Tham dự hội thảo về phía Trung ương có: PGS. TS Nguyễn Thế Kỷ - Nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng lý luận phê bình Văn học Nghệ thuật Trung ương; TS Nhà biên kịch Nguyễn Đăng Chương – Phó Chủ tịch Hội Nghệ sỹ sân khấu Việt Nam.

Về phía tỉnh Nghệ An có các đồng chí: Bùi Đình Long - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Trần Thị Mỹ Hạnh – Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao.

bna-6692-8079.jpg.webp
Các đại biểu tham dự hội thảo. Ảnh: Đức Anh
bna-6719-1952.jpg.webp
Các đại biểu chủ trì Hội thảo. Ảnh: Đức Anh

Dân ca, dân nhạc là loại hình di sản văn hóa phi vật thể kết tinh các giá trị tinh thần, thẩm mỹ và trí tuệ của dân gian, được sáng tạo và trao truyền qua nhiều thế kỷ, trở thành niềm tự hào của mỗi người dân khi hướng về di sản quê hương mình.

Từ những năm 70 của thế kỷ XX, dân ca Nghệ Tĩnh đã được sân khấu hóa theo mô hình kịch hát dân tộc. Đây là một bước tiến quan trọng khi dân ca Nghệ Tĩnh từ một loại hình diễn xướng dân gian, gắn với đời sống, môi trường sinh hoạt, lao động sản xuất hàng ngày đã được đưa lên thành nghệ thuật biểu diễn, trình diễn trên sân khấu phục vụ công chúng thông qua tên gọi: Kịch hát dân ca Nghệ Tĩnh.

bna-3423-8426.jpg.webp
PGS.TS Nguyễn Thế Kỷ trình bày tham luận tại hội thảo. Ảnh: Đức Anh

Sau những nỗ lực của giai đoạn đầu, kịch hát Nghệ Tĩnh đã được giới sân khấu cả nước công nhận. Nhiều vở có quy mô lớn được tiếp tục dàn dựng thể nghiệm và công bố phục vụ nhân dân trong tỉnh, một số tỉnh, thành phố khác và đưa lên hệ thống thông tin đại chúng. Sau 50 năm được sân khấu hóa, dân ca Nghệ Tĩnh đã trở thành một bộ môn sân khấu Kịch hát mới, được giới sân khấu công nhận và được khán, thính giả cả nước yêu thích.

Hội thảo Kịch hát Nghệ Tĩnh – Xu thế hội nhập được tổ chức nhân kỷ niệm 50 năm ra đời của kịch hát dân ca Nghệ Tĩnh nhằm khẳng định giá trị, đóng góp của sân khấu cách mạng Nghệ Tĩnh và hiệu quả của Kịch hát dân ca Nghệ Tĩnh sau 50 năm hình thành, thể nghiệm, phát triển và thực trạng loại hình sân khấu hiện nay.

Đồng thời hội thảo cũng là một diễn đàn để tỉnh Nghệ An có cơ hội tham vấn ý kiến các nhà khoa học, nhà nghiên cứu lý luận phê bình, nhà quản lý, đề xuất ý tưởng, giải pháp khả thi, hiệu quả để tiếp tục duy trì, xây dựng, phát huy nền kịch hát dân ca Nghệ Tĩnh trong xu thế hội nhập và phát triển.

 

bna-6742-928.jpg.webp
Nhạc sỹ Hồ Hữu Thới - Nguyên Giám đốc Sở Văn hóa Thể thao, Phó Chủ tịch Hội Di sản Văn hóa Việt Nam phát biểu tại hội thảo. Ảnh: Đức Anh

Hội thảo đã nhận được các ý kiến tâm huyết của các nhà nghiên cứu sân khấu, văn học nghệ thuật, tập trung làm rõ các nội dung: Giá trị vai trò, đóng góp của sân khấu cách mạng Nghệ Tĩnh và hiệu quả của loại hình Kịch hát dân ca Nghệ Tĩnh sau 50 năm hình thành, thể nghiệm, phát triển; Thực trạng sân khấu Nghệ Tĩnh và loại hình kịch hát dân ca Nghệ Tĩnh hiện nay. Định hướng, giải pháp tiếp tục xây dựng, phát huy Kịch hát dân ca Nghệ Tĩnh trong xu thế hội nhập và phát triển cùng với các loại hình sân khấu truyền thống của dân tộc.

bna-6797-1946.jpg.webp
Đồng chí Bùi Đình Long tổng kết hội thảo. Ảnh: Đức Anh

Phát biểu tại hội thảo, đồng chí Bùi Đình Long khẳng định: Hiệu quả của loại hình kịch hát dân ca Nghệ Tĩnh trong 50 năm xây dựng, thực hiện thể nghiệm đã được chứng minh bằng thực tiễn; qua đó thấy được thành quả, sự tận tụy của đội ngũ diễn viên và các nhà quản lý, thấy được chặng hành trình đáng tự hào.

Đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh đánh giá, các đại biểu tham gia trình bày tham luận đã đề xuất nhiều nhóm giải pháp hữu hiệu để sân khấu kịch hát dân ca ngày càng lớn mạnh, đi vào chiều sâu, nhận được nhiều sự quan tâm của công chúng, phát triển bền vững trong xu thế hội nhập.

Đồng chí lưu ý nhóm giải pháp mà các đại biểu đã tham luận: Chủ trương cơ chế chính sách, như chính sách đào tạo đội ngũ; ...Nâng cao hiệu quả hoạt động chuyên môn trong hoạt động kịch hát Nghệ Tĩnh, làm sao có sản phẩm văn hóa hướng về người xem, đáp ứng nhu cầu của xã hội; Đưa dân ca vào thực hành các nghi lễ, lễ hội.

Lãnh đạo tỉnh cũng đề nghị các đại biểu, các nhà chức trách cần lưu tâm các ý kiến được nêu tại hội thảo để tham mưu cơ chế chính sách tiếp tục phát huy di sản dân ca xứ Nghệ; để đội ngũ diễn viên có được môi trường phát triển tốt nhất; chú trọng công tác đào tạo trẻ, phù hợp với xu thế.