1. Cử tri xã Đoọc Mạy, huyện Kỳ Sơn kiến nghị xây dựng nhà văn hóa xã, nhà làm việc giao dịch một cửa, nhà làm việc Ban Chỉ huy Quân sự xã Đoọc Mạy.

UBND tỉnh trả lời như sau:

Hiện nay, kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021-2025 tỉnh quản lý đã phân bổ cụ thể cho từng dự án tại Quyết định số 3530/QĐ-UBND ngày 28/9/2021 (đối với ngân sách trung ương) và Quyết định số 5069/QĐ-UBND ngày 24/12/2021 và Quyết định số 3051/QĐ-UBND ngày 26/9/2023 của UBND tỉnh (đối với ngân sách tỉnh); do đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư chưa có sơ sở nguồn vốn để tham mưu bố trí vốn cho các dự án ngoài kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được cấp có thẩm quyền giao.

Đề nghị UBND cấp xã, UBND cấp huyện rà soát, xác định sự cần thiết đầu tư của dự án, sắp xếp thứ tự ưu tiên và nghiên cứu quy định liên quan để huy động, lồng ghép các nguồn vốn khác để thực hiện đầu tư hoặc nghiên cứu tổng hợp, sắp xếp thứ tự ưu tiên để đề xuất khi xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026-2030.

  1. Cử tri các bản: Huồi Viêng, Phà Lếch Phay, Phà Tả, Noọng Hán, xã Đoọc Mạy, huyện Kỳ Sơn phản ánh vào mùa khô các bản thiếu nước sinh hoạt, ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Kiến nghị hỗ trợ kinh phí khoan giếng nước cho 4 bản nêu trên.

UBND tỉnh trả lời như sau:

Theo báo cáo của UBND huyện Kỳ Sơn: Để giải quyết nhu cầu cấp bách của người dân tại xã Đọoc Mạy; năm 2023, thực hiện nguồn vốn sự nghiệp thuộc Chương trình Mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào Dân tộc thiểu số và Miền núi. UBND huyện Kỳ Sơn, đã phân bổ 129 triệu đồng cho xã Đọoc Mạy làm chủ đầu tư, để hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho nhân dân.

  1. Cử tri xã Đọoc Mạy, huyện Kỳ Sơn kiến nghị quan tâm hỗ trợ giống cây dược liệu cho người dân để phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo và bảo vệ rừng.
Mô hình trồng cây dược liệu của Công ty Cổ phần Dược liệu Pù Mát, huyện Con Cuông (Nghệ An)

UBND tỉnh trả lời như sau:

Trong các nội dung, Dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I, từ năm 2021 đến năm 2025 có Nội dung số 2, thuộc Tiểu dự án 1 của Dự án 3: Đầu tư, hỗ trợ phát triển vùng trồng dược liệu quý. HĐND tỉnh đã Nghị quyết số 23/2023/NQ-HĐND ngày 07/12/2023 quy định nội dung hỗ trợ, mẫu hồ sơ, trình tự, thủ tục lựa chọn dự án dược liệu quý thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh Nghệ An; theo đó quy định các nội dung hỗ trợ như: Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng vùng nguyên liệu, ưu tiên hỗ trợ các dự án nhận góp vốn bằng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân sinh sống trên địa bàn thực hiện dự án để hình thành vùng nguyên liệu; Hỗ trợ đầu tư các khu, vùng nuôi trồng dược liệu ứng dụng công nghệ cao để xây dựng cơ sở hạ tầng, thiết bị và xử lý môi trường; hỗ trợ giống, vật tư, bao bì, nhãn mác sản phẩm tối đa không quá 03 vụ hoặc 03 chu kỳ sản xuất, khai thác sản phẩm; hỗ trợ chi phí sản xuất giống gốc và chi phí sản xuất giống thương phẩm đối với các dự án Trung tâm nhân giống ứng dụng công nghệ cao…

UBND tỉnh đã có Công văn số 10819/UBND-VX ngày 18/12/2024 giao Sở Y tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ban Dân tộc tỉnh và UBND các huyện, thành phố, thị xã căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao triển khai thực hiện Nghị quyết trên đảm bảo hiệu quả, kịp thời, đúng quy định.

  1. Cử tri xã Chiêu Lưu, huyện Kỳ Sơn kiến nghị thực hiện phương án di dời 300 hộ dân thiếu đất ở hoặc đang ở trên các nền đất thuộc diện nguy cơ sạt lở cao sang khu vực Piêng Sẹt thuộc địa phận bản Khe Nằn để khắc phục tình trạng thiếu đất ở và đảm bảo an toàn cho người dân.

UBND tỉnh trả lời như sau:

Trên địa bàn xã Chiêu Lưu, huyện Kỳ Sơn, nhiều nhà ở có nguy cơ sạt lợ đất, đến mùa mưa lũ hay ngập úng một số điểm dân cư, khi xẩy ra thiên tai thường đe dọa nhà cửa, tài sản và  tính mạng của người dân, hiện tại có nhiều nhà ở trong phần đất chỉ giới giao thông đường bộ, diện tích đất nhỏ hẹp không đáp ứng theo nhu cầu sinh sống của người dân, có nhiều cặp vợ chồng trẻ ra ở riêng thường làm nhà tạm, ốt nhỏ ở trong phần đất hành lang giao thông và lẫn chiếm đất lâm nghiệp rất khó khăn trong công tác quản lý đất đai.

UBND huyện Kỳ Sơn đã chỉ đạo các phòng, ban liên quan và xã Chiêu Lưu khảo sát thực địa và quy hoạch được địa điểm mở rộng khu dân cư; Hiện nay, tại điểm quy hoạch ở bên sông còn nhiều khó khăn cho việc đi lại sinh hoạt của người dân, có 05 hộ gia đình, 24 khẩu và 4 cháu học sinh đang sinh sống tại khu đất quy hoạch.

  1. Cử tri xã Mường Ải, huyện Kỳ Sơn kiến nghị hướng dẫn về các nội dung liên quan đến quy hoạch đất ở cho người dân và có văn bản chỉ đạo cụ thể. Bởi vì hiện nay Nhân dân có nhu cầu lớn về đất ở để di dời khỏi những khu vực sạt lở và không an toàn, bảo đảm ổn định cuộc sống cho người dân.

UBND tỉnh trả lời như sau:

Cụm dân cư Xốp phong và Xốp Típ bản Xốp Phong tổng 45 hộ, trong năm 2018 do ảnh hưởng của cơn bão số 3 và số 4 , mưa lớn kéo dài ,  phía trên khu dân cư Xốp Phong hình thành một vệt nứt dài 250m chiều rộng 2-3m, nguy cơ sạt lở rất cao, nên việc di dời dân là cần thiết , tránh tình trạng sạt lở đáng tiếc có thể xẩy ra, UBND huyện đã chỉ đạo các phòng ban liên quan  và xã Mường Ải đi khảo sát thực địa để xây dựng khu tái định cư cho nhân dân  bản xốp phong, hiện nay đã có quy hoạch sử dụng đất khu tái định cư bản Xốp phong, nhưng do chưa có nguồn vốn nên chưa thực hiện được.

Hiện tại UBND huyện Kỳ Sơn chưa bố trí được kinh phí để xây dựng khu tái định cư cho Cụm dân cư Xốp Phong và Xốp Típ, trước mắt UBND  huyện Kỳ Sơn, UBND xã Mường Ải tuyên truyền cho nhân dân Cụm dân cư Xốp Phong và Xốp Típ sống trong khu dân cư chủ động phòng tránh, hạn chế thiệt hại, thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cho người và tài sản. Về lâu  dài UBND huyện đề nghị UBND tỉnh xem xét bố trí kinh phí để xây dựng khu  tái định cư cho nhân dân bản xốp phong.

  1. Cử tri huyện Kỳ Sơn kiến nghị quan tâm hỗ trợ giống cây, giống con cho người dân trồng để phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo và bảo vệ rừng.

UBND tỉnh trả lời như sau:

Đối với chính sách hỗ trợ cây giống (hỗ trợ trồng rừng), giống con đã  được quy định tại Điều 3, Điều 4, Điều 5, Nghị quyết số 18/2021/NQ-HĐND  ngày 9/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh tỉnh ban hành quy định một số  chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An  giai đoạn 2021-2025; Trình tự thủ tục thực hiện chính sách đã được quy định tại  Chương III, Nghị quyết số 18/2021/NQ-HĐND.

Đối với chính sách hỗ trợ bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện Kỳ Sơn hiện nay được thực hiện chủ yếu theo tiểu dự án 1, dự án 3 Chương trình  mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và  miền núi giai đoạn 2021-2025 được thủ tướng chính phủ phê duyệt tại Quyết  định số 1719/QĐ-TTg, Cụ thể: Đối tượng được hỗ trợ: Hộ gia đình đồng bào  dân tộc thiểu số, hộ gia đình người Kinh nghèo; cộng đồng dân cư thôn thuộc  các xã khu vực II, khu vực III thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi;  Nội dung hỗ trợ (gồm 6 nội dung): 1) Hỗ trợ khoán bảo vệ rừng (400.000  đồng/ha/năm), 2) Hỗ trợ bảo vệ rừng (400.000 đồng/ha/năm), 3) Hỗ trợ khoanh  nuôi tái sinh tự nhiên có trồng bổ sung (Năm 1, 3 triệu/ha, năm 2, 1 triệu/ha,  năm thứ 3, 800.000 đồng/ha; 3 năm tiếp theo mỗi năm 600.000 đồng/ha/năm), 4) Hỗ trợ trồng rừng sản xuất phát triển lâm sản ngoài gỗ ( 10 triệu đồng/ha), 5) hỗ tợ trồng rừng phòng hộ (30 triệu đồng/ha), 6) Trợ cấp gạo (15 kg  gạo/khẩu/tháng). Ngoài ra còn chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng theo  quy định tại Nghị định số 156/2018/NĐ-CP.

Vì vậy đề nghị cử tri huyện Kỳ Sơn, quan tâm tìm hiểu, đăng ký nhu cầu  thực hiện các chính sách nêu trên với chính quyền địa phương cấp xã, cấp huyện  để được đảm bảo thực hiện chính sách đầy đủ, kịp thời; đồng thời đề nghị  UBND huyện Kỳ Sơn, tuyên truyền các chủ trương, chính sách phát triển nông  nghiệp của tỉnh để người dân được biết, thực hiện có hiệu quả.

  1. Cử tri Trường PTDTBT TH Bắc Lý 1 và Trường Mầm Non Bắc Lý, huyện Kỳ Sơn phản ánh nhiều tuyến đường giao thông, cầu, cống xuống cấp, hư hỏng, thi công dang dở, chậm, ảnh hưởng đến đời sống dân sinh hoặc chưa được đầu tư xây dựng. Cử tri kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo rà soát, có kế hoạch đầu tư kinh phí để xây dựng, duy tu, sửa chữa, tiếp tục thi công dứt điểm, cụ thể: Xây kè từ đoạn cầu tràn Quốc lộ 16 đến Trường Mầm Non Bắc Lý.

UBND tỉnh trả lời như sau:

Vị trí Trường Mầm non Bắc Lý nằm sát bờ suối phía thượng lưu cống hộp 3(3x3)m Km364+400/QL.16, khoảng cách từ Trường đến cống khoảng 300m. Hiện tại bờ suối dọc khu vực Trường Mầm non Bắc Lý đã được UBND huyện Kỳ Sơn đầu tư xây dựng kè chống xói lở bằng đá hộc xây vữa xi măng. Do ảnh hưởng của mưa lũ các năm gần đây bờ kè có hiện tượng bị xói lở nên UBND xã Bắc Lý đã tiến hành đắp thêm bờ vây bằng đất phía ngoài, nắn dòng chảy của suối hạn chế phát sinh hư hỏng. Do bờ kè nêu trên nằm ngoài phạm vi bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông của Quốc lộ 16 nên việc sửa chữa không thuộc thẩm quyền của Sở GTVT. Sở Giao thông vận tải đề nghị UBND huyện Kỳ Sơn kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền.

  1. Cử tri bản Huồi Cáng 1, xã Bắc Lý, huyện Kỳ Sơn kiến nghị cấp kinh phí để xây dựng Mô hình bảo tồn nguồn gen cá mát tại khe Tắm.

UBND tỉnh trả lời như sau:

Sở Tài chính đã có Công văn số 1169/STC-TCHCSN ngày 05/4/2024 gửi UBND huyện Kỳ Sơn như sau:

“Với nội dung này chưa thể hiện rõ nhiệm vụ thuộc cấp huyện quản lý hay là chính sách nông nghiệp hoặc đề tài khoa học thuộc trách nhiệm đảm bảo từ ngân sách cấp tỉnh. Do đó, nếu:

+ Đối với các nhiệm vụ hoạt động chuyên môn về lĩnh vực nông nghiệp, khoa học công nghệ thuộc cấp huyện quản lý: Theo quy định của Luật Ngân sách và các văn bản hướng dẫn thực hiện thì nguồn kinh phí để thực hiện do Ngân sách cấp huyện đảm bảo theo phân cấp hiện hành.

+ Trường hợp mô hình là đối tượng của chính sách nông nghiệp hoặc đề tài khoa học thuộc trách nhiệm đảm bảo từ ngân sách cấp tỉnh thì lập hồ sơ theo quy trình đã được quy định, gửi cơ quan quản lý là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Sở Khoa học Công nghệ để tổng hợp báo cáo cấp có thẩm quyền quyết định phân bổ từ nguồn kinh phí thực hiện chính sách nông nghiệp hoặc sự nghiệp khoa học công nghệ đã được cấp hàng năm.”

  1. Cử tri bản Huồi Cáng 1, xã Bắc Lý, huyện Kỳ Sơn kiến nghị xây dựng khu du lịch sinh thái tại đập thủy lợi bản Huồi Cáng 1, xã Bắc Lý.

UBND tỉnh trả lời như sau:

Ngày 12 tháng 5 năm 2021 Huyện ủy Kỳ Sơn đã ban hành Quyết định số 217/QĐ-HU về việc phê duyệt Đề án “xây dựng và phát triển du lịch huyện Kỳ Sơn giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến năm 2030”. Hiện nay, huyện đang tập trung khai thác phát triển du lịch cộng đồng (DLCĐ) gắn với du lịch sinh thái tại những điểm có tài nguyên du lịch thiên nhiên, có bản sắc văn hóa  phong phú, đa dạng và độc đáo theo các tuyến đã xây dựng trong Đề án tại địa bàn các xã: Mường Lống, Mỹ Lý, Na Ngoi. Đối với đập thủy lợi bản Huồi Cáng 1, xã Bắc Lý trong Đề án “xây dựng và phát triển du lịch huyện Kỳ Sơn giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến năm 2030” không có xây dựng tuyến phát  triển du lịch. Tuy nhiên, trong thời gian tới huyện tiếp tục mở rộng và phát  triển loại hình du lịch sinh thái cộng đồng gắn với nghỉ dưỡng, nếu khảo sát về tài nguyên thiên nhiên phục vụ du lịch tại đập thủy lợi bản Huồi Cáng 1, xã  Bắc Lý đủ điều điều kiện đáp ứng được xây dựng khu du lịch sinh thái huyện sẽ đưa vào thực hiện trong giai đoạn tới.

  1. Cử tri UBND xã Huồi Tụ, huyện Kỳ Sơn kiến nghị bổ sung thêm công chức văn hóa (phụ trách mng chính sách) để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao.

UBND tỉnh trả lời như sau:

Căn cứ mục 4, 5, Điều 5 Nghị định 33/2023/NĐ-CP quy định: Hàng năm, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định số lượng cán bộ, công chức cấp xã đối với từng đơn vị hành chính cấp huyện thuộc phạm vi quản lý cho phù hợp với yêu cầu của thực tiễn, nhưng phải bảo đảm tổng số lượng cán bộ, công chức cấp xã thuộc các đơn vị hành chính  cấp huyện không vượt quá tổng số lượng cán bộ, công chức cấp xã tính cho cả đơn vị hành chính cấp tỉnh. Hàng năm, Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định số lượng cụ thể cán bộ, công chức ở từng đơn vị hành chính cấp xã và bố trí số lượng công chức của từng chức danh công chức cấp xã thuộc phạm vi quản lý  cho phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của từng đơn vị hành chính cấp xã. Như vậy, việc quy định số lượng cụ thể công chức cấp xã do UBND huyện quy định, đề nghị cử tri phản ánh về UBND huyện Kỳ Sơn để xem xét quyết định.