Cùng dự buổi làm việc có các vị đại biểu Quốc hội trong đoàn.

Về phía lãnh đạo Trại giam số 6 có Thượng tá Thái Văn Thủy, Phó Giám thị Trại 6, Trung tá Trần Duy Phong, Đội trưởng Giáo dục.

toan-canh-buoi-lam-viec-voi-tram-giam-so-6.jpg
Toàn cảnh buổi làm việc

Tại buổi làm việc, lãnh đạo Trại giam số 6 cho biết tính đến tháng 10/2019, trên phạm vi cả nước có 24/54 trại giam phối hợp tổ chức 154 điểm lao động, dạy nghề ngoài trại giam, số lượng phạm nhân lao động, học nghề dao động từ 6.000-7.000 phạm nhân trong đó có phạm nhân cải tạo ở Trại giam số 6. Các ngành nghề lao động chủ yếu ở các khu sản xuất và các điểm lao động ở ngoài trại giam là trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất gạch, khai thác đá…. và một số các ngành thủ công khác. Mặc dù, mô hình tổ chức lao động cho phạm nhân ngoài trại giam chưa được quy định trong luật nhưng trong thực tế đã được thực hiện bằng việc vận dụng những quy định của Nhà nước về tổ chức các khu lao động, dạy nghề cho phạm nhân, về cải tạo, giáo dục phạm nhân. Qua tổng kết, đánh giá quá trình hoạt động này cho thấy hiệu quả về đầu tư, môi trường lao động, không làm tăng chi phí, góp phần quan trọng trong công tác quản lý, giam giữ, giáo dục cải tạo phạm nhân, giảm nguy cơ mất an ninh, an toàn trong trại giam, đồng thời cũng góp phần tháo gỡ khó khăn trong tìm kiếm việc làm, tổ chức lao động, dạy nghề cho phạm nhân, giảm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước, góp phần cải thiện đời sống cho phạm nhân và tăng giá trị đầu tư trở lại phục vụ xây dựng cơ sở vật chất trại giam. Vì vậy, cần có cơ sở pháp lý để thống nhất tổ chức lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các trại giam trong công tác tổ chức lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân trong giai đoạn hiện nay; đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác thi hành án phạt tù, công tác chuẩn bị tái hòa nhập cộng đồng cho người chấp hành xong án phạt tù. Đồng thời, là cơ sở đánh giá tính hiệu quả của mô hình tổ chức lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam để trên cơ sở đó đề xuất đưa (hoặc không đưa) quy định tổ chức lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam vào quy định của pháp luật về thi hành án hình sự.

thuong-ta-thai-van-thuy-pho-giam-thi-trai-6-trao-doi-thong-tin-cac-noi-dung-lien-quan-den-du-thao-nghi-quyet-thi-diem-mo-hinh-to-chuc-hoat-dong-lao-dong-huong-nghiep-day-nghe-cho-pham-nhan-ngoai-trai-giam-.jpg
Thượng tá Thái Văn Thủy, Phó Giám thị Trại 6 trao đổi thông tin các nội dung liên quan đến dự thảo Nghị quyết thí điểm mô hình tổ chức hoạt động lao động hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam

Các đại biểu tham dự buổi làm việc cũng đã có nhiều ý kiến thảo luận liên quan đến mô hình tổ chức hoạt động lao động hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam.

Thay mặt Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An, đồng chí Thái Thị An Chung ghi nhận, cảm ơn lãnh đạo Trại giam số 6 bước đầu đã có những thông tin thực tiễn liên quan đến việc tổ chức hoạt động lao động, hướng nghiệp, dạy nghề cho phạm nhân ngoài trại giam, đồng thời đồng chí cũng đề nghị lãnh đạo Trại giam số 6 tiếp tục phối hợp với Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh khi Quốc hội tổ chức lấy ý kiến góp ý dự thảo Nghị quyết./.

Phan Hậu

Phó Trưởng Phòng Công tác Quốc hội

Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh