cửa Rào 1: 3 hộ; Thạch Dương: 5 hộ; Cửa Rào 2: 9 hộ), đối với các hộ dân còn lại chưa được cấp GCNQSD đất thì chủ đầu tư đang phối hợp với UBND huyện, Chi nhánh VPĐK đất đai huyện và đơn vị tư vấn hoàn thiện hồ sơ pháp lý trình cấp thẩm quyền phê duyệt.

Kế hoạch triển khai cấp GCNQSD đất của Công ty Cổ phần Phát triển điện lực Việt Nam trong thời gian tới như sau:

- Đối với 181 hộ dân không bị ảnh hưởng bởi hiệu chỉnh đường viền lòng  hồ: Dự kiến hoàn thành bản đồ đo đạc chỉnh lý địa chính trình Văn phòng đăng ký đất đai phê duyệt trước ngày 15/01/2024 và phối hợp với Văn phòng hoàn  thành cấp GCN cho 181 hộ dân tại xã Xá Lượng trước ngày 31/3/2024.

- Đối với 04 hộ dân bị ảnh hưởng bởi hiệu chỉnh đường viền lòng hồ: Dự kiến hoàn thành bản đồ đo đạc chỉnh lý địa chính trình Sở TN&MT phê duyệt trước ngày 31/3/2024 và phối hợp với Văn phòng hoàn thành cấp GCN cho 4 hộ dân tại xã Xá Lượng trước ngày 30/4/2024.

Mặt khác, ngày 17/01/2024 Tổ công tác theo Quyết định số 664/QĐ UBND của UBND tỉnh có Thông báo kết luận số 128/TB-TCT về công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư các dự án thủy điện trên địa bàn, theo đó đề nghị Chủ đầu tư thủy điện Khe Bố khẩn trương hoàn thiện hồ sơ để cấp GCNQSD đất trước ngày 30/5/2024 đối với khoảng 500 thửa đất không bị ảnh hưởng bởi đường viền lòng hồ; Hoàn thiện hồ sơ trước ngày 30/01/2024 trình UBND  huyện Tương Dương để xin ý kiến Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng phê duyệt hiệu chỉnh đường viền lòng hồ làm cơ sở cấp GCNQSD cho các thửa đất có bị ảnh hưởng.

  1. Cử tri bản Thạch Dương, xã Xá Lượng, huyện Tương Dương phản ánh 10 hộ dân ở khu vực khe Nòng hiện đang sử dụng cột gỗ và đường dây điện tự kéo tạm thời để phục vụ sinh hoạt, nay đã xuống cấp, hư hỏng, có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng và tài sản của người dân. Cử tri kiến nghị ngành điện nghiên cứu phương án làm cột điện và kéo đường dây xương cá cho các hộ dân.

UBND tỉnh trả lời như sau:

Tuyến đường dây hạ thế sau Trạm biến áp bản Thạch Dương, xã Thạch  Giám cấp điện cho khu vực Khe Noòng đã được địa phương bàn giao cho Ngành  điện quản lý từ tháng 4/2011. Theo báo cáo Công ty điện lực Nghệ An, sau khi  tiếp nhận ngành điện đã thực hiện cải tạo thay thế dây trần bằng dây bọc cáp vặn  xoắn, thay thế các cột bị hư hỏng đảm bảo vận hành ổn định, an toàn. Tuy nhiện, các hộ dân khu vực Khe Noòng trước đây sinh sống dọc theo Quốc lộ 7 được cấp  điện ổn định, an toàn nhưng sau một thời gian có xảy ra hiện tượng sạt lở bờ sông  Lam nên các hộ dân này di dời vào sinh sống dọc Khe Noòng. Vì vậy đã phát sinh  dân cư mới tại đây và lưới điện được người dân tự đầu tư cải tạo, do đó lưới điện  sau công tơ là tài sản của khách hàng.

Về việc đầu tư xây dựng thêm các cột điện xương cá dọc Khe Noòng, hiện  tại ngành điện đã cấp điện cho những hộ dân này trên lưới điện của ngành điện và  tại điểm gần nhất. Sau khi điện lực Tương Dương phối hợp với UBND xã Xá  Lượng, huyện Tương Dương khảo sát hiện trường, đánh giá thực trạng. Hiện nay,  UBND xã Xá Lượng đang tổng hợp khối lượng để báo cáo UBND huyện Tương  Dương xin chủ trương.

  1. Cử tri Kha Thị Chôm, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã Lượng Minh, huyện Tương Dương phản ánh Khu tái định cư di dời khẩn cấp 34 hộ bản Lạ đến nay đã hoàn thành, các hộ dân đã vào làm nhà ở, nhưng có 12 hộ dân bị mất nhà do cơn lũ ngày 30, 31/8/2018 gây ra, đến nay vẫn chưa có đất ở. Cử tri tiếp tục kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo sớm có giải pháp bố trí chỗ ở an toàn cho các hộ dân sinh sống và sản xuất.

UBND tỉnh trả lời như sau:

Do địa bàn xã Lượng Minh, huyện Tương Dương không có đủ quỹ đất để bố trí tái định cư tập trung nên UBND huyện vận động các hộ dân tự tìm đất ở, di dân tự do theo nguyện vọng theo hình thức xen ghép trong các khu dân cư của các bản, đảm bảo chỗ ở theo phong tục tập quán của người đồng bào dân tộc thiểu số và đề xuất chính sách hỗ trợ theo Nghị quyết HĐND tỉnh ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ Chương trình bố trí, ổn định dân cư trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

UBND tỉnh đã có Tờ trình số 2969/TTr-UBND ngày 16/4/2024 gửi HĐND tỉnh đề nghị thông qua dự thảo Nghị quyết ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ Chương trình bố trí, ổn định dân cư trên địa bàn tỉnh Nghệ An giai đoạn 2024 – 2030. Sau khi HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết về Chính sách hỗ trợ thực hiện Chương trình bố trí, ổn định dân cư thì UBND huyện căn cứ thực hiện, đảm bảo quyền lợi chính đáng của nhân dân và đúng quy định của pháp luật.

  1. Cử tri bản Vĩnh Kim, xã Yên Hòa, huyện Tương Dương phản ánh, trước năm 1993 thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, người dân bản Vĩnh Kim di dời vào vùng kinh tế mới để khai hoang, phục hóa xây dựng kinh tế, thành lập bản Yên Hòa. Các hộ gia đình làm thủ tục đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên mảnh đất của mình đã khai hoang và làm nhà ở lâu nay lại bị xử phạt hành chính do ở trên đất nông nghiệp. Cử tri kiến nghị có chính sách miễn trừ việc xử phạt hành chính đối với các hộ dân bản Vĩnh Kim và bản Yên Hòa (thuộc vùng đất bản Yên Hòa) khi làm thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

UBND tỉnh trả lời như sau:

Sở Tài nguyên và Môi trường đã có Văn bản số 8777/STNMT-QLĐĐ ngày 07/12/2023 về việc giải quyết ý kiến, kiến nghị cử tri trướckỳ họp thứ 17,  Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVIII trên địa bàn huyện Tương Dương trả lời cử tri về nội dung này. Cụ thể như sau:

Ngày 03/11/2023, Sở Tài nguyên và Môi trường có Văn bản số 7795/STNMT-TTr xin ý kiến Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc xử phạt vi  phạm hành chínhvà cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Trong đó có nội dung:

1) Đối với việc xử lý vi phạm hành chính về đất đai đối với hành vi lấn đ ất, chiếm đất:

Theo quy đ ịnh tại Nghị đ ịnh số 91/2019/NĐ -CP ngày 19/11/2019 của Chính phủ về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai (đãđược sửa đổi, bổ sung tại Điều 1, Nghị định số 04/2022/NĐ-CP ngày 06/01/2022 của Chính  phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định xử phạt vi phạm hành chính  trong lĩnh vực đất đai; tài nguyên nước và khoáng sản; khí tượng thủy văn; đo đ ạc bản đồ) thì không xác định thời điểm lấn đất, chiếm đất (thời điểm ngày  18/12/1980, ngày 08/01/1988 và ngày 15/10/1993) để xác định có hay không về hành vi lấn đất, chiếm đất và xác định về thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính  trong lĩnh vực đất đai dẫn đến khó khăn, vướng mắc như sau:

Trên địa bàn tỉnh Nghệ An có các trường hợp sử dụng đất (chiếm đất,lấn đ ất) để làm nhà ở do thực hiện chính sách di dân vùng kinh tế mới hoặc tự ý di  dân đến vùng khác từ trước năm 1980 (thời điểm chưa quy định cụ thể về thủ tục giao đất, cấp đất), trước ngày 15/10/1993 (thời điểm chưa có quy định về thu  tiền sử dụng đất để được giao đất, cấp đất làm nhà ở) đặc biệt là các địa bàn  miền núi.

Do đó, khi thực hiện thủ tục xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi  chiếm đất, lấn đất thì người sử dụng đất không đồng tình, nhất là người sử dụng đất tại địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn theo quy định tại Điều 101,  Luật Đất đai năm 2013.

Để phù hợp với chính sách đất đai qua các thời kỳ, tạo sự đồng thuận của người sử dụng đất, hạn chế tối đa việc khiếu kiện, Sở Tài nguyên và Môi trường nhận thấy không xử lý hành vi lấn đất, chiếm đất đối với trường hợp đã thực hiện hành vi lấn đất, chiếm đất từ ngày 15/10/1993 (do từ trước thời điểm ngày  15/10/1993 về trước chưa có quy định về thu tiền sử dụng đất) là phù hợp.

Do đó, đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường có hướng dẫn cụ thể hoặc đề xuất với cấp có thẩm quyền xác định về thời điểm lấn đất, chiểm đất phải xử phạt vi phạm phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai”.

Sau khi có hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên  và Môi trường sẽ hướng dẫn UBND huyện Tương Dương thực hiện theo hướng dẫn và theo quy định.

  1. Cử tri bản Xiêng Hương, xã Xá Lượng, huyện Tương Dương kiến nghị công trình nước sạch dùng chung với bản Cửa Rào 1 nay đã xuống cấp, nước không đủ dùng cho người dân 2 bản. Kiến nghị nâng cấp và tách đường nước cho bản Xiêng Hương.

UBND tỉnh trả lời như sau:

- Công trình nước sinh hoạt bản Cửa Rào 1, Cửa Rào 2, Xiêng Hương được nâng cấp sửa chữa năm 2018. Công trình nước phục vụ cho 03 bản, với tổng số 416 hộ (khoảng 1.547 nhân khẩu). Các bản đã thành lập tổ quản lý nước sinh hoạt, định kỳ đều có kiểm tra và sửa chữa những hư hỏng nhỏ, để chủ động lấy nước, cơ bản đảm bảo sinh hoạt. Tuy nhiên, hàng năm do hạn hán, thời tiết cực đoan, thường xảy ra tình trạng thiếu nước vào khoảng từ tháng 6 đến tháng 9, UBND xã có báo cáo và kiến nghị lên cấp trên về hỗ trợ nước sinh hoạt.

- Giải pháp khắc phục: Thống nhất với địa phương, cho tách ống dẫn nước riêng của bản Xiêng Hương. Vấn đề này, ngày 28/11/2023 UBND xã Xá Lượng đã tổ chức cuộc họp với Nhân dân, Ban Quản lý bản Xiêng Hương đã thống nhất 100% cho phương án tách ống nước sạch về bản bằng hình thức xã hội hóa.

- Đề nghị UBND huyện Tương Dương chỉ đạo, đôn đốc, giám sát xã Xá Lượng, cho tiến hành sửa chữa, theo nguyện vọng của nhân dân và thông báo cho cử tri được biết.

  1. Cử tri Kha Thị Chôm, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã Lượng Minh, huyện Tương Dương phản ánh nhiều tuyến đường giao thông, cầu, cống xuống cấp, hư hỏng, thi công dang dở, chậm, ảnh hưởng đến đời sống dân sinh hoặc chưa được đầu tư xây dựng. Cử tri kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo rà soát, có kế hoạch đầu tư kinh phí để xây dựng, duy tu, sửa chữa, tiếp tục thi công dứt điểm, cụ thể: Sửa chữa, nâng cấp tuyến Tỉnh lộ 543b đoạn từ bản Cửa Rào, xã Xá Lượng đến bản Vẽ, xã Yên Na, huyện Tương Dương. Qua nhiều năm sử dụng, tuyến đường này đã xuống cấp nghiêm trọng; mặt đường nhỏ hẹp, lồi lõm gồ ghề, không đảm bảo an toàn cho người và phương tiện qua lại.

UBND tỉnh trả lời như sau:

Đường tỉnh 543B dài 37km được chuyển từ tuyến Cửa Rào – Lượng Minh – Vẽ - Yên Hoà, huyện Tương Dương tại Quyết định số 3552/UBND-CN ngày 22/7/2016. Thời điểm nâng thành đường tỉnh, tuyến đường đã bị xuống cấp nghiêm trọng, mặt đường rộng 3,5m bị hư hỏng, nền đường nhiều vị trí bị xói lở, sạt trượt nhưng chưa được xử lý; hệ thống thoát nước và an toàn giao thông thiếu nhiều và không đồng bộ….

Để đảm bảo ATGT trên tuyến, từ khi tiếp nhận quản lý Sở GTVT đã tập trung thực hiện công tác chỉnh trang tuyến, sửa chữa các hư hỏng mặt đường, xử lý các điểm sạt lở trên tuyến, nạo vét khơi thông cống rãnh, bổ sung sửa chữa hệ thống an toàn giao thông... Trong các năm 2021 - 2022 Sở GTVT đã sửa chữa nền, mặt đường khắc phục hậu quả bão lụt với kinh phí 15,7 tỷ đồng; năm 2023 Sở GTVT đang thực hiện dự án sửa chữa các đoạn Km3+078 - Km4+200 và Km7-Km8+400 với kinh phí 8,4 tỷ đồng, hoàn thành trong Quý 4/2023. Tuy nhiên, trên tuyến vẫn còn 18,95 km có mặt đường rộng 3,5m, công trình trên tuyến đã xuống cấp cần được sửa chữa như ý kiến cử tri nêu.

Do nhu cầu sửa chữa các tuyến đường tỉnh là rất lớn, trong khi nguồn vốn bảo trì còn hạn chế nên việc đầu tư sửa chữa tuyến đường phải lựa chọn, ưu tiên các đoạn hư hỏng nặng, đi qua các trung tâm hành chính, khu đông dân cư,...để sửa chữa trước. Để đảm bảo an toàn giao thông trên tuyến, Sở GTVT tiếp thu ý kiến cử tri và đã chỉ đạo Đơn vị quản lý tăng cường công tác quản lý, bảo dưỡng thường xuyên; đồng thời sẽ tiếp tục báo cáo với UBND tỉnh quan tâm, bố trí kinh phí sửa chữa các đoạn còn lại trong thời gian tới. Bên cạnh đó, Sở GTVT đang triển khai thực hiện công trình Sửa chữa nền, mặt đường, hệ thống thoát nước và ATGT các đoạn Km4+200 - Km5+00; Km9+700 - Km11+500; Km13+900 - Km14+500, ĐT.543B có kinh phí thực hiện là 10,2 tỷ, dự kiến bắt đầu triển khai thi công vào tháng 7/2024, hoàn thành trong tháng 12/2024.

  1. Cử tri Kha Thị Chôm, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã Lượng Minh, huyện Tương Dương phản ánh trên địa bàn xã Lượng Minh hiện có 365 hộ có nhu cầu làm mới và sửa chữa nhà ở, trong đó có nhiều hộ đặc biệt khó khăn không có vốn đối ứng để làm nhà. Kiến nghị UBND tỉnh có ý kiến với Ngân hàng chính sách xã hội tạo điều kiện để người dân được vay vốn theo Nghị định 28/2022/NĐ-CP ngày 26/4/2022 của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030.

UBND tỉnh trả lời như sau:

Ngân hàng Chính sách xã hội được Chính phủ giao cho vay hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất, chuyển đổi nghề theo Nghị định số 28/2022/NĐ-CP về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện CTMTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn từ năm 2021 – 2030 (giai đoạn 1 từ 2021-2025). Để NHCSXH có căn cứ thực hiện chính sách này, ngày 25/9/2023  UBND huyện có Quyết định số 1055/QĐ-UBND về việc ban hành danh sách đối tượng thụ hưởng chương trình tín dụng theo Nghị định 28/2022/NĐ-CP, trong đó toàn huyện có 65 hộ thuộc đối tượng được vay vốn để làm nhà ở, riêng xã Lượng Minh có 05 hộ. Đến ngày 17/12, NHCSXH huyện đã cho vay được 48/65 hộ, số tiền 1.920 triệu đồng, trong đó xã Lượng Minh có 04/5 hộ được vay số tiền 160 triệu đồng (01 hộ còn lại chưa làm nhà và chưa có nhu cầu vay vốn, NHCSXH sẽ tạo điều kiện cho vay khi hộ gia đình có kế hoạch làm nhà và xin vay vốn theo quy định). Việc cử tri Kha Thị Chôm kiến nghị cho 365 hộ tại xã Lượng Minh được thụ hưởng chính sách vay vốn làm nhà theo Nghị định 28/2022/NĐ-CP ngày 26/04/2022 của Chính phủ không thuộc thẩm quyền của NHCSXH do những hộ này không thuộc đối tượng được vay vốn để làm nhà ở theo quy định hiện hành.

  1. Cử tri Kha Thị Chôm, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã Lượng Minh, huyện Tương Dương kiến nghị bố trí kinh phí xây dựng điểm trường chính cho Trường PTDTBT-Tiểu học Lượng Minh tại bản Lạ, xã Lượng Minh, huyện Tương Dương. Nội dung này cử tri xã Lượng Minh đã kiến nghị nhiều lần nhưng đến nay chưa được giải quyết.

UBND tỉnh trả lời như sau:

Ngày 23/5/2019, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành Kế hoạch 305/KH-UBND thực hiện Đề án đảm bảo cơ sở vật chất cho Chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông đến năm 2025 trên địa bàn tỉnh Nghệ An, trong đó tập trung xây dựng các phòng học và phòng phục vụ học tập, trang thiết bị dạy và học cho các trường mầm non và phổ thông trên địa bàn tỉnh.

Thực hiện Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội cùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I từ năm 2021 đến năm 2025, Bộ giáo dục và Đào tạo đã ban hành Công văn số 4969/BGDĐT-GDDT ngày 29/10/2021 về việc báo cáo thực trạng, nhu cầu đầu tư cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú và trường phổ thông có học sinh bán trú phục vụ công tác phân bổ kinh phí theo Quyết định 1719/QĐ-TTg, trên cơ sở đó, Sở Giáo dục và Đào tạo đã có các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trên địa bàn rà soát thực trạng, xác định nhu cầu đầu tư cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị cho các trường PTDTNT, PTDTBT và trường phổ thông có học sinh bán trú giai đoạn 2021-2025, nhằm tổng hợp báo cáo các cấp có thẩm quyền phân bổ nguồn ngân sách theo quy định.

Qua đó, tại Tiểu dự án 1 của Dự án 5 về đổi mới hoạt động, củng cố phát triển các trường PTDTNT, PTDTBT, trường phổ thông có học sinh ở bán trú và xóa mù chữ cho người dân vùng đồng đồng bào dân tộc thiểu số, giai đoạn 2021-2025 UBND huyện Tương Dương đã đề xuất 04 trường danh mục đầu tư xây dựng, trong đó chủ yếu là trường PTDTBT cấp THCS, đã được Hội đồng nhân dân tỉnh chấp thuận thông qua tại Nghị quyết số 45/NQ-HĐND ngày 12/10/2022. Hàng năm được UBND tỉnh bố trí phân bổ nguồn ngân sách đầu tư xây dựng, vì vậy, đề nghị UBND huyện Tương Dương sắp xếp bố trí hợp lý nguồn kinh phí để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị cho trường PTDTBT tiểu học Lượng Minh. Tuy nhiên, trong điều kiện thực tế về nguồn vốn, ưu tiên đầu tư xây dựng cơ sở vật chất trường lớp học, nhà bán trú học sinh và trang thiết bị thiết yếu phục vụ cho các hoạt động bán trú của nhà trường.

Đối với trường PTDTBT tiểu học Lượng Minh mới được thành lập năm 2023, tại Quyết định 105/QĐ-UBND ngày 03/3/2023, đề nghị UBND huyện Tương Dương lồng ghép nguồn lực từ chương trình mục tiêu về giáo dục, các chương trình, dự án trên địa bàn và các nguồn lực khác để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị phục vụ cho các hoạt động bán trú tại các trường.

  1. Cử tri bản Hợp Thành, xã Xá Lượng, huyện Tương Dương phản ánh xã Xá Lượng về đích nông thôn mới năm 2019, bản Hợp Thành không nằm trong bản đặc biệt khó khăn, các chế độ chính sách bị cắt giảm, người dân không tiếp tục được hưởng (như: chế độ học sinh bán trú, thẻ BHYT...). Kiến nghị xem xét có chính sách hỗ trợ.

UBND tỉnh trả lời như sau:

Ngày 12/11/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 33/2020/QĐ-TTg về tiêu chí phân định vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển giai đoạn 2021-2025. Qua rà soát tiêu chí, bản Hợp Thành, xã Xá Lượng, huyện Tương Dương không thuộc thôn đặc biệt khó khăn, vì vậy người dân nói chung, trẻ em, học sinh nói riêng không được hưởng các chế độ chính sách như ý kiến cử tri phản ánh.

  1. Cử tri Lương Khăm Niên, Chủ tịch Hội Người cao tuổi thị trấn Thạch Giám, huyện Tương Dương kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo có ý kiến với Chi nhánh Viettel tại huyện Tương Dương nâng cấp điểm phát sóng vì hiện nay tại khối Hòa Tây, thị trấn Thạch Giám sóng rất yếu, ảnh hưởng đến thông tin liên lạc của người dân.

UBND tỉnh trả lời như sau:

Qua rà soát hiện trạng hạ tầng viễn thông, hiện nay trên địa bàn thị trấn Thạch Giám, huyện Tương Dương có 01 trạm BTS của nhà mạng Viettel (được lắp đặt từ năm 2014, phát sóng 2G, 3G, 4G); 01 trạm BTS của nhà mạng VNPT  (phát sóng từ năm 2010) và sóng di động mạng MobiFone tại khu vực này đang được cung cấp từ trạm BTS đặt tại thị trấn Hòa Bình. Mật độ trạm khu vực thị trấn Thạch Giám là khá cao so với các khu vực khác thuộc địa bàn các huyện Con Cuông, Tương Dương, Kỳ Sơn.

Do đặc thù địa hình và nhiều khó khăn khác như nguồn điện vận hành  nhà trạm, đường truyền trung kế của trạm BTS, vận chuyển vật tư, trang thiết bị, vận hành, ứng cứu sự cố,… cho nên việc xây dựng trạm ở vùng sâu, vùng xa  như ở xã huyện Tương Dương là hết sức khó khăn, do đó, một số trạm hiện trạng không thể phủ sóng đ ược 100% các bản của toàn huyện. Ngoài huyện Tương Dương, các DN viễn thông cũng đang xây dựng trạm ở nhiều xã khó khă n của các huyện miền núi khác, trong khi đó nguồn lực cũng có hạn, do đó việc phủ sóng cần có lộ trình hợp lý.

Giải pháp trong thời gian tới:

- Trước mắt, các doanh nghiệp sẽ thực hiện Quy hoạch hạ tầng viễn thông  theo Quy hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 (địa bàn thị trấn Thạch Giám có 02 vị trí quy hoạch của nhà mạng MobiFone), trong đó có nhiều khu vực ở miền núi, vùng sâu, vùng xa. Với những kiến nghị cụ thể, Sở TT&TT sẽ có văn bản gửi các doanh nghiệp viễn thông phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức khảo sát, nghiên cứu bổ sung hạ tầng phù hợp.

- Về lâu dài: Thực hiện Nhiệm vụ quy hoạch của tỉnh Nghệ An thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 1059/QĐ-TTg ngày 14/9/2023, trong đó có Phương án phát triển hạ tầng viễn  thông thụ động. Sở TT&TT tham mưu cho UBND tỉnh lập phương án phát triển  hạ tầng viễn thông đáp ứng các yêu cầu phủ sóng 100% dân số của tỉnh Nghệ An.

  1. Cử tri xã Lưu Kiền, huyện Tương Dương phản ánh nhiều tuyến đường giao thông, cầu, cống xuống cấp, hư hỏng, thi công dang dở, chậm, ảnh hưởng đến đời sống dân sinh hoặc chưa được đầu tư xây dựng. Cử tri kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo rà soát, có kế hoạch đầu tư kinh phí để xây dựng, duy tu, sửa chữa, tiếp tục thi công dứt điểm, cụ thể: Sớm giải quyết và khắc phục một số đoạn trên tuyến tỉnh lộ 543D từ bản Con Mương vào bản Xoóng Con bị ảnh hưởng sau trận mưa kéo dài từ ngày 27-29/9/2023 đến nay chưa dọn dẹp và xử lý đất, đá sạt lở xuống đường làm ảnh hưởng đến lưu thông trên tuyến đường này.

UBND tỉnh trả lời như sau:

Do ảnh hưởng sau trận mưa kéo dài từ ngày 27-29/9/2023, trên tuyến ĐT.543D đã xảy ra nhiều vị trí sạt lở taluy dương, taluy âm, hư hỏng kết cấu hạ tầng giao thông gây ách tắc giao thông; trong đó có đoạn từ bản Con Mương vào bản Xoóng Con thuộc lý trình từ Km0+500 – Km8+00. Để đảm bảo ATGT, Sở GTVT đã chỉ đạo đơn vị quản lý thực hiện ngay công tác xúc dọn, đảm bảo thông xe trên tuyến trong thời gian sớm nhất, phục vụ cho người dân đi lại an toàn.

Để đảm bảo ổn định công trình lâu dài, Sở GTVT đã báo cáo UBND tỉnh cho chủ trương lập dự án khắc phục hậu quả thiên tai. Hiện tại, hồ sơ BC KTKT khắc phục hậu quả thiên tai trên ĐT.543D đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 4326/QĐ-UBND ngày 25/12/2023; Sở GTVT tổ chức lựa chọn nhà thầu thi công, dự kiến hoàn thành, đưa vào sử dụng trong quý III/2024.

  1. Cử tri Quang Văn May, Phó Chủ tịch HĐND xã Lưu Kiền, huyện Tương Dương kiến nghị quan tâm giải quyết dứt điểm việc tranh chấp địa giới hành chính và xâm canh giữa xã Nậm Càn và xã Lưu Kiền, mặc dù đã có văn bản giải quyết theo bản đồ 364 nhưng đến nay vẫn chưa dứt điểm; kiến nghị sớm hoàn chỉnh hồ sơ điều chỉnh địa giới hành chính giữa xã Nậm Càn và xã Lưu Kiền.

UBND tỉnh trả lời như sau:

Tuyến địa giới hành chính giữa xã Nậm Càn, huyện Kỳ Sơn và xã  Lưu Kiền, huyện Tương Dương đã được lập hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính theo Chỉ thị 364/CT ngày 06/11/1991 của Hội đồng Bộ trưởng về việc giải quyết những tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính tỉnh, huyện, xã. Qua  khảo sát thực địa tuyến địa giới hành chính này cho thấy lâu nay bà con ở các  bản Nậm khiên 1, Nậm khiên 2 thuộc xã Nậm Càn, huyện Kỳ Sơn canh tác xâm  canh trên địa phận địa giới hành chính theo Chỉ thị 364/CT của xã Lưu Kiền, huyện Tương Dương và xã Nậm Càn có đề nghị xem xét điều chỉnh một số khu  vực địa giới hành chính theo hiện trạng sản xuất canh tác về cho xã Nậm Càn,  huyện Kỳ Sơn quản lý. 

Thực hiện Quyết định số 513/QĐ-TTg ngày 02/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc “Hoàn thiện, hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính và  xây dựng cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính”(Gọi tắt là Dự án 513). Thời gian  qua, Sở Nội vụ đã tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các địa phương triển khai, thực hiện giải quyết về tuyến địa giới hành chính này. Tuy nhiên, qua rất nhiều tổ chức hiệp thương giải quyết nhưng 2 xã, 2 huyện vẫn đi đến không thống nhất, đặc biệt là xã Lưu Kiền và UBND huyện Tương Dương không thống nhất điều chỉnh theo hiện trạng sản xuất lâu nay của bà con xã Nậm Càn. Vì vậy, trường hợp hai bên không thống nhất điều chỉnh thì thực hiện giữ nguyên tuân thủ theo cơ sở pháp lý hồ sơ, bản đồ theo Chị thị số 364/CT đã được xác lập trước đây theo quy định đối với tuyến địa giới hành chính này.

  1. Cử tri xã Lưu Kiền và các xã dọc Quốc lộ 7A, huyện Tương Dương kiến nghị có biện pháp xử lý đoàn xe chở quặng phóng nhanh vượt ẩu trên địa bàn huyện, gây nguy hiểm và mất an toàn cho người dân tham gia giao thông.

UBND tỉnh trả lời như sau:

Quốc lộ 7A dài 225km, là tuyến đường giao thông huyết mạch, quan trọng nối liền Việt Nam và nước bạn Lào. Ngay sau khi tiếp nhận ý kiến của cử tri về tình trạng xe chở quặng phóng nhanh, vượt ẩu trên tuyến, qua kiểm tra, xác minh, Công an tỉnh trả lời như sau:

- Thông qua công tác tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm trên tuyến Quốc lộ 7, Công an tỉnh đã phát hiện các điểm bất hợp lý về tổ chức giao thông đường bộ trên tuyến đường này, đã kịp thời có Công văn kiến nghị cơ quan quản lý đường bộ cắm biển hạn chế tốc độ 40 km/h đối với các xe ô tô đầu kéo kéo theo sơ mi rơ moóc để tránh tình trạng phóng nhanh, vượt ẩu; đối với đoạn đường đang duy tư sửa chữa cần phải sử dụng đồng bộ các biện pháp báo hiệu, đoạn đường cần phải cấm vượt (Công văn số 06/CV-ĐS2 ngày 25/01/2024 về việc kiến nghị các điểm bất hợp lý về tổ chức giao thông, Công văn số 325/CV-PC08 ngày 05/02/2024 về việc kiến nghị bất hợp lý về tổ chức giao thông trên tuyến QL7A). Đồng thời, đang nghiên cứu nội dung đề xuất cắm “biển cấm vượt P.125 hoặc P.126” theo Quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT, có biển phụ kèm theo và các kiến nghị cần thiết khác để khắc phục tình trạng trên như cử tri phản ánh.

- Chú trọng công tác tuần tra lưu động, kết hợp tuyên truyền tại những đoạn tuyến thường xuyên xảy ra tai nạn giao thông. Đối với các phương tiện là xe chở quặng thì tiến hành tuyên truyền trực tiếp để nhắc nhở lái xe chấp hành các quy định của Luật giao thông đường bộ, nhất là việc chấp hành các quy định về tốc độ, phần đường, làn đường, tránh vượt; tổ chức 04 buổi tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật đối với các nhà trường, cơ quan, tổ chức trên tuyến. Đặc biệt, ngày 13/12/2023, Đội CSGT đường bộ số 2, Công an tỉnh đã tổ chức tuyên truyền, ký cam kết chấp hành pháp luật đối với 10 doanh nghiệp vận tải chở mặt hàng quặng thường xuyên hoạt động trên tuyến đường Quốc lộ 7.

- Tăng cường công tác tuần tra kiểm soát, kiên quyết xử lý vi phạm, quyết tâm làm giảm vi phạm đối với xe chở quặng trên tuyến quốc lộ 7A. Từ 01/01/2024 đến nay, đã tổ chức 606 ca tuần tra với 2.020 lượt cán bộ chiến sỹ tham gia. Qua đó, phát hiện xử lý 1710 trường hợp vi phạm (ma túy 07 trường hợp, nồng độ cồn 478 trường hợp, tốc độ 559 trường hợp, quá tải/quá khổ 61 trường hợp, không chấp hành hiệu lệnh vạch kẻ đường 55 trường hợp, không có giấy phép lái xe 172 trường hợp...), tạm giữ 529 phương tiện, xử phạt tại đội 829 trường hợp, nạp ngân sách nhà nước 1.302.150.000 đồng. Qua công tác tuần tra kiểm soát, phát hiện xử lý 20 lái xe điều khiển xe ô tô đầu kéo chở hàng quặng (ma túy 02 trường hợp, tốc độ 13 trường hợp, không chấp hành hiệu lệnh vạch kẻ đường 10 trường hợp).