Nội dung như sau:

- Tại Điều 111 và Điểu 112 quy định chỉ tiếp nhận vào nuôi dưỡng những thương binh, bệnh binh tỷ lệ tổn thương cơ thể 81% trở lên, thương, bệnh tật đặc biệt nặng, sống cô đơn; trường hợp đặc biệt do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương bình và Xã hội xem xét, quyết định. Thực tế những bệnh binh bị tâm thần kinh sống ở gia đình sẽ gây nguy hiểm cho bản thân họ, cho gia đình và cộng đồng. Kiến nghị những bệnh binh đặc biệt nặng (có kết luận của cơ quan giám định tâm thần) thì cho phép các đơn vị tiếp nhận nuôi dưỡng tập trung kể cả những trường hợp còn có b, mẹ, vợ, con. Bên cạnh đó, có nhiều người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học bị bệnh tâm thần đặc biệt nặng nhưng theo quy định không được tiếp nhận vào nuôi dưỡng. Kiến nghị xem xét bổ sung đối tượng người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên được tiếp nhận vào nuôi dưỡng khi đủ điều kiện.

- Tại khoản 8 Điều 17 quy định: đối với trường hợp thương binh chết do vết thương tái phát quy định tại điểm l khoản 1 Điều 14 Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng, việc cấp giấy chứng nhận hy sinh phải căn cứ trên cơ sở bản tóm tắt hsơ bệnh án và biên bản kiểm thảo tử vong xác định nguyên nhân chính gây tử vong là do vết thương cũ tái phát của bệnh viện tuyến huyện hoặc trung tâm y tế huyện hoặc tương đương trở lên (bao gồm cả bệnh viện quân đội, công an). Thực tế, thương binh tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên có thể chết với nhiều nguyên nhân dù trực tiếp hay gián tiếp đều do thương tật của họ gây nên, đặc biệt các thương binh tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 81% trở lên bị vết thương sọ não, bị vết thương phổi... rất dễ đột tử, không kịp chuyển tuyến bệnh viện để lập bệnh án. Kiến nghị sửa khoản 8 Điều 17 đphù hợp thực tiễn ” (Kiến nghị sô 23).

Về kiến nghị của cử tri, Bộ Nội vụ trả lời như sau:

- Về kiến nghị mở rộng đối tượng người có công với cách mạng được nuôi dưỡng tập trung

Hiện nay, chưa có chủ trương mở rộng đối tượng người có công với cách mạng được tiếp nhận nuôi dưỡng tập trung ở các cơ sở nuôi dựỡng, điều dưỡng người có công các cấp quản lý. Trong thời gian tới, Bộ Nội vụ sẽ phôi hợp với các cơ quan chức
năng nghiên cứu, xem xét, báo cáo theo thẩm quyền khi có chủ trương mở rộng phạm vi đối tượng người có công được tiếp nhận nuôi dưỡng tập trung.

- Về kiến nghị sửa đổi quy định công nhận liệt sĩ đối với trường hợp thương binh chết vì vết thương tái phát.

Theo quy định của pháp luật, việc xem xét công nhận liệt sĩ đối với trường hợp thương binh, người hưởng chính sách như thương binh có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên tử vong do vết thương tái phát phải có đầy đủ cơ sở khoa học khẳng định vết thương tái phát là nguyên nhân chính dẫn đến tử vong.

Việc khẳng định vết thương tái phát dẫn đến tử vong là vấn đề phức tạp về chuyên môn y tế. Giai đoạn trước khi ban hành Nghị định số 131/2021/NĐ-CP, chính sách người có công cho phép sử dụng xác nhận của cơ quan y tế tuyến xã để xác định nguyên nhân tử vong. Tuy nhiên, qua nhiều năm thực hiện, tình trạng lạm dụng xác nhận của cơ sở y tế tuyến xã để hợp thức hóa hồ sơ xảy ra phổ biến ở các địa phương. Cơ quan y tế xác nhận thiếu căn cứ, xác nhận những nội dung vượt quá khả năng chuyên môn, thậm chí không khám, không điều trị nhưng cũng xác nhận thương binh chết do vết thương tái phát. Vì vậy, Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng năm 2020 và Nghị định số 131/2021/NĐ-CP đã quy định chỉ xem xét xác nhận liệt sĩ đối với thương binh chết do vết thương tái phát nếu có đầy đủ bản tóm tắt hồ sơ bệnh án và biên bản kiểm thảo tử vong của bệnh viện tuyến huyện hoặc trung tâm y tế huyện hoặc tương đương trở lên (bao gồm bệnh viện quân đội, công an) xác định nguyên nhân chính gây tử vong là do vết thương cũ tái phát. Trong điều kiện năng lực chuyên môn, trang thiết bị, cơ sở vật chất của hệ thống y tế tại thời điểm trước và khi ban hành Nghị định số 131/2021/NĐ-CP thì chưa có cơ sở sửa đổi quy định như kiến nghị của cử tri. Hiện nay, cả hệ thống chính trị tập trung việc sắp xếp, tổ chức bộ máy, trong đó sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính các cấp và tổ chức chính quyền địa phương 02 cấp (định hướng không tổ chức cấp huyện). Vì vậy, Bộ Nội vụ ghi nhận ý kiến của cử tri để nghiên cứu, xem xét trong quá trình hoàn thiện chính sách, pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng.