Từ tâm nguyện của chị Hạnh…

T%E1%BB%AB-t%C3%A2m-nguy%E1%BB%87n-c%E1%BB%A7a-ch%E1%BB%8B-H%E1%BA%A1nh-Anhtieude.png
T%E1%BB%AB-t%C3%A2m-nguy%E1%BB%87n-c%E1%BB%A7a-ch%E1%BB%8B-H%E1%BA%A1nh-Sapo.png
T%E1%BB%AB-t%C3%A2m-nguy%E1%BB%87n-c%E1%BB%A7a-ch%E1%BB%8B-H%E1%BA%A1nh-Tit1.png

Trong chuyến ngược vào bản Bá Hạ thăm cảnh khó của đồng bào Đan Lai, tình cờ được nghe chuyện một hộ dân ở bản Kẻ Tre đang có những vướng mắc mong được giải quyết. Theo lời kể, cũng như nhiều địa phương khác ở huyện Con Cuông, trên địa bàn xã Thạch Ngàn có rất nhiều cây săng lẻ tự mọc, hoặc được nhân dân trồng, bảo vệ, chăm sóc. Săng lẻ có trong rừng tự nhiên, trên đất rừng sản xuất, đất nông nghiệp, đất vườn, thậm chí có trên đất ở.

Trước đây, cây săng lẻ chẳng mấy giá trị, thuộc nhóm gỗ thông thường. Khi cây đủ lớn, nếu thân thẳng thì làm cột, nếu không, có thể đốn hạ làm củi. Vài năm qua, khi săng lẻ được người ở phố yêu thích trưng bày làm cảnh thì trở nên có giá trị. Vì thế ở xã Thạch Ngàn đã có thương lái đến tìm mua cây săng lẻ, giá trị từ vài trăm đến một vài triệu đồng tùy theo chu vi gốc và thế, dáng của cây. Thế nhưng, vì săng lẻ là loài cây gỗ có nguồn gốc từ rừng tự nhiên, nên nhân dân đang gặp nhiều khó khăn trong quá trình khai thác, mua bán, trao đổi. Cụ thể, năm 2022, có trường hợp 1 hộ dân ở bản Kẻ Tre khai thác cây săng lẻ tự trồng trên đất ở để bán cho thương lái, nhưng đến khi đưa ra khỏi địa bàn xã Thạch Ngàn thì bị tạm giữ. Lý do vì tình nghi khai thác trái phép cây săng lẻ trong rừng tự nhiên. Chỉ đến khi các cơ quan chức năng làm rõ nguồn gốc xuất xứ, xác định số cây săng lẻ bị tạm giữ trồng trên đất vườn nhà thì mới được trả lại.

B%E1%BA%A3n-K%E1%BA%BB-Tre-x%C3%A3-Th%E1%BA%A1ch-Ng%C3%A0n-Nh%E1%BA%ADt-L%C3%A2n.jpg
Bản Kẻ Tre, xã Thạch Ngàn.

Đến xã Thạch Ngàn hỏi về trường hợp hộ dân bản Kẻ Tre đã khai thác cây săng lẻ, được Phó Chủ tịch UBND xã Ngô Trí Đại cho biết, đó là gia đình anh Nguyễn Văn Hiêm, chị Vi Thị Hạnh. “Sự việc xảy ra từ đầu tháng 8/2022. Nhưng sau khi lực lượng Công an phối hợp cùng các cơ quan liên quan tổ chức kiểm tra, vấn đề này làm rõ, xử lý đúng quy định…” – Phó Chủ tịch UBND xã Ngô Trí Đại cho hay.

Bản Kẻ Tre là cụm dân cư có 100% đồng bào Thái sinh sống đã nhiều đời, kinh tế còn rất nhiều khó khăn. Hộ gia đình anh Hiêm, chị Hạnh có nhà ở nằm cuối bản. Sát với lưng nhà là đồi đất, trên đó còn nguyên một rặng săng lẻ khoảng 40 – 50 cây khá đều, màu vỏ sáng đẹp, với đường kính gốc khoảng từ 25- 35cm. Đứng dưới rặng săng lẻ, Phó Chủ tịch UBND xã Ngô Trí Đại cho biết, đã có lần nhà ở của gia đình này bị cành cây săng lẻ gãy đè hư hỏng mái. Vì lo nhà sẽ tiếp tục bị ảnh hưởng, và cũng vì họ mong có thêm chút thu nhập, nên anh Hiêm, chị Hạnh có nguyện vọng khai thác, bán cho thương lái. Khoảng cuối tháng 7/2022, họ khai thác bán 35 cây, nhưng khi chuyển ra khỏi địa bàn thì bị Công an tạm giữ để xác minh nguồn gốc xuất xứ. Thời điểm đó, đoàn liên ngành do lực lượng Công an chủ trì đã về xã Thạch Ngàn và bản Kẻ Tre làm việc, xác minh. Sau khi xác định số cây săng lẻ do gia đình anh Hiêm, chị Hạnh khai thác trên đất ở của gia đình thì mới giao trả lại…

C%E1%BB%A5m-d%C3%A2n-c%C6%B0-5-nh%C3%A0-d%C3%A2n-b%E1%BA%A3n-K%E1%BA%BB-Tre-n%C6%A1i-c%C3%B3-gia-%C4%91%C3%ACnh-ch%E1%BB%8B-Vi-Th%E1%BB%8B-H%E1%BA%A1nh.jpg
Cụm dân cư 5 nhà dân bản Kẻ Tre, nơi có gia đình chị Vi Thị Hạnh.

Hỏi về nguồn gốc vườn săng lẻ, chị Hạnh cho biết, khoảng năm 1991, anh Nguyễn Văn Hiêm cùng bố mẹ vào dựng nhà ở nơi này để khai hoang trồng ngô, lạc và làm rẫy. Khi đó, trên đất chưa có cây săng lẻ. Một thời gian sau có cây săng lẻ tự mọc, anh Hiêm cũng bứng thêm một số cây săng lẻ nhỏ ở trong bản đưa về trồng, chăm sóc, bảo vệ. Tính đến nay, cây săng lẻ đã hơn 30 năm tuổi. Những năm gần đây, do vườn cây săng lẻ có nguy cơ gãy đổ, ảnh hưởng đến tài sản và tính mạng nên vợ chồng chị Hạnh có ý định cắt bỏ lấy gỗ, làm củi hoặc bán đi để có thêm thu nhập. Năm 2022, khi có người mua, vợ chồng chị đồng ý bán, nhưng số cây săng lẻ đã khai thác bị tạm giữ, dù sau đó được trả lại nhưng việc khai thác bị đình chỉ.

T%E1%BB%AB-t%C3%A2m-nguy%E1%BB%87n-c%E1%BB%A7a-ch%E1%BB%8B-H%E1%BA%A1nh-Box1.png
Ch%E1%BB%8B-Vi-Th%E1%BB%8B-H%E1%BA%A1nh-trao-%C4%91%E1%BB%95i-v%E1%BB%9Bi-P.V-B%C3%A1o-Ngh%E1%BB%87-An-1.jpg
Chị Vi Thị Hạnh trao đổi với P.V Báo Nghệ An.
T%E1%BB%AB-t%C3%A2m-nguy%E1%BB%87n-c%E1%BB%A7a-ch%E1%BB%8B-H%E1%BA%A1nh-Tit2.png

Từ câu chuyện của chị Vi Thị Hạnh và thông tin của Phó Chủ tịch UBND xã Thạch Ngàn Ngô Trí Đại, tìm hiểu được biết, ngày 2/8/2022, đại diện Phòng Cảnh sát Kinh tế Công an tỉnh chủ trì phối hợp cùng Chi cục Kiểm lâm, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Con Cuông, Hạt Kiểm lâm Con Cuông và UBND xã Thạch Ngàn tổ chức kiểm tra hiện trường xác định nguồn gốc, loại đất tại vị trí có cây săng lẻ bị khai thác ở bản Kẻ Tre, xã Thạch Ngàn…

Biên bản kiểm tra “xác định nguồn gốc, loại đất” lập hồi 9h30 cùng ngày cho thấy, qua đối chiếu bản đồ quy hoạch 3 loại rừng (UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 48/2014/QĐ-UBND ngày 21/2/2014) thì vị trí các cây săng lẻ đã bị đào đưa đi khỏi hiện trường, và bị đào đất xung quanh thuộc loại đất rừng DTR (diện tích đã trồng trên núi đất); một phần nằm ngoài quy hoạch 3 loại rừng, một phần thuộc quy hoạch rừng sản xuất. Tuy nhiên, căn cứ theo hồ sơ địa chính xã Thạch Ngàn thì các vị trí đào và chặt hạ cây săng lẻ là trên thửa đất số 169, tờ bản đồ 02 được Sở Tài nguyên và Môi trường phê duyệt ngày 28/10/2004, thể hiện mục đích sử dụng là đất ở nông thôn (ONT). Về hiện trạng, tại biên bản kiểm tra nêu rõ: “Trên thửa đất 169, tờ bản đồ 02 có 5 hộ gia đình đã làm nhà ở gồm: Vi Văn Lý, Nguyễn Văn Tươi, Lữ Văn Thành, Nguyễn Văn Thơ. Phần còn lại, ông Nguyễn Văn Hiêm đang khoanh nuôi, chăm sóc, bảo vệ. Về nguồn gốc thửa đất có cây lâm nghiệp do gia đình ông Nguyễn Văn Hiêm khoanh nuôi, bảo vệ, chăm sóc từ khi đang còn nhỏ và ông đã trồng thêm trên phần diện tích đất sử dụng ổn định, không có tranh chấp từ năm 1991 đến nay”.

V%C6%B0%E1%BB%9Dn-s%C4%83ng-l%E1%BA%BB-c%E1%BB%A7a-gia-%C4%91%C3%ACnh-ch%E1%BB%8B-Vi-Th%E1%BB%8B-H%E1%BA%A1nh.png
Vườn săng lẻ của gia đình chị Vi Thị Hạnh.

Cũng tại biên bản, ghi lời trình bày của ông Nguyễn Văn Hiêm với nội dung: “Năm 1991, ông Hiêm cùng bố mẹ vào dựng nhà, làm rẫy tại khu vực vườn săng lẻ. Đến khi làm nhà thì chưa có vườn cây, một thời gian cây nhỏ mọc lên và bản thân đi đào một số cây nhỏ về ươm, chăm sóc đến nay đã 31 năm. Năm 2000 thì chuyển xuống làm nhà ở vị trí mới, cho con đất để làm nhà. Hiện nay, do cây cao dễ ngã đổ vào nhà gây hư hỏng nhà nên tôi bán cho người mua”.

Đồng thời, có xác định của Bí thư Chi bộ bản Kẻ Tre, ông Vi Văn Hải: “Tôi sinh ra và lớn lên tại bản Kẻ Tre. Từ năm 2009 đến năm 2011 tôi làm Phó bản, từ năm 2011 đến năm 2017 làm Trưởng bản, từ năm 2017 đến nay làm Bí thư Chi bộ bản. Tôi xác định từ năm 1991, ông Nguyễn Văn Hiêm đã sinh sống tại bản Kẻ Tre. Lúc đầu làm nhà ở tại khu vực có đồi cây đang bị khai thác, đến năm 2000 thì chuyển xuống vùng bặng phía dưới cách vị trí cũ 10 mét và sống ổn định cho đến nay. Vị trí khai thác trước đây không phải là rừng, do ông Hiêm sản xuất trồng lạc, ngô, sắn. Các cây săng lẻ tự mọc, ông Hiêm đào một số cây về dắm thêm và chăm sóc cho đến nay. Chiều ngày 1/8/2022, bản Kẻ Tre đã họp đánh giá đơn của ông Hiêm về nguồn gốc cây săng lẻ”.

Ng%C3%B4i-nh%C3%A0-%E1%BB%9F-c%E1%BB%A7a-gia-%C4%91%C3%ACnh-ch%E1%BB%8B-Vi-Th%E1%BB%8B-H%E1%BA%A1nh-ngay-d%C6%B0%E1%BB%9Bi-v%C6%B0%E1%BB%9Dn-s%C4%83ng-l%E1%BA%BB.jpg
Ngôi nhà ở của gia đình chị Vi Thị Hạnh ngay dưới vườn săng lẻ.

Theo một cán bộ có trách nhiệm ở huyện Con Cuông, việc tạm giữ 35 cây săng lẻ để làm rõ nguồn gốc xuất xứ là cần thiết, vì có thể chúng bị khai thác trái phép từ rừng tự nhiên. Quá trình xác minh, hồ sơ pháp lý đất đai của gia đình bà Vi Thị Hạnh chưa đầy đủ, cụ thể là họ chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhưng họ được chính quyền xã Thạch Ngàn, Ban Quản lý bản Kẻ Tre xác nhận nguồn gốc, loại đất nên được lực lượng chức năng giao trả lại số cây săng lẻ đã tạm giữ. Về lý do đình chỉ khai thác số cây săng lẻ còn lại, ông trao đổi: “Ở thời điểm năm 2022, việc khai thác các loại cây trồng trùng tên với cây gỗ rừng tự nhiên trên đất lâm nghiệp đã giao cho người dân chưa có quy định rõ ràng. Trong khi đó, ở bản Kẻ Tre có tình trạng chồng chéo trong quy hoạch đất đai. Dù xác định vườn săng lẻ là tài sản của gia đình chị Vi Thị Hạnh, nhưng hộ dân này chưa được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; theo quy hoạch 3 loại rừng, khu đất có vườn cây săng lẻ của gia đình này vẫn thuộc đất rừng sản xuất, nên chính quyền địa phương và cơ quan chức năng khuyến cáo gia đình không tiếp tục khai thác cây săng lẻ…”.

T%E1%BB%AB-t%C3%A2m-nguy%E1%BB%87n-c%E1%BB%A7a-ch%E1%BB%8B-H%E1%BA%A1nh-Tit3.png

Ngày 30/12/2022, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư số 26/TT-BNNPTNT quy định về quản lý, truy xuất nguồn gốc lâm sản (có hiệu lực thi hành từ ngày 15/2/2023). Tại Điều 12 của Thông tư số 26/TT-BNNPTNT, quy định về khai thác thực vật rừng thông thường từ rừng sản xuất là rừng trồng do tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư tự đầu tư; cây trồng phân tán, cây vườn nhà có tên trùng với cây gỗ loài thực vật rừng thông thường từ rừng tự nhiên, cụ thể như sau:

“1. Hồ sơ: Bản chính Phiếu thông tin khai thác lâm sản do chủ lâm sản hoặc tổ chức, cá nhân được chủ lâm sản ủy quyền lập theo Mẫu số 13 tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư này.

2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành khai thác, chủ lâm sản hoặc tổ chức, cá nhân được chủ lâm sản ủy quyền gửi bản sao hồ sơ theo quy định tại Khoản 1 Điều này và bản sao Bảng kê lâm sản đến Cơ quan Kiểm lâm sở tại để theo dõi, tổng hợp”.

C%C3%A1n-b%E1%BB%99-Tr%E1%BA%A1m-Ki%E1%BB%83m-l%C3%A2m-c%C3%B9ng-c%C3%A1n-b%E1%BB%99-x%C3%A3-Th%E1%BA%A1ch-Ng%C3%A0n-trao-%C4%91%E1%BB%95i-v%E1%BB%9Bi-ch%E1%BB%8B-Vi-Th%E1%BB%8B-H%E1%BA%A1nh.jpg
Cán bộ Trạm Kiểm lâm cùng cán bộ xã Thạch Ngàn trao đổi với chị Vi Thị Hạnh.

Một chuyên gia lâm nghiệp phân tích, trước đây pháp luật chưa có quy định cụ thể cho việc khai thác thực vật rừng thông thường từ rừng sản xuất là rừng trồng do tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, cộng đồng dân cư tự đầu tư. Nhưng nay, với quy định tại Điều 12 của Thông tư số 26/TT-BNNPTNT thì vấn đề này đã được làm rõ, có những quy định cụ thể. Ông trao đổi: “Đối với trường hợp cụ thể như hộ gia đình chị Vi Thị Hạnh, theo quy định tại Điều 12 của Thông tư số 26/TT-BNNPTNT thì được phép khai thác. Có điều, khi thực hiện khai thác thì cần phải lập hồ sơ, báo cáo đến các cơ quan chức năng. Gia đình chị Hạnh, hoặc những hộ gia đình tương tự cần phải hiểu, quy định này nhằm xác lập xuất xứ nguồn gốc cho lâm sản sau khai thác. Thực hiện đầy đủ quy định, sẽ tránh bị nghi ngờ đã khai thác trái phép từ rừng tự nhiên, trong quá trình mua bán, tặng cho, vận chuyển sẽ được thuận lợi…”.

Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Nguyễn Anh Tuấn cũng có trao đổi tương tự khi được hỏi. Theo ông Tuấn, với quy định tại Điều 12, Thông tư số 26/TT-BNNPTNT , đối với những loài cây trùng tên cây gỗ rừng tự nhiên như săng lẻ, lim, lát… trồng trong vườn nhà, hoặc trồng phân tán trên đất rừng sản xuất được giao cho hộ gia đình, khi người dân khai thác cần lập hồ sơ theo mẫu Bộ NN&PTNT đã ban hành cùng Thông tư số 26/TT-BNNPTNT, sau đó, gửi cho cơ quan Kiểm lâm sở tại.

T%E1%BB%AB-t%C3%A2m-nguy%E1%BB%87n-c%E1%BB%A7a-ch%E1%BB%8B-H%E1%BA%A1nh-Box2.png
T%E1%BA%A1i-nhi%E1%BB%81u-%C4%91%E1%BB%8Ba-ph%C6%B0%C6%A1ng-%E1%BB%9F-huy%E1%BB%87n-Con-Cu%C3%B4ng-c%C3%A2y-s%C4%83ng-l%E1%BA%BB-t%E1%BB%B1-m%E1%BB%8Dc-nhi%E1%BB%81u-tr%C3%AAn-%C4%91%E1%BA%A5t-c%E1%BB%A7a-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-d%C3%A2n.png
Tại nhiều địa phương ở huyện Con Cuông, cây săng lẻ tự mọc nhiều trên đất của người dân.

Trao đổi với Phó Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Nguyễn Anh Tuấn về một thực tế, đó là việc ở địa phương cơ sở chưa nắm rõ quy định của Thông tư số 26/TT-BNNPTNT nên còn lúng túng trong hướng dẫn khi người dân có nhu cầu. Theo ông Tuấn, Thông tư số 26/TT-BNNPTNT mới có hiệu lực thi hành nên ở cấp địa phương cơ sở và người dân đều chưa nắm rõ. “Do đây là quy định mới nên khó tránh khỏi điều này, vì như cấp tỉnh cũng mới được Trung ương tổ chức tập huấn một thời gian ngắn. Chúng tôi đã nhìn nhận, thời gian tới phải tập trung trong công tác tuyên truyền, để các quy định của Thông tư số 26/TT-BNNPTNT đi vào đời sống…”. – ông Tuấn nói.

Trao đổi lại những gì được nghe về quy định của Điều 12, Thông tư số 26/TT-BNNPTNT với các cán bộ liên quan ở xã Thạch Ngàn, đề nghị giải đáp nguyện vọng chị Vi Thị Hạnh đã trình bày. Một thời gian ngắn sau các anh cho biết, đã hướng dẫn để gia đình chị Vi Thị Hạnh hiểu, thực hiện trình tự lập hồ sơ, khai thác lâm sản theo đúng quy định…

  • Nội dung: Nhật Lân
  • Ảnh: Nhật Lân
  • Thiết kế - Kỹ thuật: Thục Linh
Thư viện Cử tri gửi ý kiến Gửi đơn KNTC

Trang chủ

Mới nhất

Quê mình xứ nghệ

Video

Thư viện

Gửi Ý kiến