DSC_0450.JPG
Người dân xã Thanh Thủy – Thanh Chương: thu hoạch chè bằng máy cơ giới

Là một trong nhiều hộ dân có diện tích đất bãi phù sa lớn nhưng quanh năm chi trồng ngô, đậu. Những năm gần đây được sự giúp đỡ của UBND và Hội Nông dân xã, chị Nguyễn Thị Thủy ở xóm 5, xã Thanh Dương, huyện Thanh Chương đã chuyển một phần đất sang trồng tỏi răm. Nhận thấy chất đất phù hợp và giá trị cây tỏi cao nên năm nay chị đã trồng 3 sào tỏi. Nhờ được đầu tư chăm sóc nên hiện cây tỏi đang phát triển rất tốt. Chị Nguyễn Thị Thủy vui mừng cho biết: tôi đã từng trồng tỏi thấy hiệu quả cao, năm nay được UBND xã hỗ trợ kinh phí tôi đã trồng 3 sào, tỏi đang phát triển tốt. Các năm sau tôi sẽ tiếp tục trồng nhiều hơn

IMG-0264.JPG
Quả trám đã được chế biến được bảo quản tham gia thị trường quanh năm thay vì theo mùa như trước đây

Từ sự thành công của chị Thủy, hiện tại nhiều hộ gia đình ở xã Thanh Dương cũng đã bắt đầu trồng tỏi và sản xuất, chăn nuôi nhiều loại cây, con khác như: sắn cao sản, chè thực phẩm, nuôi ong, ốc bươu đen đưa lại thu nhập cao. Nét đáng chú ý là trong quá trình chuyển đổi này ngoài sự năng động của người dân, cấp ủy chính quyền và các tổ chức đoàn thể đã thực sự vào cuộc. Ông Nguyễn Sỹ Hùng - Bí thư Đảng ủy xã Thanh Dương chia sẻ: thực hiện chương trình OCOP chúng tôi đã chỉ đạo sản xuất, chăn nuôi nhiều loại cây, con như trồng tỏi, nuôi bò, ong, ốc bươu đen, được người dân hưởng ứng nhiệt tình. Xã sẽ nghiên cứu đúc kết, hỗ trợ và nhân rộng các mô hình cây, con hiệu quả.

Lanh-dao-huyen-tham-quan-mo-hinh-ga-Thanh-Chuong.jpg
Đàn gà cỏ đã được cấp nhãn hiệu tập thể “Gà Thanh Chương”

OCOP là chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát triển nội lực và gia tăng giá trị; là giải pháp, nhiệm vụ trong triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Trọng tâm của chương trình OCOP là phát triển sản phẩm nông nghiệp, phi nông nghiệp, dịch vụ có lợi thế ở mỗi địa phương theo chuỗi giá trị, do các thành phần kinh tế tư nhân (doanh nghiệp, hộ sản xuất) và kinh tế tập thể thực hiện. Nhà nước đóng vai trò kiến tạo, ban hành khung pháp lý và chính sách để thực hiện; định hướng quy hoạch các vùng sản xuất hàng hóa, dịch vụ; quản lý và giám sát tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm; hỗ trợ các khâu: Đào tạo, tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại, quảng bá sản phẩm, tín dụng.

IMG20181112163244.jpg
Cam phủ màn tổng đội là một thương hiệu mạnh được nhiều người tiêu dùng quan tâm

Việc chỉ đạo, giúp đỡ người dân phát triển sản xuất các sản phẩm truyền thống, dịch vụ có lợi thế đạt tiêu chuẩn, có khả năng cạnh tranh trên thị trường là hướng đi phù hợp với chương trình OCOP quốc gia nên đã được cấp ủy chính quyền, các tổ chức đoàn thể quan tâm, được người dân hưởng ứng, có sức lan tỏa lớn. Theo thống kê bước đầu, sau 4 năm triển khai hiện trên địa bàn huyện Thanh Chương, tất cả các xã đều đã đầu tư và có sản phẩm đặc trưng của địa phương với 675 vườn mẫu, 42 vườn nông thôn mới, 28 tổ hội nghề nghiệp, 540 trang trại, gia trại. Đến nay có 14 sản phẩm được UBND tỉnh công nhận đạt từ 3 đến 4 sao OCOP. Bà Hồ Thị Quế chủ cơ sở sản xuất “Nhút Bà Quế” ở xóm 4 xã Hạnh Lâm vui mừng cho biết bà đã làm nhút từ năm 1976 nhưng chủ yếu để cho gia đình và con cháu người thân sử dụng, gần đây mới đầu tư thêm công nghê để bán ra thị trường và nhanh chóng được chấp nhận, hiện tại đã được công nhận OCOP 4 sao, bà sẽ tiếp tục nâng cao chất lượng.

still0106_00015.jpg
Lãnh đạo huyện và xã tham quan mô hình trồng tỏi tại xã Thanh Dương

Cũng nhờ sự phát triển đồng bộ và mạnh mẽ của các loại cây, con chủ lực, đến nay toàn huyện Thanh Chương đã có 43 hợp tác xã nông nghiệp, một số hợp tác xã đã hình thành xây dựng được chuỗi liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, có nhiều mô hình kinh tế thu nhập hàng tỷ đồng mỗi năm, các gia trại, trang trại thu hút và giải quyết việc làm cho hàng ngàn lao động địa phương. Nhiều hộ gia đình ở các xã Thanh Lĩnh, Thanh Tiên, Thanh Dương, Võ Liệt... cũng đã đầu tư xây dựng được 7 nhà lưới, nhà màng để sản xuất các loại cây ăn quả cao cấp như dưa lưới, dưa kim hoàng hậu, rau quả sạch theo tiêu chuẩn VIETGAP. Chương trình OCOP đã góp phần làm thay đổi ngành nông nghiệp theo hướng giảm tỷ trọng các loại cây trồng ngắn ngày kém hiệu quả, tăng diện tích cây công nghiệp, cây ăn quả và phát triển chăn nuôi hàng hóa, phát triển hình thức tổ chức sản xuất gắn liền với liên kết sản xuất, quản lý chất lượng. Ông Trình Văn Nhã- Chủ tịch UBND huyện Thanh Chương chia sẻ: Chương trình OCOP mỗi địa phương một sản phẩm đã được huyện Thanh Chương triển khai bài bản và thu được nhiều kết quả. Hiện tại có 14 sản phẩm đã được công nhận. Chúng tôi đang chỉ đạo các địa phương thay đổi cách làm, không chỉ gieo trồng, chăn nuôi các loại mình có mà chuyển sang các loại sản phẩm thị trường cần, thay đổi tư duy sản xuất để nâng cao giá trị sản phẩm, tạo điều kiện để tiếp tục đầu tư phát triển trong giai đoạn mới.

29496848_2023155611240936_6631761864986733123_n.jpg
Nhiều gian hàng bày bán sản phẩm OCOP của Thanh Chương

Là huyện miền núi không có lợi thế để phát triển công nghiệp dịch vụ, từng được đánh giá là địa phương kém phát triển, tuy nhiên, những năm gần đây, Thanh Chương đã có nhiều thay đổi trở thành huyện khá nhất trong các huyện miền núi phía tây. Trong thành tích chung đó có phần đóng góp quan trọng của việc khai thác nguồn lực tại chỗ, phát huy thế mạnh của các nông sản truyền thống. Những kết quả đạt được và bài học kinh nghiệm trong thời gian qua là tiền đề quan trọng để cán bộ và Nhân dân tiếp tục phấn đấu thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Thanh Chương nhiệm kỳ 2020 – 2025, xây dựng Thanh Chương thành huyện phát triển vững mạnh toàn diện trong vùng Tây Nam Nghệ An.