Ngày 15/03/2023, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Công văn số 1347/BYT-VPB1 trả lời kiến nghị cử tri.
1. Về phản ánh công tác tuyển dụng bác sỹ về công tác tại trạm y tế gặp nhiều khó khăn. Cử tri kiến nghị sửa đối quy định tại khoản 1 điều 12 Nghị định số 109/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo hướng “Người hành nghề chỉ được làm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của một cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Riêng đối với Trạm y tế thì cho phép người hành nghề được phụ trách từ 01 đến 02 cơ sở để tạo điều kiện đáp ứng nguồn nhân lực bác sỹ công tác tại Trạm y tế cơ sở.
Hiện nay, Bộ Y tế đang xây dựng Kế hoạch triển khai thi hành Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 15/2023/QH15, theo đó Nghị định số 109/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định cấp chứng chỉ hành nghề đối với người hành nghề và cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sẽ được bổ sung, cập nhật, điều chỉnh theo nội dung của Luật. Bộ Y tế sẽ nghiên cứu, bổ sung các nội dung nêu trên đảm bảo đúng quy định và phù hợp với điều kiện thực tiễn.
2. Về kiến nghị Bộ Y tế ban hành Thông tư quy định về đào tạo chuyên khoa định hướng, chuyên khoa sơ bộ (từ 06 thảng trở lên) để được thực hành cấp Chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
Bộ Y tế đã xây dựng và trình Chính phủ dự thảo Nghị định quy định về đào tạo chuyên sâu đặc thù trong lĩnh vực sức khoẻ để kịp thời điều chỉnh các quy định về đào tạo chuyên khoa trong thời gian tới cho phù hợp với thực tiễn, đào tạo gắn với hành nghề khám bệnh chữa bệnh. Ngày 09/01/2023, Quốc hội đã thông qua Luật Khám bệnh, chữa bệnh số 15/2023/QH15, có hiệu lực từ ngày 01/01/2024; trong đó xác định vai trò của Hội đồng Y khoa Quốc gia và việc tổ chức thi kiểm tra đánh giá năng lực hành nghề và cấp chứng chỉ hành nghề có thời hạn theo như mô hình của nhiều nước trên thế giới đã áp dụng. Bộ Y tế sẽ có điều chỉnh trong quá trình xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật cho phù hợp với thực tiễn.
3. Về phản ánh hiện nay cơ quan bảo hiểm xã hội quản lý quỹ khám chữa bệnh, chỉ trả chi phí khám chữa bệnh, đồng thời là cơ quan giám định chi phí khám chữa bệnh. Cử tri kiến nghị có cơ quan giám định bảo hiểm y tế độc lập để tăng cường tính khách quan trong công tác giám định bảo hiểm y tế.
Thời gian qua, Bộ Y tế đã nghiên cứu, tổng hợp các nội dung liên quan đến công tác giám định, phân tích và đã dự thảo các nội dung cần sửa đổi về quy trình giám định, giám định độc lập để đề xuất đưa vào trong dự án Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi bảo đảm công tác thanh toán chi phí khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế khách quan minh bạch. Tuy nhiên, việc thành lập một tổ chức mới cần phải bảo đảm đúng với chính sách hiện hành là không tăng đầu mối, không tăng biên chế. Việc thành lập tổ chức giám định bảo hiểm y tế độc lập, Bộ Y tế đã có ý kiến đề xuất kiến nghị. Tuy nhiên, thẩm quyền quyết định việc thành lập do Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền.