1. Cử tri Nguyễn Xuân Oanh, khối trưởng khối 11, phường Trung Đô, thành phố Vinh kiến nghị kiên quyết thu hồi các dự án treo, dự án chậm tiến độ làm lãng phí tài nguyên đất đai và tạo dư luận không tốt trong Nhân dân (như Dự án Lilama, Công ty Thương mại… tại phường Trung Đô).

UBND tỉnh trả lời như sau:

a) Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh và quy định tại các Quyết định của UBND tỉnh: Quyết định số 25/2018/QĐ-UBND ngày 24/5/2018 về quy chế phối hợp kiểm tra và xử lý sau kiểm tra, Quyết định số 2156/QĐ-UBND ngày 25/7/2022 về quy chế phối hợp quản lý dự án; từ năm 2012 đến nay, công tác rà soát, kiểm tra, xử lý các dự án chậm tiến độ được các sở, ngành, địa phương triển khai thực hiện hàng năm.

Trong đó, đối với địa bàn thành phố Vinh, các đoàn kiểm tra liên ngành do UBND tỉnh thành lập đã tiến hành 388 lượt kiểm tra đối với 256 dự án. Trong đó đã chấm dứt hoạt động đối với 56 dự án; cho phép gia hạn 126 dự án; cho phép tiếp tục thực hiện theo tiến độ đối với 28 dự án; xử lý khác đối với 46 dự án.

UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 3559/QĐ-UBND ngày 01/11/2023 thành lập Đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra các dự án trên địa bàn tỉnh. Trong đó, có 48 dự án thuộc địa bàn thành phố Vinh thuộc kế hoạch của Đoàn liên ngành. Hiện nay các Đoàn kiểm tra đang tiến hành kiểm tra, báo cáo tham mưu UBND tỉnh phương án xử lý.

Dự án Trường công nhân kỹ thuật lắp máy số 5 tại phường Trung Đô, thành phố Vinh của Công ty CP Lilama 5

b) Dự án Trường công nhân kỹ thuật lắp máy số 5 tại phường Trung Đô, thành phố Vinh của Công ty CP Lilama 5

- Dự án đã được Đoàn kiểm tra liên ngành do UBND tỉnh thành lập kiểm tra năm 2017 (Đoàn do Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì kiểm tra). Ngày 01/12/2017, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 5830/QĐ-UBND cho phép gia hạn tiến độ hoàn thành dự án đến 30/11/2019.

Ngày 09/4/2018, Công ty CP Lilama 5 có Văn bản số 64/CV/Lilama 5 xin trả đất để cho Công ty CP Đầu tư và công nghệ Thành Vinh thuê để xây dựng trường mầm non. Ngày 25/02/2019, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 534/QĐ-UBND chấp thuận chủ trương đầu tư Dự án Trường mầm non Quốc tế Vinh do Công ty cổ phần Đầu tư và công nghệ Thành Vinh làm chủ đầu tư. Trong đó, tiến độ thực hiện Dự án đến Quý II/2020.

- Dự án Trường mầm non Quốc tế Vinh tại phường Trung Đô, thành phố Vinh do Công ty CP Đầu tư và công nghệ Thành Vinh làm chủ đầu tư đã được Đoàn kiểm tra do UBND tỉnh thành lập kiểm tra năm 2021 (Đoàn do Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì). Ngày 22/02/2022, UBND tỉnh có Văn bản số 1103/UBND-CN cho phép gia hạn tiến độ thực hiện thủ tục thuê đất đến ngày 31/12/2022.

Do đã hết thời gian gia hạn, Dự án được đưa vào kế hoạch kiểm tra của Đoàn liên ngành (được thành lập theo Quyết định số 3559/QĐ-UBND ngày 01/11/2023 của UBND tỉnh). Đoàn kiểm tra liên ngành Đợt 1 do Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì đã kiểm tra dự án, tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh tại Văn bản số 1549/SKHĐT-DN ngày 24/4/2024. Theo đó, do khó khăn trong công tác đền bù, giải phóng mặt bằng nên tại buổi kiểm tra nhà đầu tư đề xuất tự nguyện chấm dứt thực hiện dự án; đồng thời đến thời điểm hiện nay, nhà đầu tư chưa thực hiện ký quỹ đảm bảo thực hiện dự án theo quy định của pháp luật về đầu tư, đủ điều kiện chấm dứt hoạt động dự án theo quy định tại Điều 48 Luật Đầu tư 2020.

  1. Cử tri phường Cửa Nam, thành phố Vinh phản ánh phường Cửa Nam nói riêng, thành phố Vinh nói chung có nhiều tài sản công bỏ hoang gây lãng phí, thất thoát ngân sách, trong đó có Nhà nổi ở hồ cá Cửa Nam … Kiến nghị cho phép các cấp khai thác các tài sản này để tăng thu ngân sách, tránh lãng phí.

UBND tỉnh trả lời như sau:

  1. Về xử lý Nhà nổi ở hồ cá Cửa Nam:

Ngày 25/8/2023, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã có Công văn số 3630/SKHĐT-

DN V/v đề xuất của Công ty cổ phần Tổng công ty nông sản XNK Nghệ An về dự án Trung tâm vui chơi giải trí Hồ cá Cửa Nam lấy ý kiến các Sở, ngành và hướngdẫn doanh nghiệp hoàn thiện hồ sơ để trình UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư, trong đó: Theo ý kiến đề xuất của UBND thành phố Vinh tại Văn bản số 3447/UBND-QLĐT ngày 03/7/2023, Công ty Cổ phần Tổng công ty nông sản XNK Nghệ An đề xuất Dự án trung tâm vui chơi giải trí Hồ cá Cửa Nam tại khu đất có diện tích khoảng 82.527 m2, là mặt nước (MNC) do nhà nước quản lý, thuộc quỹ đất công ích của phường; hiện nay trên đất có ngôi nhà nổi 01 tầng đã xuống cấp, diện tích khoảng 700 m2 do Công ty Trường Giang xây dựng, sau đó đã bàn giao lại cho nhà nước từ năm 2013.

Nội dung này, Sở Tài chính đã có ý kiến tham gia tại Công văn 4185/STC-QLG&CS ngày 11/9/2023, trong đó: đối với tài sản trên đất tại khu đất dự kiến thực hiện dự án này là tài sản công đủ điều kiện để bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của Luật quản lý, sử dụng tài sản công và đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của Luật đất đai. Vì vậy, Sở Tài chính đề nghị thực hiện lựa chọn Nhà đầu tư thực hiện dự án trên theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về Đất đai và quy định tại Điều 29 Luật Đầu tư năm 2020.

Như vậy, cơ sở nhà đất Nhà nổi Hồ cá Cửa Nam đang được cấp có thẩm quyền xem xét, lựa chọn nhà đầu tư theo hình thức đấu giá quyền sử dụng đất hoặc đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo quy định.

  1. Theo báo cáo của UBND thành phố Vinh thì số cơ sở nhà, đất phải thực

hiện sắp xếp sau khi sáp nhập khối, xóm trên địa bàn thành phố Vinh giai đoạn 2019- 2021 là 99 cơ sở nhà, đẩt. Đến nay, các đơn vị sử dụng nhà, đất và UBND thành phố Vinh đã đề xuất phương án Giữ lại tiếp tục sử dụng cho 95 cơ sở Nhà văn hóa thuộc các địa bàn sáp nhập khối, xóm (còn 04 cơ sở nhà văn hóa thuộc phường Lê Lợi và xã Nghi Liên chưa hoàn thiện hồ sơ). Như vậy, sau khi sáp nhập khối, xóm trên địa bàn thành phố Vinh giai đoạn 2019-2021, UBND thành phố Vinh không đề xuất phương án xử lý khác (như điều chuyển, thu hồi, bán tài sản trên đất chuyển nhượng quyền sử dụng đất,…) các cơ sở nhà, đất dôi dư (trong đó có các cơ sở trên địa bàn phường Cửa Nam).

Theo đó, đề nghị UBND thành phố Vinh phối hợp với UBND phường Cửa Nam rà soát lại các cơ sở nhà văn hóa và các trụ sở làm việc dôi dư không sử dụng theo như kiến nghị của cử tri và căn cứ nhu cầu thực tế tại địa phương, quy hoạch kế hoạch sử dụng đất được cấp có thẩm quyền phê duyệt để lập phương án sắp xếp lại xử lý nhà đất theo quy định tại Nghị định 167/2017/NĐ-CP ngày 31/12/2017 và Nghị đinh số 67/2021/NĐ-CP ngày 15/7/2021 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 167/2017/NĐ-CP ngày 31 tháng 12 năm 2017 của Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt đảm bảo đúng quy định hiện hành của nhà nước.

  1. Cử tri Nguyễn Hữu Tuấn, trú tại khối 15, phường Lê Lợi, thành phố Vinh kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ dự án Công viên nghĩa trang sinh thái vĩnh hằng tại xã Hưng Tây, huyện Hưng Nguyên để tạo điều kiện cho người dân khi có người thân từ trần. Vì việc đưa người thân sang tỉnh khác để hỏa táng gây tốn kém kinh phí và thời gian đi lại của người dân.

UBND tỉnh trả lời như sau:

Dự án Công viên nghĩa trang sinh thái Vĩnh Hằng của Công ty TNHH Phúc Lạc Viên - Đài hóa thân hoàn vũ Nghệ An đã được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư năm 2017 (Quyết định số 3762/QĐ-UBND ngày 17/8/2017). Tuy nhiên, do dự án đang vướng mắc trong công tác thỏa thuận bồi thường GPMB, đồng thời đang còn một số hộ dân xã Phúc Điền, huyện Hưng Nguyên chưa đồng thuận (đang có kiến nghị) nên đến thời điểm hiện nay, nhà đầu tư vẫn chưa hoàn thành GPMB toàn bộ diện tích quy hoạch của Dự án và chưa được bàn giao đất trên thực địa để triển khai thực hiện. ​

Các nội dung phản ánh, kiến nghị của người dân đã được các sở, ngành kiểm tra, rà soát và trả lời cụ thể, đầy đủ bằng văn bản nhiều lần. Ngày 16/10/2023, UBND tỉnh cũng đã tổ chức tiếp công dân, tuy nhiên một số nội dung liên quan đến quy hoạch Dự án và khoảng cách an toàn môi trường vẫn chưa được người dân đồng thuận. Về việc này, UBND tỉnh có Thông báo kết luận số 783/TB-UBND ngày 19/10/2023 và Văn bản số 9161/UBND-TD ngày 27/10/2023 giao Thanh tra tỉnh chủ trì, thành lập Tổ liên ngành thực hiện rà soát lại để trả lời công dân theo quy định. Thanh tra tỉnh đã chủ trì thực hiện rà soát và báo cáo UBND tỉnh; trên cơ sở đó, UBND tỉnh đã giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì kiểm tra, rà soát các nội dung để tham mưu UBND tỉnh báo cáo Thường trực Tỉnh uỷ phương án xử lý.

  1. Cử tri phường Cửa Nam, thành phố Vinh phản ánh quy hoạch phân khu phường Cửa Nam được UBND tỉnh phê duyệt từ năm 2019, tuy nhiên qua quá trình quản lý và thực hiện quy hoạch có nhiều vấn đề phát sinh, bất cập như việc điều chỉnh khu đất hồ cá Cửa Nam, các tuyến đường không khả thi. Kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo điều chỉnh để đồng bộ, hợp lý, khoa học, bền vững và khả thi.

UBND tỉnh trả lời như sau:

Khu đất Công viên hồ Cửa Nam hiện nay đã được UBND tỉnh phê duyệt  điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu phường Cửa Nam tại Quyết định số 3945/QĐ-UBND ngày 13/12/2022; theo đó thì hiện nay khu đất Công viên hồ Cửa Nam đã được điều chỉnh mục đích sử dụng đất thành đất Tôn giáo (Nhà thờ Cầu Rầm). Hiện nay, UBND thành phố Vinh đã phê duyệt quy hoạch xây dựng  Nhà thờ và các công trình phụ trợ giáo xứ Cầu Rầm tại phường Cửa Nam, thành  phố Vinh tại Quyết định số 4396/QĐ-UBND ngày 05/11/2023.

- Đối với các phát sinh, bất cập, các tuyến đường không khả thi: Hiện nay  UBND tỉnh đã chỉ đạo UBND thành phố Vinh rà soát, tổng hợp các bất cập để xử lý theo quy định.

  1. Cử tri khối 15, phường Lê Lợi, thành phố Vinh phản ánh: Hiện nay trên địa bàn phường Lê Lợi có Dự án Khu nhà ở thấp tầng và chung cư tại khối 15 phường Lê Lợi do Công ty CP Xây dựng và tư vấn thiết kế đường bộ Nghệ An làm chủ đầu tư, qua nhiều năm chưa thực hiện, gây lãng phí về quản lý và sử dụng đất, ảnh hưởng tới môi trường và cảnh quan đô thị. Kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo đẩy nhanh thực hiện dự án hoặc thu hồi giao cho chủ đầu tư khác có năng lực thực hiện để đảm bảo cảnh quan môi trường, đô thị.

UBND tỉnh trả lời như sau:

- Dự án Khu nhà ở thấp tầng và chung cư tại khối 15 phường Lê Lợi do  Công ty CP Xây dựng và tư vấn thiết kế đường bộ Nghệ An làm chủ đầu tư đã  được UBND tỉnh hủy bỏ quy hoạch và các văn bản pháp lý khác có liên quan tại  Quyết định số 831/QĐ-UBND ngày 29/3/2023.

- Cũng tại Quyết định này, UBND tỉnh đã giao UBND thành phố Vinh chủ  trì, phối hợp các sở, ngành, đơn vị liên quan rà soát các quy hoạch có liên quan  (quy hoạch/ kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng), chương trình, kế hoạch  phát triển nhà ở để đề xuất phươn án sử dụng đất đảm bảo đúng quy định.

  1. Cử tri phường Cửa Nam, thành phố Vinh kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ phê duyệt quy hoạch và có dự án cải tạo, tôn tạo, phục dựng phát huy giá trị di tích thành cổ Vinh theo quy hoạch điều chỉnh, gắn với việc giải quyết khu tập thể trong thành cổ từ nguồn đầu tư công và nguồn thu từ tiền sử dụng đất của các hộ dân khu tập thể.

UBND tỉnh trả lời như sau:

- Điều chỉnh quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Bảo tồn, tôn tạo di tích thành cổ Vinh, thành phố Vinh đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 4512/QĐ UBND ngày 30/12/2023.

- Cũng tại Quyết định này, UBND tỉnh đã quy định cụ thể thứ tự các hạng  mục ưu tiên đầu tư và nguồn vốn thực hiện.

  1. cử tri phường Trung Đô, thành phố Vinh kiến nghị tăng cường công tác quản lý nhà nước về thuốc chữa bệnh, công tác khám chữa bệnh; đồng thời quan tâm đầu tư cơ sở vật chất cho các bệnh viện công (hiện nay như Bệnh viên Ung bướu tỉnh, người bệnh già yếu phải nằm 2 - 3 người/giường bệnh).

UBND tỉnh trả lời như sau:

Nội dung 1: Đối với công tác quản lý nhà nước về thuốc chữa bệnh, công  tác khám chữa bệnh Sở Y tế đã triển khai các nội dung sau:

a) Kết quả đạt được

Triển khai xây dựng kế hoạch và biện pháp đảm đủ thuốc cho công tác  phòng bệnh, chữa bệnh và phòng chống thiên tai, dịch bệnh tại địa phương. Triển khai và giám sát chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm trên địa bàn.  Chỉ đạo, theo dõi việc thu hồi thuốc, nguyên liệu làm thuốc, mỹ phẩm theo quy  định của pháp luật; Thường xuyên cập nhật các thông báo của Bộ Y tế về thuốc giả, đình chỉ lưu hành thuốc, thuốc bị rút số đăng ký và thông báo kịp thời cho  các cơ sở khám chữa bệnh, các cơ sở kinh doanh thuốc trên địa bàn tỉnh. Kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả và việc thực hiện quy  chế kê đơn và bán thuốc theo đơn tại các cơ sở khám, chữa bệnh và các cơ sở kinh  doanh thuốc. Kịp thời ban hành các văn bản chỉ đạo liên quan đến công tác dược bệnh viện. Tổ chức tập huấn các thông tư mới, cập nhật dược lâm sàng cho các  dược sĩ làm việc tại các khoa Dược. Hướng dẫn, chỉ đạo các cơ sở kinh doanh, sử dụng thuốc trên địa bàn tỉnh thực hiện những quy định, quy chế chuyên môn về dược và mỹ phẩm.

Trong năm 2023, tham mưu UBND tỉnh ban hành quyết định phê duyệt 33 chủ trương mua sắm hóa chất, vật tư y tế, 100 kế hoạch mua sắm thuốc, hóa chất, vật tư y tế. Chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị trên địa bàn tỉnh tổ chức đấu thầu thuốc theo đúng quy định, đảm bảo đúng tiến độ (tỷ lệ trúng thầu thuốc tại các đơn vị đạt gần 70%); tổ chức nhiều cuộc làm việc với các Sở, ngành và đơn vị trực thuộc để tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình đấu thầu, mua sắm thuốc, trang thiết bị, vật tư y tế; triển khai Nghị định số 07/2023/NĐ-CP, Nghị quyết số 30/NQ-CP của Chính phủ, Thông tư số 14/2023/TT-BYT của Bộ Y tế, các văn bản quy phạm pháp  luật kịp thời đến các cơ sở y tế.

Tính đến ngày 20/11/2023, Trung tâm Kiểm nghiệm tỉnh Nghệ An đã tiến hành lấy 570 mẫu thuốc, kiểm nghiệm 554 mẫu; Trong đó, mỹ phẩm lấy 240 mẫu, kiểm nghiệm 231 mẫu, mẫu ko đạt chất lượng 07 mẫu (06  mẫu mỹ phẩm, 01 mẫu thuốc cổ truyền), thuốc ko được phép lưu hành 05 mẫu (03 thuốc giả, 02 mẫu ko có số đăng ký lưu hành).

b) Tồn tại, hạn chế

Có một số cơ sở vi phạm quy định về kinh doanh thuốc dùng cho người. Trong năm 2023, Sở Y tế đã phát tiến hành xử lý vi phạm hành chính đối với 21  cơ sở có hành vi vi phạm hành chính về dược (13 cơ sở không nộp hồ sơ đề nghị đánh giá định kỳ việc duy trì đáp ứng thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc; 07 cơ sở không chuyển thông tin hoặc chuyển thông tin không đầy đủ về việc mua bán  thuốc, chất lượng thuốc giữa nhà cung cấp với khách hàng khi được yêu cầu; 01  cở sở bán thuốc với mức thặng số bán lẻ cao hơn mức thặng số bán lẻ tối đa theo  quy định). Xử phạt vi phạm hành chính 117.700.000 đồng (bằng chữ: Một trăm mười bảy triệu bảy trăm ngàn đồng).

c) Giải pháp trong thời gian tới

- Tăng cường công tác truyền thông phổ biến các quy định pháp luật về kinh doanh dược, mỹ phẩm, dược liệu, vị thuốc y học cổ truyền, cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm hành chính. - Phối hợp với các cơ quan chức năng Công an, Cục Quản lý thị trường, Hải quan tiến hành điều tra truy tìm tận gốc các vụ việc sản xuất, buôn bán thuốc giả, thuốc nhập lậu, thuốc không rõ nguồn gốc, thuốc chưa được cấp phép sản xuất, lưu hành.

- Chỉ đạo Trung tâm Kiểm nghiệm tiến hành lấy mẫu có trọng tâm, trọng điểm đối với các thuốc có nguy cơ vi phạm chất lượng; ưu tiên thực hiện việc phân tích kiểm nghiệm, báo cáo kết quả để làm căn cứ cho việc xử lý kịp thời đối với các thuốc vi phạm và cơ sở, cá nhân kinh doanh thuốc vi phạm.

Năm 2023, Sở Y tế đã cấp 91 hồ sơ xác nhận nội dung thông tin thuốc theo hình thức hội thảo giới thiệu thuốc, 16 hồ sơ xác nhận nội dung quảng cáo mỹ phẩm;Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm: 02  cơ sở; điều chỉnh giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm: 01 cơ sở; thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm: 01 cơ sở; cấp 35 phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm; thu hồi 12 số công bố sản phẩm mỹ phẩm theo quy định của pháp luật.

- Đẩy mạnh Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin nhằm kiểm soát kế đơn thuốc điện tử bảo đảm việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả và từng bước quản lý việc kê đơn và bán thuốc theo đơn.Tăng cường quản lý, kết nối liên  thông cơ sở cung ứng thuốc, đảm bảo tất cả các cơ sở bản lẻ thuốc nói chung, Nhà  thuốc bệnh viện nói riêng phải kết nối liên thông dữ liện lên Hệ thống cơ sơ dừ liệu Dược Quốc gia.

- Tăng cường tuyên truyền, phổ biến kiến thức cho người dân trong việc tra  cứu giá thuốc được công bố trên website của Bộ Y tế.

Nội dung 2: Trong những năm qua ngành y tế đã chú trọng phối hợp với các ngành liên quan tham mưu cấp có thẩm quyền quyết định đầu tư cơ sở vật chất cho các cơ sở khám chữa bệnh từ nguồn vốn đầu tư công giai đoạn 2021- 2025 như sau:

TT

TÊN DỰ ÁN

Tổng mức đầu tư (triệu đồng)

1

Xây dựng cơ sở vật chất Bệnh viện đa khoa huyện Thanh Chương

13.000

2

Xây dựng mới nhà điều trị và các hạng mục phụ trợ Bệnh viện Y học cổ truyền

39.000

3

Dự án: Xây dựng mới nhà khám bệnh và điều trị tổng hợp Bệnh viện Sản Nhi

253.000

4

Xây dựng Bệnh viện Ung Bướu Nghệ An (GĐ 2)

1.259.000

5

Xây dựng và cải tạo một số hạng mục bệnh viện đa khoa huyện Yên Thành

20.000

6

XD Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Nghệ An

145.000

 

Tổng cộng

1.729.000

 

Bằng chữ: Một nghìn bảy trăm hai mươi chín tỷ đồng

Bệnh viện Ung bướu Nghệ An hiện nay đang sử dụng cơ sở vật chất một phần của Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa tỉnh. cơ sở vật chất hiện tại đã đầu tư đưa vào sử dụng nhiều năm, nay đã xuống cấp và chật hẹp không đáp ứng được nhu  cầu khám chữa bệnh của người dân. Bệnh viện Ung bướu Nghệ An hiện nay đang được đầu tư xây dựng mới tại Xã Nghi kim thành phố Vinh nhằm đáp ứng nhu  cầu khám chữa bệnh cho nhân dân trên địa bàn tỉnh Nghệ An, dự kiến bệnh viện đưa vào hoạt động năm 2025-2026.

  1. Cử tri phường Trung Đô, thành phố Vinh phản ánh việc quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm hiện nay còn nhiều vấn đề bất cập trong việc phân cấp kiểm tra, xử lý, kiểm nghiệm, phương tiện…, nhất là tại cơ sở. Kiến nghị có giải pháp giải quyết.

UBND tỉnh trả lời như sau:

Trong năm 2023, toàn tỉnh đã thành lập được 1.449 Đoàn thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm về an toàn thực phẩm tại 13.200 cơ sở, trong đó có 12.522 cơ sở đạt (chiếm 94,86%), số cơ sở vi phạm là 678 cơ sở (chiếm 5,14%), xử lý 538 cơ sở với tổng số tiền 1.288.515.000 đồng. Đã tiến hành lấy 319 mẫu sản phẩm thực phẩm để kiểm nghiệm, kết quả 316/319 mẫu đạt (chiếm 99,06%), 03/319 mẫu không đạt (chiếm 0,94%). Trong đó:

- Tuyến tỉnh: thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm được 483 cơ sở, trong đó số cơ sở đạt 425 cơ sở (chiếm 87,99%), số cơ sở vi phạm 58 cơ sở (chiếm 12,01%), xử lý 58 cơ sở với tổng số tiền 477.500.000 đồng.

- Tuyến huyện, xã: thanh tra, kiểm tra được 12.717 cơ sở, trong đó số cơ sở đạt 12.097 cơ sở (chiếm 95,12% ), số cơ sở vi phạm 620 cơ sở (chiếm 4,88%), xử lý 480 cơ sở với tổng số tiền 811.015.000 đồng.

a) Đối với quy định về phân công, phân cấp quản lý và kiểm tra an toàn thực phẩm:

Việc phân công, phân cấp và phối hợp quản lý về an toàn thực phẩm trên  địa bàn tỉnh Nghệ An được UBND tỉnh quy định cụ thể tại Quyết định số 11/2021/QĐ-UBND ngày 20/5/2021. Cụ thể tại các Điều 4, 5, 6 của Chương II:  Phân cấp quản lý nhà nước và kiểm tra về an toàn thực phẩm đối với từng lĩnh vực, loại hình sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm đối với các Sở: Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương và UBND cấp huyện, cấp xã.  Việc xử lý vi phạm hành chính được thực hiện theo Luật Xử lý vi phạm hành  chính và các nghị định có liên quan.

Trong quá trình triển khai thực hiện Quy định phân công, phân cấp quản lý  an toàn thực phẩm theo quy định tại Quyết định số 11/2021/QĐ-UBND ngày  20/5/2021 của UBND tỉnh, Sở Y tế (cơ quan thường trực của Ban chỉ đạo an toàn  thực phẩm tỉnh Nghệ An) không tiếp nhận được ý kiến phản ánh về việc bất cập, chồng chéo trong hoạt động quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm đối với các  cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm và các cơ quan được phân công  quản lý.

b) Đối với công tác Kiểm nghiệm: Việc kiểm nghiệm thực phẩm được thực hiện theo quy định tại các Điều 45 Yêu cầu đối với việc kiểm nghiệm thực phẩm, Điều 46 Cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm của Luật An toàn thực phẩm.

- Đoàn kiểm tra có thể lấy mẫu thực phẩm để gửi cơ sở kiểm nghiệm thực phẩm được Bộ trưởng Bộ quản lý ngành (Bộ Y tế, Bộ Công Thương và Bộ Nông  nghiệp – Phát triển nông thôn) chỉ định kiểm nghiệm thực phẩm phục vụ quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm mới được làm căn cứ để xử lý vi phạm hành chính  về lĩnh vực an toàn thực phẩm (quy định tại Điều 45 Luật An toàn thực phẩm). - Việc sử dụng bộ xét nghiệm nhanh thực phẩm, kết quả thu được là kết quả ban đầu, chỉ mang ý nghĩa sàng lọc, định hướng cho các thử nghiệm khẳng định tiếp theo trong phòng thí nghiệm và không được sử dụng kết quả thu được từ thử nghiệm bằng bộ xét nghiệm nhanh thực phẩm làm cơ sở để xử lý vi phạm hành  chính về an toàn thực phẩm.

- Về thiết bị, phương tiện kiểm nghiệm thực phẩm được sử dụng tại chỗ để phục vụ trong quá trình kiểm tra: Theo quy định trên của Luật An toàn thực phẩm, các Đoàn kiểm tra an toàn thực phẩm không được áp dụng thực hiện kiểm nghiệm thực phẩm tại chỗ để làm căn cứ để xử lý vi phạm hành chính nên không trang bị thiết bị, phương tiện kiểm nghiệm thực phẩm cho Đoàn kiểm tra.

c) Một số giải pháp trong thời gian tới

- Tổ chức sơ kết 3 năm đánh giá Quy định phân công, phân cấp và phối hợp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm ban hành kèm theo Quyết định số 11/2021/QĐ-UBND ngày 20/5/2021 của UBND tỉnh để rà soát, điều chỉnh quy  định phù hợp với tình hình thực tế nhằm tránh những bất cập trong công tác quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn toàn tỉnh.

- Kiện toàn tổ chức bộ máy quản lý an toàn thực phẩm theo hướng tập trung  một đầu mối quản lý an toàn thực phẩm theo chỉ đạo của Chính phủ. - Phát triển Trung tâm kiểm nghiệm dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm tỉnh thành trung tâm kiểm nghiệm mang tầm khu vực Bắc Trung bộ. - Tiếp tục nâng cao năng lực quản lý nhà nước, trong đó tăng cường công  tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm hành chính về an toàn thực phẩm từ tuyến tỉnh đến tuyến huyện, xã.

  1. Cử tri tại Hội Bảo vệ quyền trẻ em và Bảo trợ Người khuyết tật tỉnh kiến nghị về tổ chức và chế độ thù lao cho người làm công tác Hội như sau: Người đã nghỉ hưu giữ chức danh lãnh đạo chuyên trách đứng đầu hội cấp tỉnh thống nhất mức 70% hệ số 5,0 của mức lương tối thiểu đối với nhiệm kỳ của 5 năm đầu, từ nhiệm kỳ thứ 2 hưởng 100% hệ số 5,0 theo Quyết định số 30/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ (cấp Phó của người đứng đầu giữ mức: 3,5 của hệ số thù lao tối thiu); đối với Hội cấp huyện: lãnh đạo chuyên trách đứng đầu hội mức 70% của hệ số 3.2 mức lương tối thiểu, cấp phó của người đứng đầu là 50% của hệ số 3.2 mức lương tối thiểu; đối với Hội cấp xã: Lãnh đạo chuyên trách đứng đầu hội mức 70% hệ số của hệ số 1.5 mức lương tối thiểu.

UBND tỉnh trả lời như sau:

* Về chế độ thù lao cho lãnh đạo chuyên trách Hội Bảo vệ quyền trẻ em  và Bảo trợ Người khuyết tật tỉnh:

- Căn cứ Quyết định số 30/2011/QĐ-TTg, ngày 01/6/2011 của Thủ tướng Chính phủ về chế độ thù lao đối với người đã nghỉ hưu giữ chức danh lãnh đạo chuyên trách tại các hội và Thông báo số 880-TB/TU ngày 18/9/2013 của Ban  Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện chế độ thù lao đối với lãnh đạo chuyên trách các  hội đặc thù, UBND tỉnh có Quyết định số 03/2013/QĐ-UBND, ngày 09/1/2014  quy định chế độ thù lao đối với người đã nghỉ hưu giữ chức danh lãnh đạo chuyên  trách tại các hội có tính chất đặc thù tỉnh Nghệ An. Trong đó quy định mức thù  lao hàng tháng:

+ Chủ tịch hội: 3.5 lần so với mức lương tối thiểu chung.

+ Phó Chủ tịch hội: 3.0 lần so với mức lương tối thiểu chung.

+ Ủy viên Thường trực hoặc tổng thư ký: 2.5 lần so với mức lương tối thiểu chung.

Đây là mức thù lao được các cơ quan liên quan nghiên cứu đảm bảo tính  phù hợp với tình hình kinh tế - xã hội cũng như cân đối thu – chi ngân sách trên  địa bàn tỉnh Nghệ An. 

Trong thời gian tới, sau khi Chính phủ ban hành chính sách cải cách tiền lương và căn cứ tình hình thực tiễn, Sở Nội vụ sẽ phối hợp với Sở Tài chính và  các cơ quan có liên quan, tham mưu UBND tỉnh xem xét điều chỉnh mức thu lao  đối với người đã nghỉ hưu giữ chức danh lãnh đạo chuyên trách tại các hội có tính  chất đặc thù tỉnh Nghệ An.

* Về chế độ thù lao cho lãnh đạo chuyên trách Hội Bảo vệ quyền trẻ em  và Bảo trợ Người khuyết tật cấp huyện, cấp xã:

- Theo Điều 1, Quyết định số 68/2010/NĐ-CP, ngày 01/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ về quy định hội có tính chất đặc thù, theo đó, một trong những cơ sở quan trọng để xác định hội có tính chất đặc thù là: Đã được Nhà nước giao  biên chế, hỗ trợ về kinh phí, điều kiện hoạt động trước ngày Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội có hiệu lực.

- Căn cứ các quy định tại Quyết định số 68/2010/NĐ-CP, ngày 01/11/2010  của Thủ tướng Chính phủ, Sở Nội vụ đã phối hợp với Sở Tư pháp và các cơ quan  có liên quan tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định số 4037/2011/QĐ UBND ngày 03/10/2011 và Quyết định số 2039/2011/QĐ-UBND, ngày  09/6/2011 về việc quy định hội có tính chất đặc thù trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

- Mặt khác, thực hiện Thông báo số 880-TB/TU ngày 18/9/2013 của Ban  Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An về thực hiện chế độ thù lao đối với lãnh đạo chuyên  trách các hội đặc thù, trong đó quy định: Chỉ thực hiện ổn định 15 hội có tính chất đặc thù hoạt động trong phạm vi tỉnh đã được UBND tỉnh có Quyết định công nhận; Quyết định số 03/2014/QĐ-UBND ngày 09 tháng 01 năm 2014 của UBND  tỉnh Quy định chế độ thù lao đối với người đã nghỉ hưu giữ chức danh lãnh đạo chuyên trách tại các hội có tính chất đặc thù. 

- Đối với Hội cấp huyện và cấp xã hiện tại chưa được công nhận là hội đặc thù, do đó chưa quy định cụ thể mức thù lao đối với người đã nghỉ hưu giữ chức danh lãnh đạo chuyên trách tại các cấp hội này

  1. Cử tri phường Cửa Nam, thành phố Vinh phản ánh người dân rất đồng tình với chủ trương chuyển đổi số của Đảng, Nhà nước, tuy nhiên, cách thực hiện còn chồng chéo trong việc thực hiện các thủ tục như cài đặt định danh, thu thập thông tin lao động, thu thuế qua tài khoản…, làm mất nhiều thời gian của cán bộ, công chức và Nhân dân. Kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo triển khai chuyển đổi số khoa học, đồng bộ hơn, tránh trường hợp mỗi ngành, mỗi lĩnh vực làm riêng, gây phiền hà cho Nhân dân.

UBND tỉnh trả lời như sau:

Thời gian qua, mặc dù các cấp, các ngành đã tích cực triển khai ứng dụng CNTT phục vụ công tác chuyên môn. Tuy nhiên, qua quá trình triển khai cho  thấy hiện nay dữ liệu của các ngành còn manh mún, chưa được số hóa đồng bộ, chưa được tích hợp, liên thông, chia sẻ để các cơ quan nhà nước khai thác, sử dụng. Do đó nhiệm vụ Đề án 06 cũng như kế hoạch năm chuyển đổi số Quốc gia mà Chính phủ đề ra là năm dữ liệu số, xây dựng cơ sở dữ liệu của các  ngành, trong đó tập trung vào xây dựng CSDL Quốc gia về dân cư. Mỗi cấp,mỗi ngành đều có kế hoạch thu thập dữ liệu nên nảy sinh tình trạng chồng chéo,  yêu cầu người dân phải cung cấp nhiều loại thông tin để cập nhật vào các phần mềm. Đây là giai đoạn đầu của việc số hóa dữ liệu nên khó tránh khỏi bất cập trên. UBND Tp Vinh đã, đang tích cực, chủ động phối hợp các ngành để tăng c ường tích hợp, đồng bộ, liên thông chia sẻ dữ liệu để hạn chế việc người dân  phải cung cấp tài liệu giấy, dữ liệu đã cung cấp, số hóa có thể sử dụng lại không  yêu cầu trình các giấy tờ.

  1. Cử tri phường Trung Đô, thành phố Vinh kiến nghị cần có chế tài quản lý chặt chẽ việc quảng cáo chữa bệnh trên các phương tiện thông tin đại chúng nhưng chất lượng không như quảng cáo.

UBND tỉnh trả lời như sau:

- Các quy định pháp luật về quảng cáo:

Hoạt động quảng cáo tại Việt Nam hiện nay được điều chỉnh bởi các quy  định tại Luật Quảng cáo, Nghị định số 181/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi  hành một số điều của Luật Quảng cáo và Nghị định số 70/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 181/2013/NĐ-CP và các quy định pháp  luật chuyên ngành. Một số quảng cáo sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ đặc biệt như thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe là các sản phẩm liên quan đến sức khỏe và  tính mạng con người, chỉ thực hiện sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Bộ Y tế) xác nhận nội dung quảng cáo.

Đối với quảng cáo trên môi trường mạng, trong đó bao gồm quảng cáo trên  báo điện tử, trang thông tin điện tử, mạng xã hội, nền tảng xuyên biên giới diễn biến rất phức tạp. Nguyên nhân chủ yếu là do tính dễ dàng ẩn danh, khó truy tìm  danh tính để xử lý trách nhiệm trên mạng internet và việc sử dụng mạng xã hội nước ngoài, dịch vụ mạng lưới quảng cáo (Ad Network) do doanh nghiệp nước ngoài cung cấp xuyên biên giới vào Việt Nam để quảng cáo thổi phồng công  dụng, tính năng của sản phẩm, hàng hóa nhằm thu lợi bất chính.

Về phía ngành TT&TT, đã có Nghị định số 70/2021/NĐ-CP ngày  20/7/2021 trong đó bổ sung các quy định về quảng cáo xuyên biên giới như: Bộ TT&TT là đầu mối quản lý các hoạt động quảng cáo trực tuyến trong đó có  quảng cáo xuyên biên giới; Doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới phải tuân thủ quy định về quảng cáo như doanh nghiệp trong nước; phải gỡ bỏ quảng cáo vi phạm trong vòng 24 giờ theo yêu cầu; Yêu  cầu người kinh doanh dịch vụ quảng cáo trong và ngoài nước phải cung cấp giải pháp kỹ thuật kiểm tra, loại bỏ quảng cáo vi phạm; Bổ sung chế tài xử lý trong  trường hợp doanh nghiệp nước ngoài không tuân thủ luật pháp Việt Nam về quảng cáo.

- Hoạt động quản lý quảng cáo và phối hợp quảng cáo của Sở TT&TT:

Sở TT&TT Nghệ An đã tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, hướng dẫn các cơ quan báo chí, trang thông tin điện tử chấn chỉnh tình trạng này. Cụ thể: tiến hành 02 cuộc thanh tra: Thanh tra quảng cáo Báo Nghệ An và Đài PTTH  Nghệ An; thanh tra các trang thông tin điện tử, mạng xã hội có chủ thể đăng ký  và thiết lập trên địa bàn tỉnh.

Thông qua thanh tra đã chỉ ra các hành vi vi phạm về quảng cáo thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe để kịp thời xử lý ngăn chặn, xử lý website quảng cáo thực phẩm, bảo vệ sức khỏe vi phạm; Yêu cầu cơ quan báo chí, tổ chức, doanh  nghiệp thiết lập mạng xã hội, trang thông tin điện tử tổng hợp, rà soát toàn bộ hoạt động hợp tác với các mạng lưới quảng cáo xuyên biên giới; không để tái  diễn tình trạng quảng cáo vi phạm; triển khai các biện pháp cần thiết để kiểm duyệt chặt chẽ nội dung, vị trí, ngôn ngữ quảng cáo, nhất là đường link quảng cáo  đăng phát trên nền tảng của mình; có thỏa thuận với các mạng lưới quảng cáo xuyên biên giới tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam về quảng cáo; cân  nhắc dừng hợp tác với các mạng lưới quảng cáo xuyên biên giới không thực hiện.

Sở TT&TT đã và sẽ tiếp tục tăng cường định hướng trong các cuộc giao  ban báo chí về vấn đề quảng cáo; đề nghị các báo, đài PTTH chủ động rà soát  chặt chẽ những chương trình quảng cáo trên truyền hình, trên báo điện tử, trang  TTĐT theo quy định của pháp luật về quảng cáo và báo chí, loại bỏ những nội dung quảng cáo có thông tin gây hiểu nhầm cho người xem về tính năng, tác  dụng của sản phẩm hàng hóa theo quy định của pháp luật về quảng cáo và báo  chí; yêu cầu người đứng đầu cơ quan cơ quan báo chí nêu cao vai trò, trách  nhiệm của mình; tăng cường công tác kiểm soát nội dung, cơ chế quảng cáo đảm bảo thời gian, thời lượng quảng cáo theo quy định.

- Bộ TT&TT đã triển khai các nội dung:

+ Tổ chức họp và chấn chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp nước ngoài  kinh doanh dịch vụ mạng lưới quảng cáo (Ad Network) tại Việt Nam, yêu cầu các Ad Network cam kết bằng văn bản và có giải pháp không để tái diễn tình  trạng đăng, phát quảng cáo vi phạm pháp luật trên mạng lưới quảng cáo của mình.

+ Yêu cầu Facebook và Google ngăn chặn các quảng cáo vi phạm trên  mạng xã hội Facebook và Google. Trong các cuộc họp giữa 2 bên, thường xuyên  cảnh báo Facebook, Google về tình trạng vi phạm và yêu cầu 2 đơn vị này thực hiện các quy định của pháp luật Việt Nam về quảng cáo; có văn bản yêu cầu chi  tiết về điều kiện quảng cáo; không cho phép quảng cáo các loại thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, mỹ phẩm, cơ sở khám chữa bệnh… chưa được Bộ Y tế cấp phép; phối hợp với Cục Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử xử lý  các trường hợp quảng cáo vi phạm như khóa kênh, chặn link quảng cáo….

+ Bộ TT&TT đã chỉ đạo đơn vị chuyên môn phối hợp với các cơ quan quản lý chuyên ngành như Cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Bộ Y tế để chấn chỉnh tình trạng vi phạm này: yêu cầu Facebook, Google tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam về quảng cáo, nhất là các quy định về quảng cáo liên quan  đến thuốc, thực phẩm chức năng, cơ sở khám chữa bệnh… đã được nêu chi tiết tại văn bản số 419/ATTP-NĐTT ngày 15/3/2021 của Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế; không cho phép quảng cáo trên Youtube và các dịch vụ của Google các  loại thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe, mỹ phẩm, cơ sở khám chữa bệnh… chưa được Bộ Y tế cấp phép; phối hợp với đơn vị chuyên môn xử lý các trường hợp quảng cáo vi phạm như khóa kênh, chặn link quảng cáo.

- Đề xuất giải pháp trong thời gian tới: Nhằm ngăn chặn và phòng ngừa việc quảng cáo, sản xuất, buôn bán các  loại sản phẩm không phải là thuốc nhưng được quảng cáo như thuốc chữa bệnh, đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo các Sở, ban ngành liên quan, Ủy ban nhân dân các  huyện, thành phố, thị xã, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Thanh tra Sở Y tế triển khai các hoạt động nhằm tăng cường công tác quản lý, chấn chỉnh hoạt động quảng cáo, kinh doanh thuốc qua các mạng xã hội theo chức năng, nhiệm vụ của từng ngành, đơn vị, địa phương.

  1. Cử tri công tác tại UBND thành phố Vinh kiến nghị UBND tỉnh phân cấp cho UBND thành phố Vinh phê duyệt khảo sát địa điểm, lập quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 chia lô đất ở dân cư có quy mô ≤ 5,0 ha và địa điểm lập quy hoạch hạ tầng kỹ thuật (các tuyến đường giao thông có lộ giới dưới 13m; trạm xử lý nước thải; trạm bơm nước thải,…) các khu vực đã phù hợp quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2000 đã được UBND tỉnh phê duyệt.

UBND tỉnh trả lời như sau:

- Về nội dung kiến nghị UBND tỉnh phân cấp cho UBND thành phố Vinh  phê duyệt khảo sát địa điểm, lập quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 chia lô  đất ở dân cư có quy mô <5,0ha: Nội dung này UBND thành phố Vinh đã kiến nghị tại buổi làm việc để nghe và cho ý kiến Dự thảo Quyết định quy định phân  công, phân cấp về quản lý quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh Nghệ An để thay  thế Quyết định số 36/2017/QĐ-UBND ngày 16/3/2017 của UBND tỉnh ngày  10/11/2022. Tại cuộc họp cũng như báo cáo giải trình của Sở Xây dựng thì nội dung này không được thống nhất vì các dự án quy hoạch đất ở, nhà ở ngoài việc phù hợp với các quy hoạch được phê duyệt còn phải căn cứ vào Chương trình và  kế hoạch phát triển nhà ở tỉnh Nghệ An đã được phê duyệt.

- Về nội dung kiến nghị UBND tỉnh phân cấp cho UBND thành phố Vinh  phê duyệt khảo sát địa điểm lập quy hoạch hạ tầng kỹ thuật (các tuyến đường giao thông có lộ giới dưới 13,0m; trạm xử lý nước thải; trạm bơm nước thải,…) các khu vực đã phù hợp quy hoạch phân khu tỷ lệ 1/2.000 đã được UBND tỉnh phê duyệt: Nội dung này đã được quy định tại Điều 13 Quyết định số 62/2022/QĐ-UBND của UBND tỉnh ban hành quy định phân công phân cấp về quản lý quy hoạch xây dựng trên địa bàn tỉnh Nghệ An. Riêng việc thực hiện các  tuyến đường giao thông có lộ giới dưới 13,0m đề nghị UBND thành phố Vinh  căn cứ quy hoạch phân khu được duyệt để lập dự án đầu tư xây dựng.

  1. Cử tri công tác tại UBND thành phố Vinh kiến nghị UBND tỉnh ủy quyền cho UBND thành phố thẩm định, phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch phân khu các phường xã đối với hướng tuyến, mặt cắt các tuyến đường có chiều rộng dưới 13m (sau khi có chủ trương của UBND tỉnh và ý kiến thống nhất của Sở Xây dựng).

UBND tỉnh trả lời như sau:

Theo quy định tại Chương III và Chương IV Luật Quy hoạch đô thị 2009 thì  Cấp nào phê duyệt quy hoạch thì cấp đó phê duyệt điều chỉnh quy hoạch. Theo  quy định tại Khoản 2 Điều 44 Luật Quy hoạch đô thị 2009 thì quy hoạch phân  khu các phường xã thuộc thành phố Vinh thẩm quyền phê duyệt của UBND tỉnh. Do đó việc cử tri công tác tại UBND thành phố Vinh kiến nghị là không phù hợp với quy định của Luật Quy hoạch đô thị 2009.

  1. Cử tri công tác tại UBND thành phố Vinh kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo hướng dẫn việc phối hợp bàn giao, quản lý, vận hành hệ thống cấp điện, cấp nước, thông tin liên lạc tại các dự án chia lô sử dụng vốn ngân sách trên địa bàn thành phố Vinh đảm bảo đồng bộ, đúng quy định.

UBND tỉnh trả lời như sau:

Hệ thống hạ tầng kỹ thuật các dự án chia lô đất ở sử dụng vốn ngân sách  trên địa bàn thành phố Vinh do UBND thành phố Vinh (hoặc UBND phường, xã)  làm chủ đầu tư, theo đó việc quản lý, sử dụng được thực hiện theo pháp luật về quản lý sử dụng tài sản công. 

Việc bàn giao hạng mục công trình, công trình xây dựng (bao gồm công  trình hạ tầng kỹ thuật) được quy định tại Điều 27 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ về Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý  chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng;

- Về cấp nước: thực hiện theo Nghị định 43/2022/NĐ-CP ngày 24/6/2022  của Chính phủ quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch;

- Về cấp điện: thực hiện theo Nghị định 02/2024/NĐ-CP ngày 10/01/2024  của Chính phủ về việc chuyển giao công trình là tài sản công sang Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

  1. Cử tri phường Quang Trung, thành phố Vinh phản ánh Dự án cải tại chung cư khu A do Công ty CP đầu tư Dầu khí Quang Trung thực hiện đã hoàn thành việc tái định cư cho Nhân dân nhà A2, A3 khối 1 nhưng hiện nay không có Nhà văn hóa khối. Kiến nghị điều chỉnh quy hoạch để bố trí đất xây dựng Nhà văn hóa cho khối 1, đảm bảo phục vụ sinh hoạt của người dân cư trú tại chung cư CT3A, khu tập thể bưu điện và chung cư Vicentra.

UBND tỉnh trả lời như sau:

Dự án Cải tạo khu A, Khu chung cư Quang Trung do Công ty Cổ phần Đầu tư đô thị Dầu khí Quang Trung làm chủ đầu tư được UBND Tỉnh phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 tại Quyết định số 495/QĐ.UBND ngày 04/02/2014;

Dự án Cải tạo khu B, Khu chung cư Quang Trung do Tập đoàn Vingroup- Công ty Cổ phần làm chủ đầu tư được UBND Tỉnh phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 tại Quyết định số 660/QĐ-UBND ngày 06/3/2019;

Dự án Cải tạo khu C, Khu chung cư Quang Trung do Công ty CP Đầu tư và Phát triển nhà Hà Nội số 30 làm chủ đầu tư được UBND Tỉnh phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 tại Quyết định số 2537/QĐ.UBND-XD ngày 03/6/2016.

Do điều chỉnh quy hoạch các Dự án nêu trên không có hạng mục Nhà văn hóa (nhà sinh hoạt cộng đồng bố trí trong các chung cư). Trong thời gian tới, UBND tỉnh sẽ chỉ đạo các sở, ngành liên quan yêu cầu các Nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng Dự án (trong đó có hạng mục cây xanh, thể dục thể thao, nhà sinh hoạt cộng đồng); đồng thời rà soát, kịp thời đề xuất phương án điều chỉnh quy hoạch phù hợp để bổ sung hạng mục Nhà văn hóa, đảm bảo nhu cầu sinh hoạt chính trị, văn hóa cho người dân khu chung cư phường Quang Trung, thành phố Vinh.

  1. Cử tri các phường: Cửa Nam, Hồng Sơn, Trung Đô, thành phố Vinh kiến nghị triển khai kịp thời, hiệu quả Đề án kinh tế di sản giai đoạn 2022 -2025, định hướng đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Nghệ An, trong đó tập trung thực hiện các giải pháp và có phương án cụ thể nhằm phát triển kinh tế di sản, áp dụng cho các khu vực di sản tiêu biểu trên địa bàn thành phố Vinh: Thành cổ, Đền Hồng Sơn, Chùa Cần Linh, Núi Dũng Quyết (Đền thờ Hoàng đế Quang Trung) và khu vực Phượng Hoàng Trung Đô (phục dựng).

UBND tỉnh trả lời như sau:

Thời gian qua, Sở Văn hóa và Thể thao đã phối hợp với UBND thành phố Vinh và  các đơn vị liên quan triển khai một số nội dung bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị các di  tích gắn với phát triển du lịch trên địa bàn thành phố Vinh như: phê duyệt điều chỉnh quy hoạch bảo tồn, tôn tạo di tích thành cổ Vinh; tu bổ tôn, tạo di tích đền Hồng Sơn, Chùa Cần Linh; điều chỉnh khoanh vùng bảo vệ di tích Núi Dũng Quyết và Phượng Hoàng Trung Đô...

Thực hiện chủ trương của UBND tỉnh, hiện nay, Sở Văn hóa và Thể thao đang xây dựng dự thảo Đề án phát triển văn hóa đến năm 2030, trong đó có nội dung phát  triển kinh tế di sản, dự kiến trình các sở, ngành cho ý kiến, tham mưu trình UBND  tỉnh trong năm 2024. 

Bên cạnh đó, Sở Văn hóa và Thể thao cũng đang triển khai đề tài khoa học cấp tỉnh “Nghiên cứu, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phát triển kinh tế di sản trên địa  bàn tỉnh Nghệ An”, trong đó chú trọng đến các giải pháp phát triển kinh tế di sản trên  địa bàn thành phố Vinh và vùng phụ cận.  Tuy nhiên, nhằm thực hiện hiệu quả các nội dung phát triển kinh tế di sản tại các  di tích trên địa bàn thành phố Vinh nói chung và các di tích do cử tri đề xuất cần có  sự quan tâm và chủ động vào cuộc của UBND thành phố Vinh như: đầu tư kinh phí  tu bổ, tôn tạo di tích, tổ chức tuyên truyền quảng bá di sản,...