Đồng chí Trần Văn Mão – Phó trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh chủ trì hội nghị. Tham gia hội nghị có các đại biểu Quốc hội khóa XIV; đại diện các Ban HĐND tỉnh, UBMTTQ tỉnh và các sở, ngành cấp tỉnh.

Dự thảo Luật quy hoạch có 6 chương, 69 điều, với nhiều đổi mới phương pháp, nội dung quy hoạch, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về quy hoạch trên cơ sở khắc phục các tồn tại, yếu kém đang đặt ra hiện nay

image_upload.file.8dfb0a028b14a0da.313131312e4a5047.JPG

Đồng chí Trần Văn Mão chủ trì Hội nghị

Các đại biểu cơ bản đồng tình với bố cục, nội dung của dự thảo, tuy nhiên dự thảo cần bổ sung các nguyên tắc để hạn chế cơ chế xin- cho trong lập và thẩm định quy hoạch, tạo tính chủ động cho địa phương. Đối với nguyên tắc lập quy hoạch phải có cơ chế ràng buộc đối với cơ quan, tổ chức lập quy hoạch phải chịu trách nhiệm tiếp thu, giải trình và cập nhật văn bản phản biện, góp ý vào hồ sơ quy hoạch khi trình cơ quan có thẩm quyền thẩm định. Đồng thời bổ sung quyền và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức lập quy hoạch phải nghiên cứu, tiếp thu, cập nhật ý kiến tham gia góp ý của cơ quan, tổ chúc, cộng đồng, cá nhân vào hồ sơ quy hoạch. Coi đây là một thủ tục hồ sơ bắt buộc, tránh việc tùy tiện của cơ quan tổ chức lập quy hoạch bảo thủ, không chịu tiếp thu ý kiến. Ngoài 5 cấp quy hoạch theo dự thảo (bao gồm quy hoạch cấp quốc gia; quy hoạch vùng; quy hoạch tỉnh; quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn; quy hoạch đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt do Quốc hội quy định), nhiều đại biểu cũng đề nghị bổ sung thêm quy hoạch ngành cấp tỉnh; đồng thời cần bổ sung quy định cơ quan, tổ chức lập và thẩm định quy hoạch vùng.

image_upload.file.840311f24bb3317e.7373c4912e4a5047.JPG

Đại biểu dự Hội nghị tham gia ý kiến vào Dự thảo Luật

Bên cạnh đó, nhiều đại biểu cũng có ý kiến đề nghị Ban soạn thảo bỏ sung dự án Luật về tăng cường vai trò của HĐND và UBMTTQ các cấp trong vấn đề giám sát, phản biện vào các quy hoạch của địa phương. Ngoài lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức và cộng đồng thì mỗi quy hoạch cần giao cho cơ quan phản biện độc lập để tăng hiệu quả các quy hoạch sau khi được phê duyệt.

Dự thảo Luật quy hoạch dự kiến được thông qua tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XIV./.

HuyềnThương