bna-nam-an-3-648.jpg.webp
Sáng 6/9, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã tổ chức hội nghị toàn quốc lần thứ nhất triển khai Luật, Nghị quyết của Quốc hội khoá XV. Hội nghị được tổ chức trực tiếp tại hội trường Diên Hồng, toà Nhà Quốc hội và trực tuyến đến 62 tỉnh, thành trong cả nước. Ảnh: Nam An

Đồng chí Vương Đình Huệ - Uỷ viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội và các đồng chí: Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn; Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định; Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến đồng chủ trì hội nghị.

Tham dự hội nghị tại hội trường Diên Hồng có các đồng chí Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng: Phan Đình Trạc - Trưởng ban Nội chính Trung ương và Nguyễn Hoà Bình – Chánh án Toà án nhân dân Tối cao; các bộ, ban, ngành Trung ương.

Về phía tỉnh Nghệ An có đồng chí Thái Thanh Quý - Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh, Chủ tịch HĐND tỉnh; các đại biểu Quốc hội được bầu tại tỉnh Nghệ An.

Tại điểm cầu trực tuyến Nghệ An do đồng chí Thái Thị An Chung - Uỷ viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh chủ trì; cùng tham dự có các đồng chí Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ: Lê Hồng Vinh – Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh và Võ Thị Minh Sinh – Chủ tịch Uỷ ban MTTQ Việt Nam tỉnh; các đại biểu Quốc hội thuộc Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An; đại diện một số ban, ngành cấp tỉnh.

bna-nam-an9-982.jpg.webp
Đồng chí Trần Thanh Mẫn - Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội phát biểu khai mạc hội nghị. Ảnh: Nam An

Việc triển khai một số luật, nghị quyết còn chậm

Phát biểu khai mạc hội nghị, đồng chí Trần Thanh Mẫn - Uỷ viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội cho rằng, từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khoá XV đến hết kỳ họp thứ 4, bên cạnh những kết quả đạt được, việc triển khai Luật, Nghị quyết của Quốc hội được ban hành vẫn còn một số tồn tại, hạn chế.

Đối với Hội đồng Dân tộc, các Uỷ ban Quốc hội, công tác giám sát việc triển khai luật, nghị quyết chưa đảm bảo tính toàn diện, chưa chú trọng đối với các luật, nghị quyết mới được ban hành; giám sát văn bản quy định chi tiết thi hành luật, nghị quyết trong một số trường hợp chưa được đánh giá đầy đủ về tính hợp pháp, tính khả thi và hiệu lực của văn bản.

Đối với Chính phủ, công tác tổ chức triển khai một số luật, nghị quyết còn chậm; trong đó có một số luật được ban hành từ năm 2022 nhưng đến nay chưa ban hành kế hoạch triển khai thực hiện. Một số văn bản chất lượng chưa đảm bảo, vừa ban hành trong thời gian ngắn đã phải sửa đổi, bổ sung hoặc ngưng hiệu lực thi hành do không phù hợp với thực tiễn.

bna-nam-an-5-6453.jpg.webp
Các đồng chí lãnh đạo Đảng, Quốc hội, Chính phủ và các Bộ, ngành Trung ương tham dự hội nghị trực tiếp tại hội trường Diên Hồng, nhà Quốc hội. Ảnh: Nam An

Đồng chí Trần Thanh Mẫn khẳng định: Việc tổ chức hội nghị triển khai các Luật, Nghị quyết của Quốc hội nhằm đưa các Luật, Nghị quyết của Quốc hội đã thông qua tại kỳ họp thứ 5 sớm đi vào cuộc sống, phát huy hiệu quả; đồng thời rà soát, đôn đốc việc thực hiện các Luật, Nghị quyết của Quốc hội ban hành từ đầu nhiệm kỳ khoá XV. Đây cũng là nhiệm vụ của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội trong giám sát việc thi hành Luật, Nghị quyết của Quốc hội theo quy định; đồng thời thực hiện yêu cầu gắn kết chặt chẽ giữa xây dựng pháp luật với thực hiện pháp luật, bảo đảm pháp luật được thực hiện công bằng, nghiêm minh, nhất quán, kịp thời, hiệu lực, hiệu quả.

Chính phủ ban hành 38 văn bản triển khai thi hành Luật, Nghị quyết của Quốc hội

z4667347865552-1b40048eae399149c60944219b77d444-801.jpg.webp
Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái báo cáo tình hình triển khai các Luật, Nghị quyết được Quốc hội thông qua từ đầu nhiệm kỳ khoá XV đến trước kỳ họp thứ 5 và kế hoạch triển khai các Luật, Nghị quyết được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 5. Ảnh: Nam An

Hội nghị đã được nghe Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái báo cáo tình hình triển khai các luật, nghị quyết được Quốc hội thông qua từ đầu nhiệm kỳ khoá XV đến trước kỳ họp thứ 5 và kế hoạch triển khai các luật, nghị quyết được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 5.

Theo đó, công tác triển khai thi hành luật, pháp lệnh và xây dựng, ban hành văn bản quy định chi tiết được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tập trung chỉ đạo các Bộ và cơ quan ngang bộ cũng như các địa phương thực hiện đảm bảo về tiến độ, chất lượng. Cụ thể, từ đầu nhiệm kỳ đến kỳ họp thứ 4, trên cơ sở phân công của Thủ tướng Chính phủ, các bộ có nhiệm vụ trình hoặc ban hành theo thẩm quyền 50 văn bản để quy định chi tiết 20 luật, nghị quyết đã có hiệu lực. Kết quả, tính đến ngày 30/8/2023, số văn bản đã được ban hành là 38 văn bản; trong đó có 9/38 văn bản được ban hành đảm bảo có hiệu lực cùng thời điểm có hiệu lực của luật.

bna-nam-an-2278.jpg.webp
Các đại biểu tham dự hội nghị. Ảnh: Nam An

Công tác triển khai các Luật, Nghị quyết được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 5 đã, đang được Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành rà soát, xác định các nội dung quy định chi tiết, lập danh mục, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành và phân công cơ quan chủ trì soạn thảo, đồng thời chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương kịp thời xây dựng, ban hành các quy định chi tiết theo thẩm quyền để thi hành.

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái cũng thẳng thắn thừa nhận việc triển khai thi hành các luật, nghị quyết, pháp lệnh, có một số trường hợp còn chưa kịp thời, hiệu quả chưa cao. Việc ban hành văn bản quy định chi tiết để có hiệu lực đồng thời với văn bản được quy định chi tiết vẫn chưa được thực hiện triệt để.

Vẫn còn văn bản nợ chưa được ban hành chi tiết các Luật, Nghị quyết được Quốc hội thông qua từ đầu nhiệm kỳ. Một số hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật tại cơ sở chưa phù hợp; việc ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong công tác này còn chậm.

bna-mh2-8637.jpg.webp
Đồng chí Thái Thị An Chung - Uỷ viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh chủ trì tại điểm cầu tỉnh Nghệ An. Ảnh: MH

Công tác rà soát và xử lý văn bản sau rà soát chưa kịp thời, nhất là việc rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định do cấp có thẩm quyền của địa phương ban hành để phù hợp với văn bản của Trung ương; chưa thực sự kết nối hiệu quả giữa kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật với hoạt động xây dựng văn bản quy phạm pháp luật.

Đề ra giải pháp khắc phục các tồn tại, bất cập, Phó Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong công tác xây dựng pháp luật; trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan của Chính phủ, bảo đảm đúng quy định “chịu trách nhiệm về toàn bộ nội dung và tiến độ trình các đề án, dự án, văn bản pháp luật được giao”.

bna-mh8-4601.jpg.webp
Lãnh đạo UBND tỉnh và các ngành tỉnh Nghệ An tham dự tại điểm cầu của tỉnh. Ảnh: MH

Các bộ, ngành cần thường xuyên, chủ động rà soát, đánh giá các quy định pháp luật, các quan hệ xã hội thuộc lĩnh vực quản lý; chủ động lập đề nghị xây dựng và tổ chức soạn thảo các dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết theo đúng trình tự, thủ tục quy định.

Đối với việc triển khai công tác lập pháp cuối năm 2023 và năm 2024, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái cho rằng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục quan tâm, chỉ đạo sát sao, dành nhiều ưu tiên cho công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế, pháp luật. Các bộ, cơ quan ngang bộ đã chủ động, khẩn trương thành lập Ban soạn thảo; tập trung thời gian, nguồn lực để soạn thảo theo kế hoạch.

bna-mh6-2260.jpg.webp
Các đại biểu Quốc hội tham dự tại điểm cầu Nghệ An. Ảnh: MH

Phó Thủ tướng Chính phủ kiến nghị Quốc hội tiếp tục tăng cường thời gian để các đại biểu thảo luận về nội dung các dự án luật, tập trung vào những vấn đề quan trọng, những vấn đề còn có nhiều ý kiến khác nhau. Những vấn đề giao các cơ quan quy định chi tiết vấn đề bảo đảm thời gian, nguồn lực để ban hành văn bản quy định chi tiết và tổ chức thi hành.

Uỷ ban Thường vụ Quốc hội tiếp tục quan tâm chỉ đạo việc triển khai Chương trình năm 2023, năm 2024; tăng cường thời gian cho ý kiến đối với nội dung các dự án Luật, Nghị quyết của Quốc hội, nhất là các vấn đề còn có ý kiến khác nhau.

bna-mh5-931.jpg.webp
Đại diện các ngành tỉnh Nghệ An tham dự hội nghị trực tuyến. Ảnh: MH

Đánh giá tình hình triển khai thi hành 23 luật và 28 nghị quyết

bna-nam-an-1-8980.jpg.webp
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định báo cáo đánh giá tình hình triển khai Luật, Nghị quyết của Quốc hội thông qua từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến nay. Ảnh: Nam An

Hội nghị cũng được nghe Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định báo cáo đánh giá tình hình triển khai Luật, Nghị quyết của Quốc hội thông qua từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến hết kỳ họp thứ 4 và công tác triển khai các luật, nghị quyết, chương trình xây dựng luật, pháp lệnh được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 5; đồng thời nghe báo cáo triển khai thực hiện các Luật, Nghị quyết của Quốc hội khoá XV thông qua từ đầu nhiệm kỳ đến nay của Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, của Bộ Công an và một số ngành, địa phương.

Buổi chiều, hội nghị tiếp tục vào phiên buổi chiều liên quan đến việc triển khai thực hiện các Luật, Nghị quyết của Quốc hội khoá XV của một số bộ, ngành Trung ương và địa phương; Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ có bài phát biểu bế mạc tại hội nghị.

Từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV đến nay, Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành 1.010 văn bản. Bao gồm 23 Luật, 101 Nghị quyết của Quốc hội, 04 Pháp lệnh và 882 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Trong khuôn khổ hội nghị này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tập trung đánh giá tình hình triển khai thi hành đối với 23 Luật và 28 Nghị quyết được Quốc hội thông qua từ đầu nhiệm kỳ khóa XV đến nay và triển khai Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh các tháng cuối năm 2023 và năm 2024.