1. Cử tri xã Hưng Trung, huyện Hưng Nguyên đề nghị ngành điện nâng công suất các trạm biến áp để đủ điện phục vụ Nhân dân các xã vùng ngoài của huyện Hưng Nguyên (gồm các xã: Hưng Trung, Hưng Yên Bắc, Hưng Yên Nam).
UBND tỉnh trả lời như sau:
Từ đầu năm 2023 đến nay ngành Điện đã bổ sung xuất tuyến các TBA: Trung Đông 1, Trung Đông 2 và đóng điện TBA TĐC Vạn Hồng, bổ sung xuất tuyến san tải giảm bán kính cấp điện TBA Vạn Hồng 3. Kế hoạch trong thời gian tới: Năm 2024: Bổ sung xuất tuyến TBA Bắc Yên 2, Nam Yên 6 và dắm TBA CQT Xà Rạ (hiện nay, đơn vị tư vấn đang khảo sát thết kế); Năm 2025 dắm thêm 01 TBA chống quá tải cho xã Hưng Trung. Ngoài ra, trong quá trình vận hành ngành Điện sẽ thực hiện các chương trình sửa chữa thường xuyên thay dây cũ nát, thay cột gãy hỏng mất an toàn theo kế hoạch tháng, quý, năm…
2. Cử tri các xã Hưng Trung, Hưng Lợi, huyện Hưng Nguyên phản ánh các xã này thuộc vùng thấp trũng của huyện Hưng Nguyên, thường xuyên bị ngập úng, nước tràn vào nhà người dân mỗi khi lũ về, đã ảnh hưởng lớn đến đời sống của Nhân dân cũng như việc sản xuất, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản. Đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo xem xét hỗ trợ xây dựng nhà văn hóa cộng đồng, vừa là nơi sinh hoạt xóm, vừa là nơi tránh lũ cho Nhân dân.
UBND tỉnh trả lời như sau:
Thực hiện Nghị quyết số 30/2020/NQ-HĐND ngày 13/12/2020 của HĐND tỉnh, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 86/QĐ-UBND ngày 12/01/2022 phê duyệt chủ trương đầu tư các dự án hỗ trợ xây dựng thiết chế VHTT (đợt 1) cho 15 thôn; Quyết định số 899/QĐ-UBND ngày 07/4/2022 phê duyệt chủ trương đầu tư các dự án hỗ trợ xây dựng thiết chế VHTT (đợt 2) cho 23 thôn, tổng kinh phí được đầu tư 02 đợt hỗ trợ xây dựng, nâng cấp nhà văn hóa thôn bản là 10.400.000.000 đồng; tổng 2 đợt là 38/83 thôn đã được đầu tư.
- Vốn đầu tư phát triển thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiếu số và miền núi giai đoạn 2021-2025: số thôn được đầu tư hỗ trợ xây dựng, nâng cấp sửa chữa là 48 nhà văn hóa thôn, bản, tổng kinh phí 36,177 tỷ đồng.
- Nguồn vốn thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, đã được phân bổ cho các địa phương (Nghị quyết số 08/NQ HĐND ngày 24/6/2022 của HĐND tỉnh). Vốn đầu tư phát triển thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới năm 2022 đầu tư cơ sở vật chất văn hóa là 43,256 tỷ đồng, KH 2023: 33,256 tỷ đồng.
UBND tỉnh đã chỉ đạo UBND các huyện, thành, thị khẩn trương rà soát, đề xuất phương án sắp xếp, xử lý tài sản công của Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thông cấp huyện, nhà văn hóa các xã sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, các thôn sau sáp nhập theo quy định trình Sở Tài chính thẩm định. Trên cơ sở đó, tham mưu cho tỉnh quyết định phương án khắc phục tình trạng vừa thừa, vừa thiếu về thiết chế văn hóa, thể thao tại các xã, thôn sau khi thực hiện sáp nhập.
- Về thiết kế mẫu nhà văn hóa cấp thôn áp dụng cho vùng ngập lụt thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 908/SXD-QLXD ngày 18/3/2022 về việc phát hành và hướng dẫn áp dụng hồ sơ thiết kế mẫu nhà văn hóa cấp xã, thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
3. Cử tri xã Hưng Thành, huyện Hưng Nguyên tiếp tục kiến nghị việc thực hiện phương án xử lý chống sạt lở tại chân núi Lam Thành cần đảm bảo không ảnh hưởng đến một số lăng mộ và nhà ở của Nhân dân đã ổn định lâu dài.
UBND tỉnh trả lời như sau:
Phương án xử lý giảm thiểu nguy cơ sạt lở khu vực đồi Thô Lô - Núi Thành, xã Hưng Thành, huyện Hưng Nguyên được UBND tỉnh Nghệ An đồng ý chủ trương thực hiện tại Văn bản số 4185/UBND-NN ngày 23/6/2021.
Quá trình thực hiện, Sở Nông nghiệp và PTNT cho ý kiến về giải pháp kỹ thuật tại Văn bản số 1170/SNN-QLXD ngày 19/4/2022; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có ý kiến tại Văn bản số 4322/BVHTTDL-DSVH ngày 02/11/2022; Báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt tại Quyết định số 3940/QĐ-UBND ngày 13/12/2022.
Theo đó, phương án xử lý chống sạt lở tại chân núi Lam Thành đã được xem xét để không ảnh hưởng đến một số lăng mộ và nhà ở của nhân dân vùng dự án. Đề nghị UBND huyện Hưng Nguyên trong quá trình thực hiện, chỉ đạo chỉ đạo các đơn vị liên quan thực hiện đúng theo các nội dung đã được phê duyệt.
4. Cử tri phản ánh nhiều tuyến đường giao thông, cầu, cống xuống cấp, hư hỏng, thi công dang dở, chậm, ảnh hưởng đến đời sống dân sinh hoặc chưa được đầu tư xây dựng. Cử tri kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo rà soát, có kế hoạch đầu tư kinh phí để xây dựng, duy tu, sửa chữa, tiếp tục thi công dứt điểm, cụ thể:
+ Khắc phục tình trạng khu vực đông dân cư nằm phía trên đường cao tốc Bắc Nam thuộc xóm Bùi Hạ và xóm Bùi Thượng, xã Hưng Trung bị ngập lụt khi mùa mưa lũ đến (cử tri xã Hưng Trung, huyện Hưng Nguyên);
UBND tỉnh trả lời như sau:
Trên cơ sở làm việc với UBND xã Hưng Trung, huyện Hưng Nguyên thì nội dung này cư tri cho rằng việc xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông sẽ gây ra tình trạng ngập lụt cho khu dân cư thuộc xóm Bùi Hạ và xóm Bùi Thượng. Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt đi qua huyện Hưng Nguyên là công trình trọng điểm quốc gia được khởi công từ tháng 5/2021, hiện đang tập trung đẩy nhanh tiến độ thi công. Việc khảo sát, thiết kế, đánh giá, điều tra, thuỷ văn, đánh giá tác động môi trường…đã được cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt. Vì vậy ý kiến của cử tri phản ánh là chưa đủ cơ sở để khẳng định. Sở Giao thông vận tải tiếp tục phối hợp với các địa phương, Chủ đầu tư tỉnh để tham mưu UBND tỉnh kiến nghị với Bộ Giao thông vận tải khi có các vấn đề bất cập liên quan đến dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông.
5. Cử tri các xã Hưng Tây, Yên Nam, Yên Bắc, Hưng Trung, Hưng Tân, Long Xá, Hưng Thông và thị trấn Hưng Nguyên, huyện Hưng Nguyên phản ánh đường Tỉnh 542C và 542E quá tải trầm trọng, lượng người và xe tham gia giao thông đi lại rất nhiều, nhất là xe trọng tải lớn. Đề nghị có giải pháp khắc phục tình trạng này và lắp đặt đèn báo tín hiệu tại những nơi giao cắt.
UBND tỉnh trả lời như sau:
Đường tỉnh 542C và 542E có mật độ lưu lượng phương tiện tham gia lưu thông rất lớn, có nhiều điểm giao cắt với các đường ngang; trong thời gian qua trên tuyến gia tăng đột biến lượng phương tiện vận tải phục vụ thi công dự án đường cao tốc Bắc Nam, trong đó có nhiều xe tải trọng lớn thường xuyên lưu thông. Để đảm bảo ATGT trên tuyến, Sở GTVT đã chỉ đạo Đơn vị quản lý tăng cường công tác bảo dưỡng thường xuyên; bổ sung nhiều biển báo, biển hạn chế tốc độ, biển hạn khu đông dân cư, biển cảnh báo; tại các đường ngang giao cắt với đường tỉnh đã bổ sung nhiều biển cảnh báo và sơn gờ giảm tốc; thường xuyên kiểm tra công tác đảm bảo an toàn giao thông của các nhà thầu thi công trên đường đang khai thác…
- Để bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ và đảm bảo an toàn giao thông trên tuyến, Sở GTVT đã chỉ đạo lực lượng Thanh tra giao thông tăng cường công tác tuần tra, phối hợp với Cảnh sát giao thông huyện Hưng Nguyên kịp thời xử lý đối với các phương tiện chở quá khổ, quá tải. Công tác kiểm tra tải trọng phương tiện sẽ được tiếp tục duy trì, tăng cường trong thời gian tới; đồng thời Sở đã yêu cầu các đơn vị thi công, các Chủ đầu tư ký cam kết không sử dụng phương tiện vận tải quá tải trọng trong thi công.
- Đối với kiến nghị lắp đặt đèn báo tín hiệu tại những nơi giao cắt: Trong thời gian qua, Sở GTVT đã kiểm tra và triển khai thực hiện nhiều hạng mục để đảm bảo an toàn giao thông như lắp đặt bổ sung nhiều biển cảnh báo, sơn cụm gờ giảm tốc tại các vị trí giao cắt, đặc biệt là các vị trí có đông người và phương tiện thường xuyên lưu thông... Sở GTVT đã thống kê các vị trí giao cắt và đề nghị Ban ATGT tỉnh tiến hành khảo sát để lắp đặt bổ sung hệ thống đèn cảnh báo tại các vị trí giao cắt trên tuyến trong thời gian tới.
6. Cử tri xã Hưng Đạo, huyện Hưng Nguyên kiến nghị nâng chế độ hỗ trợ cho Ban quản lý chùa Kẻ Trẹ.
UBND tỉnh trả lời như sau:
Từ năm 2015, chế độ hỗ trợ cho người trông coi bảo vệ các di tích đã được xếp hạng các cấp trên địa bàn tỉnh Nghệ An được áp dụng theo quy định tại Quyết định số 5542/QĐ-UBND ngày 27/11/2015 của UBND tỉnh Nghệ An. Theo đó, phụ cấp hợp đồng bảo vệ di tích do đơn vị được phân cấp quản lý trực tiếp di tích chi trả nhưng không quá 2 hệ số lương cơ bản/người/tháng, trong đó ngân sách tỉnh hỗ trợ:
- Di tích cấp tỉnh: 150.000đ/di tích/tháng
- Di tích cấp quốc gia và quốc gia đặc biệt: 200.000đ/di tích/tháng Số kinh phí còn lại do đơn vị chi trả tự cân đối kinh phí.
Ngày 09/12/2022, HĐND tỉnh Nghệ An đã ban hành Nghị quyết số 28/2022/NQ-HĐND về việc quy định một số chính sách hỗ trợ bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa trên địa bàn tỉnh Nghệ An, trong đó quy định mức hỗ trợ trông coi bảo vệ di tích được tăng lên như sau:
- Di tích cấp tỉnh: 500.000đ/di tích/tháng
- Di tích cấp quốc gia: 1.000.000đ/di tích/tháng
- Di tích quốc gia đăc biệt: 3.000.000đ/di tích/tháng
Mức hỗ trợ này sẽ được thực hiện từ ngày 01/01/2023. Hiện nay, Sở Văn hóa và Thể thao đang tham mưu tổng hợp gửi Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh quyết định cấp kinh phí về cho các địa phương theo quy định.
7. Cử tri các xã thuộc huyện Hưng Nguyên kiến nghị quan tâm đầu tư xây dựng các thiết chế văn hoá, thể thao tại các khu dân cư sau khi thực hiện sáp nhập xóm và xã theo quy định.
UBND tỉnh trả lời như sau:
Thực hiện Nghị quyết số 30/2020/NQ-HĐND ngày 13/12/2020 của HĐND tỉnh, UBND tỉnh đã ban hành Quyết định số 86/QĐ-UBND ngày 12/01/2022 phê duyệt chủ trương đầu tư các dự án hỗ trợ xây dựng thiết chế VHTT (đợt 1) cho 15 thôn; Quyết định số 899/QĐ-UBND ngày 07/4/2022 phê duyệt chủ trương đầu tư các dự án hỗ trợ xây dựng thiết chế VHTT (đợt 2) cho 23 thôn, tổng kinh phí được đầu tư 02 đợt hỗ trợ xây dựng, nâng cấp nhà văn hóa thôn bản là 10.400.000.000 đồng. Tổng 2 đợt là 38/83 thôn đã được đầu tư.
- Vốn đầu tư phát triển thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiếu số và miền núi giai đoạn 2021-2025: số thôn được đầu tư hỗ trợ xây dựng, nâng cấp sửa chữa là 48 nhà văn hóa thôn, bản, tổng kinh phí 36,177 tỷ đồng.
- Nguồn vốn thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, đã được phân bổ cho các địa phương (Nghị quyết số 08/NQ HĐND ngày 24/6/2022 của HĐND tỉnh). Vốn đầu tư phát triển thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới năm 2022 đầu tư cơ sở vật chất văn hóa là 43,256 tỷ đồng, KH 2023: 33,256 tỷ đồng.
UBND tỉnh đã chỉ đạo UBND các huyện, thành, thị khẩn trương rà soát, đề xuất phương án sắp xếp, xử lý tài sản công của Trung tâm Văn hóa, Thể thao và Truyền thông cấp huyện, nhà văn hóa các xã sau sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã, các thôn sau sáp nhập theo quy định trình Sở Tài chính thẩm định. Trên cơ sở đó, tham mưu cho tỉnh quyết định phương án khắc phục tình trạng vừa thừa, vừa thiếu về thiết chế văn hóa, thể thao tại các xã, thôn sau khi thực hiện sáp nhập.
- Về thiết kế mẫu nhà văn hóa cấp thôn áp dụng cho vùng ngập lụt thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 908/SXD-QLXD ngày 18/3/2022 về việc phát hành và hướng dẫn áp dụng hồ sơ thiết kế mẫu nhà văn hóa cấp xã, thôn trên địa bàn tỉnh Nghệ An.
8. Cử tri thị trấn Hưng Nguyên, huyện Hưng Nguyên cho rằng Luật an ninh mạng đã ban hành và có hiệu lực từ ngày 01/01/2019, nhưng hiện nay trên các trang mạng xã hội (facebook…) vẫn tràn ngập các thông tin tiêu cực, quảng cáo xấu, tuyên truyền sai trái, chống đối của các thế lực thù địch. Kiến nghị cần quản lý chặt chẽ hơn để hạn chế những tiêu cực này.
UBND tỉnh trả lời như sau:
Cả nước hiện có 935 mạng xã hội (trong nước) đã được cấp phép hoạt động với khoảng 130 triệu tài khoản đăng ký; 03 mạng xã hội xuyên biên giới gồm: Facebook (70 triệu tài khoản), Youtube (có 60 triệu tài khoản), Tiktok (45 triệu tài khoản); Nghệ An có 01 mạng xã hội đã được cấp phép (ktsvn.com.vn), ngoài ra có 02 mạng xã hội chuyên cung cấp thông tin về Nghệ An và do người Nghệ An thiết lập nhưng không có trụ sở tại Nghệ An (nguoinghe.vn và songlamplus.vn).
Thời gian qua, bên cạnh những lợi ích mà mạng xã hội mang lại cho con người thì mạng xã hội cũng đem đến nhiều huệ lụy, tiêu cực cho xã hội như: Tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân; Đăng phát thông tin một chiều, sai sự thật, vu khống, bôi nhọ, xúc phạm uy tín, danh dự của tổ chức, cá nhân…
Nhận diện những mặt trái của mạng xã hội, những năm gần đây các cơ quan chức năng của tỉnh đã tăng cường sử dụng nhiều biện pháp để hạn chế tiêu cực, như: Phát hành ấn phẩm nhận diện thông tin xấu, độc trên không gian mạng; Tuyên truyền, hướng dẫn người dân tiếp nhận và sử dụng thông tin trên môi trường mạng đảm bảo đúng quy định của pháp luật; xử lý nghiêm đối với những cá nhân, tổ chức lợi dụng mạng xã hội để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật (từ năm 2020 đến nay đã tiến hành xử lý: 05 trang thông tin điện tử; dừng hoạt động 06 trang thông tin điện tử tổng hợp; trên 200 cá nhân).
Mặc dù, công tác quản lý đã được tăng cường, tuy nhiên trên môi trường mạng vẫn còn tồn tại những trang thông tin điện tử, trang thông tin cá nhân đăng phát thông tin xấu độc, thông tin vi phạm pháp luật. Nguyên nhân để những thông tin xấu độc, thông tin vi phạm pháp luật vẫn đang tồn tại là do các trang thông tin điện tử này sử dụng máy chủ đặt tại nước ngoài và trang thông tin cá nhân được thiết lập thông qua các mạng xã hội xuyên biên giới như facebook, Youtube, Tiktok. Để xử lý, ngăn chặn những thông tin này, các cơ quan chức năng trong tỉnh cần rất nhiều thời gian và sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan chức năng ở Trung ương, tuy nhiên thời điểm hiện tại thì chưa thể xử lý triệt để được các thông tin này. Khó khăn này không chỉ Việt Nam gặp phải mà các quốc gia khác trên thế giới cũng đang gặp và cũng đang phải nghiên cứu các giải pháp để quản lý.
Thời gian tới các cơ quan chức năng của tỉnh sẽ tiếp tục tăng cường công tác theo dõi, giám sát và xử lý nghiêm đối với các tổ chức, cá nhân lợi dụng mạng xã hội để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. Đồng thời sẽ phối hợp chặt chẽ với các cơ quan Trung ương để nghiên cứu áp dụng các giải pháp quản lý hiệu quả hơn.
9. Cử tri kiến nghị UBND tỉnh cân đối ngân sách đầu tư, nâng cấp, sửa chữa, xây dựng hệ thống thủy lợi, đê, kè trên địa bàn tỉnh để phục vụ tốt hơn cho sản xuất nông nghiệp và đời sống của Nhân dân, cụ thể như sau:
+ Duy tu, sửa chữa 7 dốc lên xuống tại xóm 1, xã Hưng Lợi do đã hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng, gây khó khăn cho việc đi lại, sản xuất của người dân (cử tri xóm 1, xã Hưng Lợi, huyện Hưng Nguyên);
+ Mở rộng phai đê qua xã Hưng Nhân (cũ) vì địa điểm này góc khuất tầm nhìn của người tham gia giao thông, thường xuyên xảy ra tai nạn (cử tri xã Châu Nhân, huyện Hưng Nguyên);
+ Tu sửa, nâng cấp các kênh tưới cấp 1 trên địa bàn huyện Hưng Nguyên vì hiện nay đã xuống cấp, không đảm bảo tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp (cử tri huyện Hưng Nguyên).
UBND tỉnh trả lời như sau:
- Duy tu, sửa chữa 07 dốc lên xuống tại xóm 1, xã Hưng Lợi do đã hư hỏng, xuống cấp nghiêm trọng, gây khó khăn cho việc đi lại, sản xuất của người dân
Tuyến đê tả Lam đi qua địa bàn xã Hưng Lợi là đê cấp II. Hàng năm, Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai (Tổng cục Phòng, chống thiên tai) đã bố trí kinh phí để duy tu, sửa chữa các hư hỏng của đê, kè bảo vệ đê, cống qua đê, sửa chữa các hư hỏng công trình trên đê. Tuy nhiên, do nguồn kinh phí hạn chế, tuyến đê tả Lam lại kéo dài từ huyện Đô Lương đến xã Nghi Thái, huyện Nghi Lộc nên phải lựa chọn, sắp xếp những hạng mục hư hỏng nặng, ảnh hưởng đến an toàn đê điều để ưu tiên xử lý trước.
Qua kiểm tra, trong số 7 dốc lên xuống đê tả Lam thuộc địa phận xóm 1 và xóm 2 xã Hưng Lợi, huyện Hưng Nguyên thì 4 dốc đã bị hư hỏng, ảnh hưởng đến việc giao thông của người dân trong vùng. Việc sửa chữa các dốc qua đê nói trên là cần thiết. Thời gian tới, Sở Nông nghiệp và PTNT đề xuất Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai bố trí nguồn kinh phí phù hợp để duy tu, sửa chữa các dốc qua đê nói trên.
Sở Nông nghiệp và PTNT đề nghị UBND huyện Hưng Nguyên chỉ đạo UBND xã Hưng Lợi tổ chức tuyên truyền cho nhân dân sinh sống trong vùng hạn chế giao thông tại các dốc bị hư hỏng (sử dụng tuyến đường gom dân sinh đã được xây dựng để kết nối với 03 dốc còn tốt), đồng thời tuyên truyền cho người dân tuân thủ việc sử dụng xe cơ giới có tải trọng cho phép đi trên đê để không làm hư hỏng mặt đê, dốc qua đê.
- Mở rộng phai qua đê xã Hưng Nhân (cũ) vì địa điểm này góc khuất tầm nhìn của người tham gia giao thông, thường xuyên xảy ra tai nạn
Cửa khẩu (phai) qua đê Hưng Nhân nằm tại K84+450 đê tả Lam, đây là tuyến đê cấp II. Cửa khẩu nối với trục đường phục vụ giao thông của nhân dân xã Hưng Nhân (cũ), chiều rộng cửa khẩu hiện tại là 5 m. Việc mở rộng cửa khẩu để đảm bảo giao thông là cần thiết. Tuy nhiên, theo khoản 2 Điều 25- Luật Đê điều thì việc cắt xẻ đê, xây dựng công trình trong phạm vi bảo vệ đê điều đối với tuyến đê cấp II phải có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Ngoài ra, việc mở rộng cửa khẩu sẽ làm thay đổi quy mô đấu nối với tuyến Quốc lộ 46C nên cần có sự thống nhất của Cục Đường bộ Việt Nam.
Vì vậy, đề nghị UBND huyện Hưng Nguyên chủ trì, xây dựng phương án mở rộng cửa khẩu để vừa đảm bảo chức năng chống lũ của tuyến đê tả Lam, vừa đảm bảo an toàn giao thông trên tuyến Quốc lộ 46C trình Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Giao thông vận tải xin ý kiến của Bộ Nông nghiệp và PTNT và Cục Đường bộ Việt Nam, xem xét.
- Tu sửa, nâng cấp các kênh tưới cấp 1 trên địa bàn huyện Hưng Nguyên vì hiện nay đã xuống cấp, không đảm bảo tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp
Trên địa bàn huyện Hưng Nguyên: Công ty TNHH MTV Thuỷ lợi Nam Nghệ An quản lý 18 trạm bơm, phục vụ sản xuất nông nghiệp cho hơn 20.000ha; Các địa phương thuộc huyện Hưng Nguyên quản lý 68 trạm bơm và 3 hồ chứa nước phục vụ tưới cho hơn 5.500 ha đất sản xuất nông nghiệp.
Đối với Công ty TNHH MTV Thủy lợi Nam: Các trạm bơm, kênh tưới được xây dựng từ lâu, nhiều đoạn kênh chưa được kiên cố, một số tuyến kênh được kiên cố bằng đá hộc hiện nay đã xuống cấp. Trong những năm gần đây, được sự quan tâm của UBND tỉnh, các ban ngành cấp trên đầu tư, kiên cố 1 số kênh cấp I của các trạm bơm trong Công ty như kiên cố tuyến kênh chính trạm bơm số 12, sửa chữa 1 số vị trí bị xuống cấp như kênh trạm 6 đoạn qua địa bàn xã Hưng Đạo. Đối với tuyến kênh chính trạm bơm Hưng Châu, xã Châu Nhân được HĐND tỉnh cho chủ trương tại Nghị quyết số 04/NQ-HĐND ngày 28/2/2023 về việc chủ trương đầu tư dự án: Cải tạo, nâng cấp các tuyến kênh thuộc hệ thống Thủy lợi Nam Nghệ An; các trạm bơm còn lại, hàng năm, Công ty sử dụng nguồn vốn duy tu, bảo dưỡng được UBND tỉnh cấp để sửa chữa, nạo vét các đoạn bị hư hỏng, ách tắc, đảm bảo phục vụ bơm tưới, cụ thể:
+ Dự án cải tạo, nâng cấp các tuyến kênh thuộc hệ thống thuỷ lợi Nam Nghệ An (Nghị quyết số 04/NQ-HĐND ngày 28/02/2023 của Hội đồng nhân dân tỉnh Nghệ An về chủ trương đầu tư dự án).
Mục tiêu đầu tư: Cấp nước ổn định cho 926 ha đất nông nghiệp của các xã Nghi Phương, Nghi Đồng (huyện Nghi Lộc), Châu Nhân, Hưng lợi (huyện Hưng Nguyên), Nam Lĩnh (huyện Nam Đàn) và tạo nguồn cấp nước sinh hoạt cho khoảng 250 hộ các xã Châu Nhân, Hưng lợi (huyện Hưng Nguyên).
Quy mô đầu tư: Cải tạo, nâng cấp các tuyến kênh với chiều dài khoảng 11,7km và công trình trên kênh thuộc hệ thống thuỷ lợi Nam (trong đó: tuyến kênh trạm bơm Hà Thanh dài 2,8km; tuyến kênh trạm bơm Hưng Châu dài 6,4km; tuyến kênh trạm bơm số 2 xã Nam Lĩnh dài 2,5km).
Tổng mức đầu tư: 100 tỷ đồng, nguồn vốn Ngân sách TW vốn đầu tư trung hạn.
Hiện nay, Ban QLDA ngành Nông nghiệp và PTNT đang trình xin điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án kế hoạch vốn trung hạn 2021-2025 theo Công văn số 6821/UBND-KT ngày 15/8/2023 của UBND tỉnh Nghệ An. Sau khi được tỉnh phê duyệt sẽ triển khai các bước tiếp theo đảm bảo đúng quy định.
Các công trình do địa phương thuộc UBND Hưng Nguyên quản lý, chuẩn bị đầu tư:
+ Dự án cải tạo, nâng cấp hệ thống nhà trạm, kênh dẫn và đường bê tông nội đồng của trạm bơm Giáp Làng, xã Hưng Yên Bắc, huyện Hưng Nguyên (Quyết định số 380/QĐ-UBND ngày 20/02/2023 của UBND tỉnh Nghệ An về phê duyệt BCKTKT).
Mục tiêu đầu tư: Đảm bảo cung cấp ổn định cho 100 ha đất sản xuất 2 vụ, tạo điều kiện cho nhân dân đi lại sản xuất và phát triển khi kinh tế địa phương.
Tổng mức đầu tư: 13 tỷ đồng (từ ngân sách tỉnh và ngân sách huyện).
Quy mô đầu tư: Xây dựng lại nhà trạm, bể hút, bể xả; lắp đặt 01 máy bơm trục ngang+ đường ống; xây dựng hệ thống điện; Nâng cấp tuyến kênh dài 1.175m, mặt cắt chữ nhật bằng bê tông M250 dày 15cm và công trình trên kênh.
+ Dự án cải tạo, nâng cấp trạm bơm và hệ thống kênh tưới xã Hưng Lĩnh, huyện Hưng Nguyên (Quyết định số 4018/QĐ-UBND ngày 16/12/2022 của UBND tỉnh Nghệ An về phê duyệt BC nghiên cứu khả thi dự án).
Tổng mức đầu tư: 58 tỷ đồng (Vốn đầu tư trung hạn 52 tỷ tại NQ 36 và Ngân sách huyện 6 tỷ đồng).
Quy mô đầu tư: Nâng cấp các hạng mục đầu mối (nhà trạm, bể hút, bể xả, hệ thống điện, máy bơm và thiết bị); nâng cấp tuyến kênh chính dài 6.841m; tuyến kênh nhánh dài 1.226m và công trình trên kênh chính, kênh nhánh.
Hiện nay, các dự án được phê duyệt đang được triển khai các bước tiếp theo, lập thiết kế - dự toán và BCKTKT, sau khi được UBND tỉnh phê duyệt sẽ triển khai các bước tiếp theo đảm bảo đúng quy định.
10. Cử tri phản ánh nhiều tuyến đường giao thông, cầu, cống xuống cấp, hư hỏng, thi công dang dở, chậm, ảnh hưởng đến đời sống dân sinh hoặc chưa được đầu tư xây dựng. Cử tri kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo rà soát, có kế hoạch đầu tư kinh phí để xây dựng, duy tu, sửa chữa, tiếp tục thi công dứt điểm, cụ thể:
+ Xây dựng kè chắn taluy và xây lại mương thu gom nước trên tuyến đường du lịch ven sông Lam (Quốc lộ 46C) đoạn chạy qua địa bàn xã Hưng Lĩnh có chiều dài 2,7 km để đảm bảo an toàn cho tuyến đường và an toàn cho Nhân dân. Hiện nay phần cơ đường bị lún, sạt lở đất đổ xuống mặt đường gom dân sinh phía dưới, làm cho tuyến đường này bị thu hẹp, gây ách tắc giao thông và mương tiêu thoát nước bị bồi lắng, mỗi khi có mưa, lượng nước từ mặt đường, mái taluy đổ xuống chảy tràn vào nhà dân (cử tri xã Hưng Lĩnh, huyện Hưng Nguyên);
+ Mở thêm dốc qua Đê 42 (qua quốc lộ 46C) vì hiện tại mỗi trục đường mới có 01 dốc vừa lên, vừa xuống nhưng nhỏ, hẹp và đã xuống cấp nghiêm trọng (cử tri xã Hưng Lĩnh, huyện Hưng Nguyên);
+ Nâng cấp đoạn đường từ Trường THPT Phạm Hồng Thái đến khu vực chợ Mý, vì đoạn đường này tập trung nhiều trường học, phương tiện tham gia giao thông đông, thường xẩy ra tai nạn (cử tri xã Châu Nhân, huyện Hưng Nguyên);
+ Nâng cấp, mở rộng đường 542C vì mặt đường hẹp, xe lưu thông nhiều nhất là xe có trọng tải lớn (cử tri các xã: Hưng Tân, Hưng Thông, Long Xá và thị trấn Hưng Nguyên, huyện Hưng Nguyên);
+ Lắp đặt đèn tín hiệu tại ngã tư các điểm Hưng Tân, Hưng Thông, Long Xá vì mật độ xe qua lại nhiều và là nơi học sinh thường xuyên qua lại (cử tri các xã: Hưng Tân, Hưng Thông, Long Xá và thị trấn Hưng Nguyên, huyện Hưng Nguyên).
UBND tỉnh trả lời như sau:
- Xây dựng kè chắn taluy và xây lại mương thu gom nước trên tuyến đường du lịch ven sông Lam (Quốc lộ 46C) đoạn chạy qua địa bàn xã Hưng Lĩnh có chiều dài 2,7 km để đảm bảo an toàn cho tuyến đường và an toàn cho Nhân dân. Hiện nay phần cơ đường bị lún, sạt lở đất đổ xuống mặt đường gom dân sinh phía dưới, làm cho tuyến đường này bị thu hẹp, gây ách tắc giao thông và mương tiêu thoát nước bị bồi lắng, mỗi khi có mưa, lượng nước từ mặt đường, mái taluy đổ xuống chảy tràn vào nhà dân (cử tri xã Hưng Lĩnh, huyện Hưng Nguyên). Mở thêm dốc qua Đê 42 (qua quốc lộ 46C) vì hiện tại mỗi trục đường mới có 01 dốc vừa lên, vừa xuống nhưng nhỏ, hẹp và đã xuống cấp nghiêm trọng (cử tri xã Hưng Lĩnh, huyện Hưng Nguyên).
Qua kiểm tra, các dốc qua đê mà cử tri xã Hưng Lĩnh, huyện Hưng Nguyên phản ánh nằm tại các vị trí K69+000, K69+500 và K70+350 đê tả Lam (còn gọi là đê 42) thuộc địa phận xã Hưng Lĩnh. Tuyến đê tả Lam đi qua địa bàn huyện Hưng Nguyên là đê cấp II. Hiện tại, các vị trí này phía sông đã có 1 nhánh dốc lên đê và phía đồng đã có 2 nhánh dốc xuống đấu nối với Quốc lộ 46C.
Theo khoản 2, Điều 25, Luật Đê điều thì việc xây dựng công trình trong phạm vi bảo vệ đê điều đối với tuyến đê cấp II phải có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Ngoài ra, việc bổ sung nhánh dốc lên sẽ làm thay đổi quy mô, vị trí đấu nối với tuyến Quốc lộ 46C nên cần có sự thống nhất của Cục Đường bộ Việt Nam. Vì vậy, Sở Nông nghiệp và PTNT đề nghị UBND huyện Hưng Nguyên chủ trì, xây dựng phương án sửa chữa, mở thêm dốc qua đê để vừa đảm bảo chức năng chống lũ của tuyến đê tả Lam, vừa đảm bảo an toàn giao thông trên tuyến Quốc lộ 46C, trình Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Giao thông vận tải xin ý kiến của Bộ Nông nghiệp và PTNT và Cục Đường bộ Việt Nam. Trong thời gian các dốc qua đê chưa được sửa chữa, mở thêm, Sở Nông nghiệp và PTNT đề nghị UBND huyện Hưng Nguyên tổ chức tuyên truyền cho nhân dân sinh sống trong vùng nâng cao nhận thức về an toàn giao thông, tuân thủ các biển báo, biển chỉ dẫn của ngành giao thông, đồng thời tuân thủ việc sử dụng xe cơ giới có tải trọng cho phép đi trên đê để không làm hư hỏng mặt đê, dốc qua đê.
- Nâng cấp đoạn đường từ Trường THPT Phạm Hồng Thái đến khu vực chợ Mý, vì đoạn đường này tập trung nhiều trường học, phương tiện tham gia giao thông đông, thường xẩy ra tai nạn (cử tri xã Châu Nhân, huyện Hưng Nguyên);
Tuyến đường tỉnh ĐT.542B dài 7,3km toàn bộ mặt đường đã được đầu tư thảm bê tông nhựa quy mô Bnền=9m, Bmặt=8m, hiện trạng còn đoạn từ trường THPT Phạm Hồng thái đến khu vực chợ Mý mặt đường xuống cấp thuộc lí trình từ Km6+204 – Km7+300 ĐT.542B. UBND tỉnh Nghệ An đã có quyết định số 2538/QĐ-UBND ngày 16/8/2023 phê duyệt đầu tư dự án để nâng cấp, sửa chữa hư hỏng mặt đường, bổ sung hệ thống thoát nước và hoàn thiện hệ thống ATGT đoạn Km6+200 – Km7+300 ĐT.542B với kinh phí ước tính 5 tỷ đồng. Công trình sẽ được hoàn thành trong quý IV/2023, sau khi hoàn thiện công trình sẽ góp phần giúp nhân dân và phương tiện tham gia giao thông được an toàn, thuận lợi, giảm thiểu tai nạn giao thông khi đi qua đoạn tuyến này.
- Nâng cấp, mở rộng đường 542C vì mặt đường hẹp, xe lưu thông nhiều nhất là xe có trọng tải lớn (cử tri các xã: Hưng Tân, Hưng Thông, Long Xá và thị trấn Hưng Nguyên, huyện Hưng Nguyên);
Tuyến đường tỉnh 542C có chiều dài là 8km, điểm đầu giao Quốc lộ 46 tại Km18+600 (trái tuyến) thuộc địa phận thị trấn Hưng Nguyên, huyện Hưng Nguyên, điểm cuối giao Quốc lộ 46C thuộc địa bàn xã Long Xá, huyện Hưng Nguyên. Với quy mô đường cấp IV đồng bằng, Bnền = 9,0m, Bmặt = 8,0m, mặt đường thảm bê tông nhựa. Tính tới thời điểm hiện tại trong năm 2023, Sở GTVT Nghệ An ngoài việc quan tâm tới công tác duy tu bảo dưỡng thường xuyên trên toàn tuyến ĐT.542C thì còn giao việc cho đơn vị quản lý chỉnh trang lại hệ thống cọc tiêu, cọc H đầy đủ phản quang, bổ sung hệ thống biển báo hiệu, biển cảnh báo cơ bản phần nào giúp an toàn cho người và phương tiện lưu thông trên tuyến. Trong năm 2023, UBND tỉnh Nghệ An đã chấp thuận cho Sở GTVT đầu tư sửa chữa các điểm hư hỏng mặt đường nặng đoạn qua địa bàn xã Hưng Thông, xã Hưng Tân. Dự án dự kiến sửa chữa với chiều dài khoảng 2,6km, tổng mức đầu tư 10 tỷ đồng, công trình hoàn thành trong quý IV/2023.
Do nguồn kinh phí bảo trì của tỉnh còn hạn hẹp mặt khác còn phải phân bổ để sửa chữa các tuyến đường tỉnh khác cũng đang có dấu hiệu xuống cấp. Cho nên việc mở rộng tuyến đường tỉnh 542C chưa thể thực hiện ngay được, Ban QLBTĐB sẽ tham mưu cho Sở GTVT và UBND tỉnh Nghệ An trong thời gian tới có kế hoạch bố trí nguồn vốn để tiến hành mở rộng quy mô nền, mặt đường của ĐT.542C nhằm phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân và các phương tiện tham gia lưu thông được an toàn.
- Lắp đặt đèn tín hiệu tại ngã tư các điểm Hưng Tân, Hưng Thông, Long Xá vì mật độ xe qua lại nhiều và là nơi học sinh thường xuyên qua lại (cử tri các xã: Hưng Tân, Hưng Thông, Long Xá và thị trấn Hưng Nguyên, huyện Hưng Nguyên);
Tuyến đường tỉnh 542C có chiều dài là 8km, điểm đầu giao Quốc lộ 46 tại Km18+600 (trái tuyến) thuộc địa phận thị trấn Hưng Nguyên, huyện Hưng Nguyên, điểm cuối giao Quốc lộ 46C thuộc địa bàn xã Long Xá, huyện Hưng Nguyên. Với quy mô đường cấp IV đồng bằng, Bnền = 9,0m, Bmặt = 8,0m, mặt đường thảm bê tông nhựa. Tính tới thời điểm hiện tại trong năm 2023, Sở GTVT Nghệ An ngoài việc quan tâm tới công tác duy tu bảo dưỡng thường xuyên trên toàn tuyến ĐT.542C thì còn giao việc cho đơn vị quản lý chỉnh trang lại hệ thống cọc tiêu, cọc H đầy đủ phản quang, bổ sung hệ thống biển báo hiệu, biển cảnh báo cơ bản phần nào giúp an toàn cho người và phương tiện lưu thông trên tuyến. Trong năm 2023, UBND tỉnh Nghệ An đã chấp thuận cho Sở GTVT đầu tư sửa chữa các điểm hư hỏng mặt đường nặng đoạn qua địa bàn xã Hưng Thông, xã Hưng Tân. Dự án dự kiến sửa chữa với chiều dài khoảng 2,6km, tổng mức đầu tư 10 tỷ đồng, công trình hoàn thành trong quý IV/2023.
Do nguồn kinh phí bảo trì của tỉnh còn hạn hẹp mặt khác còn phải phân bổ để sửa chữa các tuyến đường tỉnh khác cũng đang có dấu hiệu xuống cấp. Cho nên việc mở rộng tuyến đường tỉnh 542C chưa thể thực hiện ngay được, Ban QLBTĐB sẽ tham mưu cho Sở GTVT và UBND tỉnh Nghệ An trong thời gian tới có kế hoạch bố trí nguồn vốn để tiến hành mở rộng quy mô nền, mặt đường của ĐT.542C nhằm phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân và các phương tiện tham gia lưu thông được an toàn.
11. Cử tri các xã trên địa bàn huyện Hưng Nguyên kiến nghị UBND tỉnh nghiên cứu, trình HĐND tỉnh sửa đổi Nghị quyết số 07/2018/NQ-HĐND ngày 20/7/2018 quy định mức chi hỗ trợ đối với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã, Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” và Ban chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” cấp xã thuộc vùng khó khăn trên địa bàn tỉnh Nghệ An, trong đó nâng mức tiền hoạt động khu dân cư từ 5 triệu lên mức cao hơn sau khi nhập xóm.
UBND tỉnh trả lời như sau:
Tại khoản 11, Điều 4, Thông tư số 121/2017/TT-BTC ngày 15/11/2017 của Bộ Tài chính quy định về việc quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; mức chi hỗ trợ đối với Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư thực hiện Cuộc vận động và các Phong trào được phát động ở địa phương, như sau:“Khu dân cư có quy mô dân số dưới 700 hộ dân: Mức thấp nhất là 5.000.000 đồng/năm/khu dân cư; Khu dân cư có quy mô dân số cứ tăng thêm 200 hộ dân thì được hỗ trợ thêm 1.000.000 đồng/năm/khu dân cư so với định mức quy định tại Điểm a Khoản 11 Điều này; Đối với các khu dân cư của các xã thuộc vùng khó khăn, xã thuộc địa bàn đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi, địa bàn xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo: Ngoài mức hỗ trợ theo quy định tại Điểm a, b Khoản 11 Điều này thì được bố trí thêm 1.000.000 đồng/năm/khu dân cư.”
Thực hiện quy định tại Khoản 1 Điều 6 Thông tư số 121/2017/TT-BTC: “Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định mức chi hỗ trợ đối với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã và Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư cho phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương và đảm bảo theo quy định hiện hành”, Hội đồng nhân dân tỉnh đã ban hành Nghị quyết số 07/2018/NQ-HĐND ngày 20/7/2018 quy định mức chi hỗ trợ đối với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp xã, Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” và Ban chỉ đạo Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” cấp xã thuộc vùng khó khăn trên địa bàn tỉnh Nghệ An; theo đó, tại điểm 2, điều 2 quy định mức chi hỗ trợ đối với Ban Công tác Mặt trận ở khu dân cư thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, cụ thể như sau: “Đối với các khu dân cư của các xã thuộc vùng khó khăn; xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo: 6.000.000 đồng/năm/khu dân cư; Đối với các khu dân cư còn lại: 5.000.000 đồng/năm/khu dân cư.” Theo đó, Sở Tài chính đề nghị giữ nguyên mức chi hỗ trợ đối với Ban Công tác Mặt trận ở khu dân cư của các xã thuộc vùng khó khăn theo quy định tại Nghị quyết số 07/2018/NQ-HĐND ngày 20/7/2020 của HĐND tỉnh với lý do sau: Nội dung nhiệm vụ chi của Ban Công tác Mặt trận ở khu dân cư của các xã thuộc vùng khó khăn về cơ bản là tương đồng; Trong điều kiện ngân sách tỉnh còn nhiều khó khăn, mức hỗ trợ trên là phù hợp với khả năng cân đối ngân sách của tỉnh và thực tiễn địa phương.