bna_img_1491.jpg
Quang cảnh cuộc làm việc. Ảnh: Thành Duy

Cùng dự có các thành viên Tổ công tác số 3 theo Kế hoạch của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở, ngành: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Tài chính, Nông nghiệp và Môi trường, Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Khoa học và Công nghệ, Công an tỉnh, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, Chi cục Thống kê Nghệ An.

Tập trung phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới nâng cao

Xã Nghĩa Hưng được thành lập trên cơ sở sáp nhập xã Nghĩa Hưng cũ và xã Nghĩa Thành (huyện Nghĩa Đàn cũ) có diện tích tự nhiên là 68,65km2 với dân số có 25,459 người. Đảng bộ xã có 52 chi bộ với 1. 281 đảng viên.

bna_img_1518.jpg
Đồng chí Lê Thái Hùng - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Nghĩa Hưng phát biểu tại cuộc làm việc. Ảnh: Thành Duy

Với phương châm: “Đoàn kết - Dân chủ - Kỷ cương - Đổi mới - Kiến tạo - Bước vào kỷ nguyên mới”, dự thảo báo cáo chính trị của Đảng ủy xã Nghĩa Hưng đặt mục tiêu sớm đưa xã đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao.

Để thực hiện mục tiêu đó, dự thảo báo cáo chính trị nêu 5 quan điểm, xây dựng 26 chỉ tiêu chủ yếu, 5 nhiệm vụ trọng tâm, 3 khâu đột phá, 4 giải pháp chủ yếu.

Còn xã Nghĩa Lâm được thành lập trên cơ sở sáp nhập các xã: Nghĩa Lâm, Nghĩa Sơn, Nghĩa Yên, Nghĩa Lạc (huyện Nghĩa Đàn cũ), có diện tích 121,75 km2; quy mô dân số 5.334 hộ với 23.753 khẩu. Đảng bộ xã Nghĩa Lâm có 46 đảng bộ, chi bộ trực với tổng số đảng viên 1.183 đồng chí.

bna_img_1512.jpg
Đồng chí Phan Văn Hiển - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Nghĩa Lâm phát biểu tại cuộc làm việc. Ảnh: Thành Duy

Với tinh thần: “Đoàn kết - Dân chủ - Sáng tạo - Phát triển”, dự thảo báo cáo chính trị của Đảng ủy xã Nghĩa Lâm đặt mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 trở thành xã phát triển bền vững và đạt bộ tiêu chí nông thôn mới nâng cao.

Trên cơ sở đó, Đảng ủy xã Nghĩa Lâm dựa trên 5 quan điểm phát triển, xây dựng 24 chỉ tiêu, 4 nhiệm vụ giải pháp chủ yếu và 3 đột phá phát triển.

bna_img_1533(1).jpg
Đồng chí Nguyễn Nam Phương - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã Nghĩa Mai phát biểu tại cuộc làm việc. Ảnh: Thành Duy

Xã Nghĩa Mai được thành lập trên cơ sở sáp nhập 3 xã: Nghĩa Minh, Nghĩa Hồng và Nghĩa Mai (huyện Nghĩa Đàn cũ) với diện tích tự nhiên 146,99km², gồm 23 xóm, làng với dân số 17.844 người. Đảng bộ xã có 40 chi bộ, đảng bộ trực thuộc với 922 đảng viên.

bna_img_1525.jpg
Đồng chí Võ Thị Nhung - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Môi trường phát biểu tại cuộc làm việc. Ảnh: Thành Duy

Với phương châm: "Đoàn kết - Dân chủ - Kỷ cương - Sáng tạo - Đổi mới - Phát triển", dự thảo báo cáo chính trị của Đảng ủy xã Nghĩa Mai xây dựng 27 chỉ tiêu chủ yếu, 2 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm, 3 đột phá; phấn đấu đến cuối nhiệm kỳ 2025-2030, trở thành điểm sáng mới trong lĩnh vực nông nghiệp trên bản đồ tỉnh Nghệ An.

bna_img_1409.jpg
Đồng chí Nguyễn Quý Linh - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ phát biểu tại cuộc làm việc. Ảnh: Thành Duy
bna_mg_1356.jpg
Đồng chí Nguyễn Hữu Lê - Phó Giám đốc Sở Y tế phát biểu tại cuộc làm việc. Ảnh: Thành Duy

Tại cuộc làm việc, các thành viên đoàn công tác cùng đại diện các sở, ngành đã đóng góp nhiều ý kiến quan trọng về định hướng phát triển của các xã, tập trung trên các lĩnh vực văn hóa, xã hội, y tế, nông nghiệp và triển khai các chương trình mục tiêu quốc gia, ứng dụng, phát triển khoa học - công nghệ và thúc đẩy phát triển kinh tế tư nhân.

"Hàng thẳng, lối thông, đồng lòng cùng tiến"

Kết luận buổi làm việc, đồng chí Lê Hồng Vinh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Tổ trưởng Tổ công tác số 3 đánh giá, dù thời gian chuẩn bị rất ngắn và định hướng phát triển có nhiều khó khăn khi các xã mới được hình thành trên cơ sở sáp nhập các xã cũ.

bna_img_1246.jpg
Đồng chí Lê Hồng Vinh - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Tổ trưởng Tổ công tác số 3 phát biểu kết luận. Ảnh: Thành Duy

Số liệu và xác định hướng đi trong dự thảo báo cáo chính trị đòi hỏi sự tập trung cao. Bên cạnh đó, việc sáp nhập giúp mở rộng địa bàn, tạo điều kiện dồn tiềm năng và lợi thế để phát triển, nhưng cũng đặt ra không ít thách thức về tổ chức và điều hành.

Trong bối cảnh đó, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh ghi nhận các xã đã thực hiện nghiêm túc, đầy đủ, cơ bản đáp ứng yêu cầu của Chỉ thị số 45-CT/TW ngày 14/4/2025 của Bộ Chính trị, Thông tri số 13-TT/TU ngày 26/4/2025 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đại hội Đảng các cấp, cũng như các hướng dẫn của cơ quan tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy. Dự thảo văn kiện của các xã cơ bản bám sát định hướng, đáp ứng yêu cầu đặt ra.

bna_img_1351.jpg
Các thành viên đoàn công tác của tỉnh tại cuộc làm việc. Ảnh: Thành Duy

Về quan điểm, nhiệm vụ và giải pháp, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu các xã tiếp tục bám sát quy hoạch và định hướng vùng của huyện Nghĩa Đàn trước đây, nhất là các quy hoạch về đất đai, hạ tầng và xây dựng với tầm nhìn phát triển đến năm 2045. Trên cơ sở đó, mỗi địa phương phải khai thác tốt tiềm năng, lợi thế về hạ tầng, đất đai, con người, đồng thời gắn kết với nhau để hình thành một tổng thể phát triển đồng bộ.

Đi vào cụ thể nội dung các dự thảo báo cáo chính trị, đồng chí Lê Hồng Vinh chỉ rõ một số hạn chế như: Giải pháp huy động nguồn lực tại chỗ vẫn còn manh mún; định hướng đào tạo cán bộ và công tác quy hoạch, liên kết giữa các xã chưa rõ nét.

bna_img_1515.jpg
Các đại biểu tại cuộc làm việc. Ảnh: Thành Duy

Quán triệt chỉ đạo của đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị lần thứ 12, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII là toàn đảng, toàn dân, toàn quân ta chuyển trạng thái từ "vừa chạy vừa xếp hàng" sang "hàng thẳng, lối thông, đồng lòng cùng tiến" vươn tới tương lai.

Trong bối cảnh đó, đồng chí Lê Hồng Vinh đã nhấn mạnh một số nội dung để các địa phương bước đi bài bản, thống nhất, hướng tới mục tiêu phát triển lâu dài; từ quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, đặc biệt là các khâu đột phá cần trọng tâm, trọng điểm gắn với thế mạnh của địa phương.

Trong quá trình đó, đồng chí đề nghị các sở, ngành liên quan hỗ trợ, đồng hành các xã trong việc xác định các chỉ tiêu, trong đó có lĩnh vực an ninh, quốc phòng...

Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị các đơn vị căn cứ những các nội dung tại cuộc làm việc đối chiếu với các văn kiện của đơn vị mình để bổ sung, chỉnh sửa cho phù hợp; chuẩn bị chu đáo, kỹ lưỡng công tác tổ chức và các điều kiện tổ chức đại hội; thực hiện tốt công tác tuyên truyền về đại hội, quan tâm nắm tình hình tư tưởng cán bộ, đảng viên, nhân dân trước, trong và sau đại hội; đồng thời giao các ngành theo dõi, hướng dẫn các đảng ủy thực hiện tốt công tác chuẩn bị và tổ chức Đại hội, tham mưu xử lý kịp thời những vấn đề phát sinh.