Ngày27/9/2024, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có Văn bản số 7310/BNN-KTHT trả lời kiến nghị cử tri. Theo đó:

Tổng diện tích sản xuất muối của cả nước hiện nay là khoảng 11.000 ha (biến động từ 10.500 đến 11.500 ha) thuộc 19 tỉnh/thành ven biển. Tổng sản lượng muối đạt sấp sỉ từ 1,0 đến 1,2 triệu tấn/năm. Các địa phương có diện tích muối tập trung lớn nhất hiện nay là Ninh Thuận (khoảng 3.059 ha), Bạc Liêu (1.462 ha), Bến Tre (1.125 ha), Nghệ An (605 ha), Thành phố Hồ Chí Minh (1.547 ha). Trong 11.000 ha sản xuất muối có khoảng 3.481 ha thuộc về các doanh nghiệp sản xuất muối theo phương thức công nghiệp tập trung; phần còn lại trên 7.300 ha sản xuất theo phương thức phân tán, nhỏ lẻ thủ công với khoảng 11.000 hộ diêm dân và 21.000 lao động tham gia. Bình quân mỗi hộ diêm dân chỉ có khoảng 0,7 ha đất làm muối. Do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu mưa nhiều và không theo quy luật, những năm gần đây sản lượng muối có sự sụt giảm, cá biệt năm 2022 và năm 2023, sản lượng muối chỉ đạt tương ứng là 693.554,6 tấn; 889.715,5 tấn. Muối sản xuất trong nước, nhất là muối của diêm dân sản xuất theo phương pháp truyền thống có chất lượng dinh dưỡng tốt, nhiều khoáng chất có lợi cho sức khỏe nhưng năng suất muối trung bình không cao, chỉ khoảng từ 80-120 tấn/ha/năm.

Cần có giải pháp tháo gỡ khó khăn cho người sản xuất muối

Về tình hình nhập khẩu muối của Việt Nam hiện nay và giải pháp bảo hộ sản xuất muối trong nước: Nhu cầu tiêu thụ muối của Việt Nam hiện nay ước tính là khoảng từ 1,4 - 1,6 triệu tấn/năm bao gồm: Muối cho tiêu dùng trực tiếp là 400-500 ngàn tấn/năm; muối dùng cho chế biến sản phấm (làm nước mắm, chế biến thực phẩm khác...) khoảng 300-400 ngàn tấn/năm; muối cho các ngành công nghiệp (dệt, hóa chất và các ngành khác..) khoảng 400-600 ngàn tấn; ngoài ra còn có một số ngành có nhu cầu đối với một số loại muối đặc thù khác như muối y tế (khoảng 5.000 tấn/năm), muối làm đẹp, muối sức khỏe... Theo thời gian, nhu cầu tiêu thụ muối trong nước sẽ tăng lên, ước tính đến năm 2030 là khoảng 2,0 triệu tấn/nãm.

Cân đối sản lượng và nhu cầu về cơ bản sản lượng muối sản xuất trong nước chỉ có thể đáp ứng nhu cầu tiêu dùng muối trong sinh hoạt và chế biến thực phẩm (khoảng từ 800 ngàn đến 1,0 triệu tấn/năm), phần còn lại hằng năm phải nhập khẩu đề bù đắp khoản thiếu hụt về sản lượng khoảng từ 300 đến 500 ngàn tấn/năm. Riêng các năm 2022 và 2023 do mưa nhiều nước ta phải nhập khẩu tương ứng là 671.9 và 648.2 ngàn tấn để đáp ứng nhu cầu sản xuất tiêu dùng xã hội. Tuy nhiên, 08 tháng đầu năm 2024 qua theo dõi của Bộ Nông nghiệp và PTNT và Hải quan Việt Nam cả nước có khoảng 10.800 ha đất đang sản xuất muối với sản lượng ước tính năm nay là 995.0 ngàn tấn; kim ngạch nhập khẩu muối cả nước 08 tháng qua là trên 30 triệu USD.

Như vậy, lý do nhập khẩu muối một mặt là do sự thiếu hụt sản lượng muối sản xuất trong nước chưa đáp ứng được các nhu cầu trong nước nhất là nhu cầu muối cho sản xuất công nghiệp, mặt khác muối không phải là hàng hóa cấm trao đổi thương mại quốc tế và khu vực. Vì thế nhiều doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nhất là trong ngành chế biến và công nghiệp hóa chất hiện nay đã nhập khẩu muối nguyên liệu phục vụ sản xuất trong nước.

Để bảo hộ ngành sản xuất muối trong nước và hỗ trợ cho nông dân, diêm dân trước khi chuyển sang giai đoạn tự do hóa thương mại hoàn toàn đối với mặt hàng nông sản, Việt Nam đã đạt được cam kết khi gia nhập WTO áp dụng cơ chế quản lý nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan đối với một số loại nông sản, trong đó có mặt hàng muối. Hàng năm trên cơ sở cân đối cung cầu, Bộ Công Thương thống nhất với Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Tài chính lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu muối, bảo đảm tuân thủ cam kết gia nhập WT0 và nguyên tắc điều hành nhập khấu muối thận trọng trong từng thời điểm đảm bảo hài hòa lợi ích của người dân. Lượng muối được cấp hạn ngạch thuế quan thấp hơn nhiều so với nhu cầu nhập khẩu muối dùng trong sản xuât hóa chất và dùng trong y tế. Lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu muối đã được công bố những năm qua có xu thế giảm so với trước đây, cụ thể là:

Năm

Lượng hạn ngạch thuế quan nhập khẩu muối công bố hàng năm (đơn vị: 1.000 tấn)

Năm 2017

102

Năm 2018

110

Năm 2019

110

Năm 2020

110

 

Năm 2021

80

Năm 2022

80

Năm 2023

84

Năm 2024 (dự kiến)

88

 

Về các giải pháp tháo gỡ các khó khăn cho ngành sản xuất muối và diêm dân: Ngoài việc duy trì hạn ngạch thuế quan nhập khẩu muối như đã trình bày trên dây, để tháo gỡ khó khăn cho người sản xuất muối Chính phủ đã ban hành Nghị định số 40/2017/NĐ-CP ngày 05/4/2017 của Chính phủ về quản lý sản xuất, kinh doanh muối và Thủ tướng Chính phù đã phê duyệt “Đề án phát triền ngành muối giai đoạn 2021 - 2030” tại Quyết định số 1325/QĐ-TTg ngày 31 tháng 8 năm 2020 với mục tiêu: Phát triển ngành muối theo hướng hiệu quả, bền vững trên cơ sở tận dụng tối đa lợi thế của các địa phương có truyền thống sản xuất muối để nâng cao năng suất, chất lượng và đa dạng hóa các loại sản phẩm về muối nhằm đáp ứng nhu cầu muối trong nước, hướng đến xuất khẩu muối và tạo việc làm, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống của người dân làm muối với các giải pháp chính để tháo gỡ khó khăn cho người sản xuất muối như: (i) Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng sản xuất muối; (ii) Hỗ trợ củng cố và xây dựng các mô hình liên kết sản xuất muối tiêu thụ theo chuỗi liên kết; (iii) Hỗ trợ áp dụng khoa học và công nghệ, khuyến diêm; (iv) Hỗ trợ tín dụng đầu tư; (v) Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực; (vi) Phát triển sản phẩm và xúc tiến thương mại các sản phẩm muối; (vii) Phát triển đa dạng sản phẩm muối, đẩy mạnh chế biến nâng cao giá trị và kết hợp với các hoat động du lịch. Bộ Nông nghiệp và PTNT cũng đã ban hành Quyết định số 766/QĐ-BNN-KTHT ngày 24/02/2021 về “Kế hoạch triển khai thực hiện Quyết định số 1325/QĐ-TTg”, ưu tiên phối hợp thực hiện ở các địa phương có diện tích sản xuất muối tập trung lớn, trong đó có tỉnh Nghệ An.