Xét đề nghị của UBND tỉnh tại Tờ trình số 10089/TTr-UBND ngày 25/11/2023, Báo cáo thẩm tra của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp. Ngày 7/12, tại kỳ họp thứ 17, HĐND tỉnh khóa XVIII, Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua Nghị quyết Kế hoạch đầu tư công năm 2024.

bna-7298-01-3448.jpeg.webp
Các đại biểu tham dự kỳ họp. Ảnh: Thành Cường

Việc ban hành Nghị quyết được thực hiện trên quan điểm bám sát, cụ thể hóa các mục tiêu của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2024 và kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025; đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên, vừa bảo đảm thúc đẩy tăng trưởng, vừa bảo đảm an sinh xã hội và quốc phòng - an ninh.

Tiếp tục cơ cấu lại đầu tư công theo hướng tập trung, khắc phục tình trạng đầu tư dàn trải, kéo dài, nâng cao hiệu quả đầu tư. Thực hiện bố trí cho các nhiệm vụ, dự án phải phù hợp với khả năng thực hiện và giải ngân trong năm, phải bảo đảm tiến độ phân bổ, giao kế hoạch chi tiết cho các nhiệm vụ, dự án theo đúng quy định.

Ưu tiên bố trí vốn để hoàn thành các dự án đã quá hạn, dự án đến hạn phải bố trí đủ vốn để hoàn thành trong năm theo thời gian bố trí vốn và dự án chuyển tiếp theo tiến độ. Phấn đấu giảm thời gian thực hiện và bố trí vốn các dự án nhóm A, nhóm B, nhóm C so với thời gian tối đa quy định tại Điều 52 Luật Đầu tư công, sớm đưa công trình vào sử dụng, phát huy hiệu quả đầu tư.

Đối với các dự án mới trong kế hoạch trung hạn nhưng chưa khởi công, thực hiện rà soát, cân đối nguồn lực và khả năng hoàn thiện hồ sơ thủ tục để bố trí vốn khởi công mới bảo đảm hoàn thành kế hoạch trung hạn đúng tiến độ.

Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong đầu tư công, xử lý nghiêm các vi phạm theo quy định, phấn đấu hoàn thành tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công đạt 95-100% trong năm 2024.

Định hướng đầu tư công năm 2024: Tập trung đầu tư các công trình trọng điểm, bức xúc có tính đột phá trong phát triển kinh tế - xã hội để sớm hoàn thành đưa vào sử dụng, phát huy hiệu quả.

bna-7280-01-8767.jpeg.webp
Các đại biểu biểu quyết tại kỳ họp. Ảnh: Thành Cường

Đối với nguồn thu sử dụng đất phần tỉnh hưởng đưa vào đầu tư công tập trung, ưu tiên bố trí các dự án trọng điểm, bức xúc thuộc lĩnh vực giao thông, thủy lợi, hạ tầng công cộng. Đối với phần thu sử dụng đất huyện, xã hưởng theo phân cấp do các huyện, xã phân bổ theo đúng nguyên tắc, tiêu chí quy định, trong đó ưu tiên bố trí vốn đối ứng các chương trình mục tiêu quốc gia, vốn đối ứng các dự án sử dụng ngân sách tỉnh, ngân sách Trung ương, trái phiếu chính phủ theo cơ cấu nguồn vốn đã được phê duyệt, các dự án thuộc lĩnh vực giáo dục đào tạo để bảo đảm cơ cấu Trung ương giao.

Đối với nguồn thu xổ số kiến thiết tập trung ưu tiên đầu tư cho lĩnh vực giáo dục, đào tạo và y tế công lập.

Về nguồn vốn đầu tư: Tổng vốn ngân sách nhà nước năm 2024: 9.076,67 tỷ đồng, trong đó đưa vào đầu tư công tập trung phần tỉnh quản lý là 4.628,57 tỷ đồng.

Chi tiết theo từng nguồn vốn như sau:

a) Nguồn ngân sách Trung ương: 2.916,069 tỷ đồng. Trong đó:

- Vốn trong nước: 2.781,275 tỷ đồng. Trong đó:

+ Đầu tư các dự án liên kết vùng, đường ven biển, dự án trọng điểm khác: 768 tỷ đồng.

+ Bố trí hoàn trả vốn cho các dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế- xã hội: 263,51 tỷ đồng.

+ Vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia: 1.392,395 tỷ đồng (bao gồm: Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: 799,147 tỷ đồng; Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững 247,343 tỷ đồng; Chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới 345,905 tỷ đồng.

+ Phần còn lại đầu tư cho các ngành, lĩnh vực theo Nghị quyết 973/2020/UBTVQH14 của ủy ban Thường vụ Quốc hội: 357,37 tỷ đồng.

Vốn nước ngoài: 134,794 tỷ đồng. Trong đó vốn thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia nông thôn mới: 96,824 tỷ đồng.

b) Nguồn ngân sách địa phương: 6.160,601 tỷ đồng. Trong đó:

Chi xây dựng cơ bản vốn tập trung trong nước: 1.329,501 tỷ đồng.

Đầu tư từ nguồn thu sử dụng đất: 4.560 tỷ đồng, trong đó:

+ Ngân sách cấp huyện, xã hưởng theo phân cấp: 2.845,054 tỷ đồng.

+ Ngân sách tỉnh hưởng: 1.714,946 tỷ đồng, trong đó đưa vào đầu tư công tập trung nguồn thu sử dụng đất: 255 tỷ đồng, bổ sung đầu tư công tập trung nguồn chi xây dựng cơ bản vốn tập trung trong nước: 100 tỷ đồng, phần vốn còn lại 1.359,946 tỷ đồng bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước để giải phóng mặt bằng, trả nợ vay, bổ sung quỹ phát triển đất...

Đầu tư từ nguồn thu xổ số kiến thiết: 28 tỷ đồng.

Đầu tư từ nguồn bội chi ngân sách địa phương: 243,1 tỷ đồng, được giao trong dự toán Ngân sách nhà nước năm 2024.

Như vậy, nguồn Ngân sách địa phương đưa vào đầu tư công tập trung 1.712,501 tỷ đồng.

bna-7247-01-1929.jpeg.webp
Các đại biểu tham dự kỳ họp. Ảnh: Thành Cường

Việc xây dựng kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách nhà nước năm 2024 cho các nhiệm vụ, dự án thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-2025 và các nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế- xã hội phải phù hợp với khả năng thực hiện, giải ngân của từng dự án trong năm 2024, bảo đảm có thể phân bổ, giao chi tiết cho nhiệm vụ, dự án trước ngày 31/12/2023, khắc phục triệt để tình trạng chậm phân bổ, giao kế hoạch chi tiết cho các nhiệm vụ, dự án.

Về thứ tự ưu tiên phân bổ vốn: Bố trí đủ vốn để hoàn trả cho các nhiệm vụ, dự án thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội; đủ vốn cho 03 Chương trình mục tiêu quốc gia và dự án đường ven biển theo số vốn được Trung ương giao.

Bố trí đủ vốn cho dự án đã hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng trước ngày 31/12/2023; dự án chuyển tiếp quá hạn, dự án chuyển tiếp phải hoàn thành trong năm 2024 theo thời gian bố trí vốn; trường hợp không bố trí đủ vốn báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh cho phép kéo dài thời gian bố trí vốn sang năm sau theo quy định tại khoản 2, Điều 52, Luật Đầu tư công.

Bố trí vốn cho nhiệm vụ chuẩn bị đầu tư, quy hoạch, vốn đối ứng cho các dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài. Đối với vốn chuẩn bị đầu tư các dự án khởi công mới giai đoạn 2026-2030, giao các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thành, thị ưu tiên bố trí vốn ngân sách nhà nước hoặc huy động các nguồn vốn hợp pháp khác như tăng thu, tiết kiệm chi, vốn tài trợ, nguồn xã hội hóa... để chủ động cho công tác chuẩn bị đầu tư có chất lượng và hiệu quả.

Bố trí vốn theo tiến độ cho các dự án trọng điểm, liên vùng của địa phương, các dự án chuyển tiếp theo tiến độ được phê duyệt.

bna-7267-01-3633.jpeg.webp
Kỳ họp ứng dụng công nghệ thông tin. Ảnh: Thành Cường

Đối với vốn ODA: Việc bố trí kế hoạch phải theo đúng quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước, Luật Quản lý nợ công và các Nghị định hướng dẫn thi hành. Đồng thời phải phù hợp với nội dung của Hiệp định, bảo đảm tiến độ và các cam kết khác đã ký với nhà tài trợ, khả năng cân đối nguồn vốn đối ứng, năng lực của chủ đầu tư chương trình, dự án và tiến độ thực hiện dự án, bảo đảm thứ tự ưu tiên theo quy định .

Đối với các dự án hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng trước ngày 31/12/2023, dự án chuyển tiếp đến nay đã quá thời gian bố trí vốn theo quy định, dự án chuyển tiếp phải hoàn thành năm 2024 theo thời gian bố trí vốn sử dụng vốn ngân sách địa phương nhưng vướng mắc nên chưa bố trí hoặc bố trí chưa đủ vốn để kết thúc trong năm 2024, cho phép tiếp tục kéo dài thời gian bố trí vốn sang năm sau.

Thanh Lê