plugin_ckeditor_upload.upload.b78191acf8b772e1.31313131746f616e5f63616e685f63686965755f323731303934383731305f32383130323032312e6a7067.jpg

Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, tại Hội trường Diên Hồng, Nhà Quốc hội. Ảnh: Quochoi.vn

THI ĐUA, KHEN THƯỞNG HƯỚNG VỀ CƠ SỞ

Ý kiến các đại biểu nhất trí sự cần thiết sửa đổi toàn diện Luật Thi đua, khen thưởng để thể chế hóa các quan điểm chỉ đạo của Đảng về công tác thi đua, khen thưởng; khắc phục những bất cập của các quy định hiện hành; bổ sung những vấn đề mới phát sinh phù hợp với thực tiễn về công tác thi đua, khen thưởng trong tình hình mới.

Đồng thời bảo đảm tính đồng bộ của hệ thống pháp luật nhằm “đổi mới công tác thi đua, khen thưởng, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong tổ chức thực hiện phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và chủ động hội nhập quốc tế”.

plugin_ckeditor_upload.upload.a37cab3e23cab6b4.626e615f696d675f35333535353531383838325f32383130323032312e6a7067.jpg

Đại biểu Quốc hội Đoàn Nghệ An dự họp tại điểm cầu trụ sở Đoàn ĐBQH, HĐND, UBND tỉnh. Ảnh: Thành Duy

Cùng với đó, các đại biểu góp ý nhiều về quan điểm, nguyên tắc xây dựng luật cũng như một số điều khoản, cụ thể. Đại biểu Nguyễn Văn Thi - Đoàn Bắc Giang đồng ý bổ sung danh hiệu thi đua: “Xã tiêu biểu”, “Phường, thị trấn tiêu biểu” tại dự án luật. Việc sửa đổi bổ sung như trên nhằm đảm bảo chủ trương thi đua hướng về cơ sở và người lao động trực tiếp.

Một trong những tiêu chí để xét danh hiệu “Xã tiêu biểu”, là phải đạt chuẩn xã nông thôn mới, tuy nhiên, theo đại biểu, tiêu chuẩn này áp dụng với các xã vùng biên giới, hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn việc đạt chuẩn nông thôn mới là rất khó, do đó, đề nghị cơ quan soạn thảo cần rà soát thêm có tiêu chí phù hợp hơn để tạo điều kiện khuyến khích các xã này phấn đấu đạt danh hiệu trên.

Liên quan đến nội dung này, đại biểu Đào Chí Nghĩa - Đoàn Cần Thơ cho rằng, cần quy định giới hạn tỷ lệ trong cùng một đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã được xét tặng danh hiệu “Xã tiêu biểu”, “Phường, thị trấn tiêu biểu”, “Thôn, làng, ấp, bản, tổ dân phố tiêu biểu” nhằm đảm bảo tính thống nhất giữa các địa phương; đồng thời xác lập mục tiêu phấn đấu, cạnh tranh lành mạnh giữa các đơn vị trong cùng một đơn vị hành chính.

TRÁNH NỂ NANG, NHƯỜNG THÀNH TÍCH CHO NHAU

Đại biểu Phạm Hùng Thắng - Đoàn Hà Nam nhấn mạnh không thể phủ nhận, vai trò, động lực và những hiệu quả to lớn của các phong trào thi đua mang lại đối với đời sống xã hội và trong quá trình xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

Dù đã có những điều chỉnh, bổ sung về hình thức, phạm vi thi đua, tuy nhiên, qua nghiên cứu, đại biểu cho rằng, nội dung thi đua trong Dự thảo Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi) còn mang nặng tính hành chính và tính chất Nhà nước. Trong khi thi đua là hoạt động có tổ chức với sự tham gia tự nguyện, tự giác của các cá nhân, tập thể phấn đấu vì những mục đích chung, hướng tới những điều tốt đẹp, mục tiêu cao hơn trong học tập, công tác, lao động, sản xuất, kinh doanh, phát huy được sức mạnh cá nhân, tập thể trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

plugin_ckeditor_upload.upload.828b127db3bde893.3230323131303238303835393130756e6e616d6564343638373635385f32383130323032312e6a7067.jpg

ĐBQH Phạm Hùng Thắng phát biểu tại điểm cầu Đoàn ĐBQH tỉnh Hà Nam. Ảnh: daibieunhandan.vn

Mục tiêu, phạm vi và hình thức tổ chức thi đua phụ thuộc vào từng tổ chức, cơ quan, đơn vị và cộng đồng chứ không phải tất cả đều giống nhau. Vì vậy, đại biểu Phạm Hùng Thắng đề nghị cơ quan soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, rà soát, bổ sung thêm về phạm vi, đối tượng, thẩm quyền phát động, chỉ đạo phong trào thi đua để có quy định khuyến khích mọi hình thức thi đua với sự tham gia của đa dạng, đông đảo các thành phần, tầng lớp xã hội.

Đặt câu hỏi làm sao khắc phục tính hình thức và chạy theo thành tích trong thi đua, khen thưởng, nhất là trong khen thưởng? Vị đại biểu đoàn Hà Nam cho rằng, để giải quyết vấn đề đó, Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi) phải có những quy định rõ, cụ thể.

Mặt khác, theo quan điểm của đại biểu, khen thưởng phải theo công trạng của các cá nhân, tập thể đạt được, có như vậy mới thực sự động viên đối tượng được khen thưởng và khích lệ cộng đồng, xã hội học tập, phát huy và hưởng tới; nên cơ quan soạn thảo rà soát lại nội hàm khái niệm khen thưởng với các loại hình khen thưởng, nếu không sẽ dẫn đến việc quy định các tiêu chuẩn cụ thể sẽ mất đi bản chất thực sự của khen thưởng là ghi nhận công trạng.

Cũng theo đại biểu, chất lượng, hiệu quả và cả những tồn tại, hạn chế trong công tác thi đua, khen thưởng phụ thuộc rất nhiều khâu tổ chức, triển khai, thực hiện, nhất là ở cơ quan, đơn vị, do vậy, cần có quy định rõ hơn về nguyên tắc, trách nhiệm và việc xử lý vi phạm của cơ quan, đơn vị, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu, cá nhân trong tổ chức, triển khai thực hiện các phong trào thi đua, đề nghị khen thưởng và quyết định khen thưởng

plugin_ckeditor_upload.upload.a23fd64d0cd3899b.626e615f696d675f35333536333539313635345f32383130323032312e6a7067.jpg

Đại biểu dự kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV tại điểm cầu Nghệ An. Ảnh: Thành Duy

Về thủ tục bình xét thi đua định kỳ, đột xuất, đại biểu Đào Chí Nghĩa - Đoàn Cần Thơ đề nghị Luật Thi đua, khen thưởng (sửa đổi) cần quan tâm khắc phục bất cập của Luật Thi đua, khen thưởng hiện hành về quy định bình xét thi đua theo tỷ lệ, nhưng không có sự phân cấp, phân ngành, lĩnh vực rõ ràng trong tổ chức đăng ký, tham gia và bình xét thi đua khen thưởng. Do đó, việc tổ chức đánh giá, bình xét còn nể nang, còn phân định cấp trên với cấp dưới nên hiệu quả tích cực trong phát động phong trào thi đua có lúc vẫn còn mang tính hình thức.

Đối với quy định cần có thời gian liên tục trong công tác bình xét thi đua, đại biểu Đào Chí Nghĩa đề nghị cơ quan soạn thảo cần xem xét, thay thế bằng quy định có đủ số năm đạt thành tích trong khoảng thời gian xét khen thưởng phù hợp, tránh việc nể nang nhường thành tích kết quả cho nhau để đảm bảo có thời gian liên tục.

Luật lần này cũng cần quan tâm khắc phục tối đa sự rườm rà trong thủ tục xét khen thưởng, nhất là đối với xét khen thưởng đột xuất; theo đó, cần quy định trách nhiệm thực hiện thủ tục chủ yếu do cơ quan, đơn vị phụ trách công tác thi đua khen thưởng, hoặc tổ chức phát hiện các nhân tố tích cực cần khen thưởng nhằm đảm bảo ý nghĩa thực sự trong công tác khen thưởng đột xuất để kịp thời biểu dương, lan tỏa phong trào; tránh gây khó khăn, phiền hà cho cá nhân, tổ chức được đề nghị.

Tại phiên thảo luận, đại biểu còn ý kiến khác nhau về việc bổ sung hình thức khen thưởng “Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang”. Nhóm ý kiến thứ nhất thống nhất với Tờ trình của Chính phủ bổ sung hình thức khen thưởng “Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang”.

Nhóm ý kiến thứ hai đề nghị không quy định “Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang” trong dự thảo Luật vì đã có những hình thức khen thưởng chung đối với những người tham gia kháng chiến (Bằng khen, Huy chương Kháng chiến, Huân chương Kháng chiến…) trong đó bao gồm cả lực lượng thanh niên xung phong nếu đáp ứng đủ các điều kiện tiêu chuẩn của từng hình thức khen thưởng theo quy định của pháp luật.

. Thành Duy

(nguồn: Báo NA)