Ngân sách cấp huyện được hỗ trợ 100% nguồn kinh phí ngân sách trung ương bổ sung

Đối với nguồn kinh phí ngân sách Trung ương bổ sung hỗ trợ sản xuất lúa: Hỗ trợ ngân sách cấp cơ sở 100% nguồn kinh phí ngân sách Trung ương bổ sung để thực hiện hỗ trợ cho các hoạt động như: Hỗ trợ cho người sử dụng đất trồng lúa: sử dụng giống lúa hợp pháp để sản xuất; áp dụng quy trình sản xuất, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận; xây dựng mô hình trình diễn; hoạt động khuyến nông; tổ chức đào tạo, tập huấn, liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm; Cải tạo, nâng cao chất lượng đất trồng lúa; Sửa chữa, duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn xã.

Hỗ trợ 100% chi phí cải tạo, nâng cao chất lượng đất trồng lúa

Đối với nguồn kinh phí do người được nhà nước giao đất, cho thuê đất để sử dụng vào mục đích phi nông nghiệp từ đất chuyên trồng lúa phải nộp theo quy định:

Hỗ trợ ngân sách cấp tỉnh 80% từ nguồn kinh phí này để thực hiện các hoạt động như: Hỗ trợ cho người sử dụng đất trồng lúa: sử dụng giống lúa hợp pháp để sản xuất; áp dụng quy trình sản xuất, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận; xây dựng mô hình trình diễn; hoạt động khuyến nông; tổ chức đào tạo, tập huấn, liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm; Cải tạo, nâng cao chất lượng đất trồng lúa; Đánh giá tính chất lý, hóa học; xây dựng bản đồ nông hóa thổ nhưỡng vùng đất chuyên trồng lúa theo định kỳ 05 năm/lần; Sửa chữa, duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn xã; Hỗ trợ mua bản quyền sở hữu giống lúa được bảo hộ. Trong đó hàng năm trích không thấp hơn 5% để thực hiện đánh giá tính chất lý, hóa học; xây dựng bản đồ nông hóa thổ nhưỡng vùng đất chuyên trồng lúa theo định kỳ 05 năm/lần.

Hỗ trợ ngân sách cấp huyện 20% từ nguồn kinh phí này để thực hiện các hoạt động: Hỗ trợ cho người sử dụng đất trồng lúa: sử dụng giống lúa hợp pháp để sản xuất; áp dụng quy trình sản xuất, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận; xây dựng mô hình trình diễn; hoạt động khuyến nông; tổ chức đào tạo, tập huấn, liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm; Cải tạo, nâng cao chất lượng đất trồng lúa.

Hỗ trợ 100% chi phí cải tạo, nâng cao chất lượng đất trồng lúa

Theo nội dung Nghị quyết đã được thông qua, người sử dụng đất trồng lúa sẽ được hỗ trợ sử dụng giống lúa hợp pháp để sản xuất với mức hỗ trợ tối đa 80% giá giống. Hỗ trợ tối đa 80% chi phí thực hiện nhiệm vụ hoặc mô hình áp dụng quy trình sản xuất, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận. Hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn; hoạt động khuyến nông; tổ chức đào tạo, tập huấn, mức hỗ trợ được áp dụng theo quy định tại Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24/05/2018 của Chính phủ về khuyến nông. Hỗ trợ cho hoạt động liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm lúa gạo với mức hỗ trợ được áp dụng theo quy định tại Nghị quyết số 13/2018/NQ-HĐND ngày 12/12/2018 của HĐND tỉnh quy định về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Cánh đồng lúa ở huyện Yên Thành

Hỗ trợ cải tạo, nâng cao chất lượng đất trồng lúa: Hỗ trợ 100% chi phí mua chế phẩm cải tạo đất, mua vôi bột, phân bón hữu cơ, phân hữu cơ vi sinh, chế phẩm sinh học và các biện pháp cải tạo đất khác.

Hỗ trợ 100% kinh phí thực hiện nhiệm vụ đánh giá tính chất lý, hóa học; xây dựng bản đồ nông hóa thổ nhưỡng vùng đất chuyên trồng lúa theo định kỳ 5 năm/lần.

Hỗ trợ 100% kinh phí sửa chữa, duy tu bảo dưỡng các công trình hạ tầng nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn xã.

Hỗ trợ 50% kinh phí mua bản quyền sở hữu giống lúa được bảo hộ, nhưng không quá 1.000.000.000 đồng/giống.

Theo tờ trình của UBND tỉnh việc ban hành Nghị quyết là cần thiết nhằm quy định cụ thể việc sử dụng các nguồn kinh phí hỗ trợ bảo vệ đất trồng lúa theo quy định của Nghị định số 112/NĐ-CP; Sử dụng có hiệu quả các nguồn kinh phí bảo vệ đất trồng lúa góp phần hỗ trợ các địa phương  phát triển sản xuất, bảo vệ đất trồng lúa và nâng cao hiệu quả sản xuất lúa; đồng thời minh bạch hoá hoạt động quản lý nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp tham gia phát triển sản xuất trên đất lúa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.