Sau khi nhận được kiến nghị của bà Phan Thị Quyên, Thường trực HĐND tỉnh đã ban hành Công văn số 526/HĐND-TT ngày 16/12/2021 chuyển ý kiến đến Bảo hiểm xã hội tỉnh. Ngày 06 tháng 01 năm 2022, Bảo hiểm xã hội tỉnh đã ban hành Công văn số 12/BHXH-CĐBHXH báo cáo kết quả giải quyết đến Thường trực HĐND tỉnh, đồng thời thông báo đến bà Phan Thị Quyên. Cụ thể như sau:

  1. Về việc đóng BHXH đối với giáo viên mầm non

Ngày 19/8/1999, Chính phủ ban hành Nghị định số 73/1999/NĐ-CP về chính sách khuyến khích xã hội hóa đối với hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao; trong đó có chính sách phát triển giáo dục mầm non ngoài công lập. Để tạo điều kiện cho giáo viên mầm non khi hết tuổi lao động có đủ điều kiện hưởng lương hưu, ngày 22/3/2004 Bộ Giáo dục và Đào tạo và BHXH Việt Nam ban hành Công văn số 2150/GDĐT-BHXH về việc thực hiện BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) đối với người lao động thuộc các cơ sở giáo dục mầm non; theo đó giáo viên mầm non đã có thời gian làm việc liên tục tại các cơ sở giáo dục mầm non trước hoặc sau khi Chính phủ ban hành Nghị định số 73/1999/NĐ-CP mà chưa tham gia đóng BHXH thì có thể đóng BHXH cho thời gian từ tháng 01/1995 đến khi đã tham gia đóng BHXH với mức đóng bằng 15% của mức tiền lương tối thiểu (nay là mức lương cơ sở) tại thời điểm thu nộp. Tại điểm 2.1, khoản 2 Công văn số 2150/GDĐT- BHXH quy định mức tiền lương làm căn cứ đóng BHXH và BHYT:

Đối với người làm việc trong biên chế theo hệ số lương hiện hưởng trong thang, bảng lương do Nhà nước quy định.

- Đối với người làm việc theo chế độ hợp đồng trong cơ sở công lập, bán công, dân lập, tư thục theo mức lương ghi trong hợp đồng lao động nhưng thấp nhất phải bằng mức tiền lương tối thiểu do Nhà nước quy định.”

Tiếp theo, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã có hướng dẫn tại Công văn số 1865/LĐTBXH - BHXH ngày 29/5/2013 và Công văn số 1093/LĐTBXH - BHXH ngày 10/4/2014, trên cơ sở đó BHXH Việt Nam đã có văn bản số 3658/BHXH-BT ngày 17/9/2013 và văn bản số 2301/BHXH-BT ngày 27/6/2014 hướng dẫn BHXH các tỉnh và thành phố tiếp tục thực hiện truy thu BHXH đối với giáo viên mầm non. Kết quả là nhiều giáo viên mầm non do được truy đóng BHXH (đóng bằng tiền lương do người sử dụng lao động quy định) từ tháng 01/1995 đến khi tham gia đóng BHXH bắt buộc nên đã đủ điều kiện để được hưởng chế độ hưu trí khi hết tuổi lao động.

  1. Về tính hưởng lương hưu đối với giáo viên mầm non

Theo quy định của Luật BHXH, mức lương hưu đối với người lao động nói chung và giáo viên mầm non nói riêng được xác định trên nguyên tắc đóng - hưởng. Theo đó, mức hưởng được tính trên cơ sở thời gian đóng BHXH, mức đóng BHXH và được quy định cụ thể tại Điều 9 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc; điểm b khoản 1 và khoản 3 Điều 20 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH ngày 29/12/2015 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc. Cụ thể:

Tại Điều 9 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015 của Chính phủ Quy định chi tiết một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc, quy định:

“Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội để tính lương hưu, trợ cấp một lần quy định tại Điều 62 của Luật Bảo hiểm xã hội được quy định như sau:

  1. Người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này thì tính bình quân tiền lương tháng của số năm đóng bảo hiểm xã hội trước khi nghỉ hưu như sau:
  2. Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 1995 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 05 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
  3. Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 đến ngày 31 tháng 12 năm 2000 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
  4. Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2001 đến ngày 31 tháng 12 năm 2006 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 08 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
  5. Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 đến ngày 31 tháng 12 năm 2015 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 10 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

đ) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2019 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 15 năm cuối trước khi nghỉ hưu;

  1. Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến ngày 31 tháng 12 năm 2024 thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 20 năm cuối trước khi nghỉ hưu;
  2. g) Bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2025 trở đi thì tính bình quân của tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.
  3. Người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian.
  4. Người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội chung của các thời gian, trong đó thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Khoản 1 Điều này căn cứ vào thời điểm bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc. Trường hợp chưa đủ số năm quy định tại Khoản 1 Điều này thì tính bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội. ”

Theo khoản 1 Điều 20 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định về tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương này quy định tại khoản 1 Điều 62 của Luật bảo hiểm xã hội và khoản 1 Điều 9 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP được hướng dẫn như sau:

“a) Đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 1995:

Đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trước ngày 01 tháng 01 năm 1995:

Mbqtl

=

Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 5 năm (60 tháng) cuối trước khi nghỉ việc


60 tháng

  1. b) Đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 1995 đến ngày 31 tháng 12 năm 2000:

Mbqtl

=

Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 năm (72 tháng) cuối trước khi nghỉ việc


72 tháng

  1. c) Đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2001 đến ngày 31 tháng 12 năm 2006:

Mbqtl

=

Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 8 năm (96 tháng) cuối trước khi nghỉ việc


96 tháng

  1. d) Đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 đến ngày 31 tháng 12 năm 2015:

Mbqtl

=

Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 10 năm (120 tháng) cuối trước khi nghỉ việc


120 tháng

đ) Đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến ngày 31 tháng 12 năm 2019:

Mbqtl

=

Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 15 năm (180 tháng) cuối trước khi nghỉ việc


180 tháng

  1. e) Đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2020 đến ngày 31 tháng 12 năm 2024:

Mbqtl

=

Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 20 năm (240 tháng) cuối trước khi nghỉ việc


240 tháng

  1. g) Đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày 01 tháng 01 năm 2025 trở đi:

Mbqtl

=

Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của của toàn bộ thời gian đóng


Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội

Trong đó:

Mbqtl: mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền lương này được tính trên mức lương cơ sở tại thời điểm tính mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội ”.

Theo Khoản 3 Điều 20 Thông tư số 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định về cách tính Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội đối với người lao động vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định theo khoản 3 Điều 62 của Luật bảo hiểm xã hội và khoản 3 Điều 9 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP được hướng dẫn như sau:

Mbqtl

=

Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định

+

Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của các tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương cho người sử dụng lao động quyết định


Tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội

Trong đó:

Trong đó:

  1. Tổng số tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính bằng tích số giữa tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định với mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội được tính theo quy định tại khoản 1 Điều này.

  1. Trường hợp người lao động có từ 2 giai đoạn trở lên thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tổng số tiền lương tháng đóng bảohiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định được tính như điểm a khoản này. Trong đó, tổng số tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định là tổng số các tháng đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do Nhà nước quy định của các giai đoạn’.

Căn cứ quy định nêu trên, khi giải quyết chế độ BHXH đối với người lao động là giáo viên mầm non trước dạy tư thục sau đó chuyển sang công lập (giáo viên mầm non vừa có thời gian đóng BHXH thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định), cơ quan BHXH căn cứ vào quá trình đóng BHXH, thời điểm bắt đầu đóng BHXH bắt buộc và mức tiền lương đóng BHXH để giải quyết chế độ hưu trí cho người lao động theo đúng quy định của pháp luật về BHXH. Vì vậy, cơ quan BHXH không có căn cứ để thực hiện theo kiến nghị của bà Phan Thị Quyên.

- Tải và xem nội dung trả lời ý kiến cử tri tại đây

Phan Trung Tú

Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh