Chương 4: Tượng đài trong lòng dân

Nguyenhuudoi-anhtieude4.png
Nguyenhuudoi-tit4-1.png

Trung ương giao cho Quỳnh Lưu làm huyện điểm. Nếu thành công cả nước hưởng. Nhưng nếu thất bại thì do Quỳnh Lưu, mình ông Đợi chịu! Người đời thường nhìn phiến diện, nhìn thiếu khách quan, thiếu toàn cục mà đổ lỗi cho người cầm quân. Người ta khẳng định thời thế tạo anh hùng thì cũng khẳng định luôn thời thế làm chết anh hùng. Phần thuận ta nói rồi giờ đến phần nghịch.

Tình hình thế giới sau năm 1976, trong nội bộ các nước xã hội chủ nghĩa anh em trong Hội đồng tương trợ kinh tế ( SEP) bị chia rẽ. Tất cả đi đến nguyên tắc có đi có lại, không còn viện trợ không hoàn lại “cho không” như trước. Máy móc đưa về Quỳnh Lưu một thời là cho không như thế. Thêm vào đó tình hình đất nước khủng hoảng kinh tế trầm trọng, xu thế đang hướng về chia tách tỉnh làm ăn quy mô nhỏ có hiệu quả hơn… Từ đó Trung ương chỉ định thôi chỉ đạo làm điểm ở Quỳnh Lưu. Làm điểm do Trung ương chỉ định thì Trung ương bảo thôi ắt nó cũng phải thôi là đúng rồi. Tất nhiên riêng Quỳnh Lưu bản thân cũng có những khó khăn riêng do thiên tai. Năm 1977 Quỳnh Lưu bị hạn rất nặng, bình quân đầu người chỉ đạt 184 kg thóc. Năm 1978 lại bị lụt liên tiếp, dẫu cố gắng làm màu cứu đói nhưng kết quả cũng rất thấp. Cùng với tình hình chung cả nước, công thương nghiệp bị thua lỗ, đình đốn. Tất cả đổ lên đầu người chịu trách nhiệm trước tổ chức Đảng cấp trên. Ông Đợi bị thôi chức Bí thư đột ngột ông cũng chấp hành. Xét về lý, ông cũng đã 10 năm cương vị Bí thư, nhưng thực chất là dư luận đánh giá ông chưa thống nhất, không ít người gièm pha. Biết vậy, ông không thanh minh, không bất mãn, mà chấp nhận sự phân công của tổ chức.

%C3%94ng-Nguy%E1%BB%85n-H%E1%BB%AFu-%C4%90%E1%BB%A3i-2-1.jpg
Ông Nguyễn Hữu Đợi (trái) cùng ông Trần Quang Đạt - Chủ tịch Mặt trận huyện, năm 1994.

Còn nhớ lúc thì ông được cơ cấu vào Thường vụ Tỉnh ủy, dự kiến vào cả Trung ương, lúc thì rút ông ra khỏi địa bàn không kèn không trống. Hơn thế nữa Trung ương đề nghị ông vào công tác tại Tỉnh ủy Đắk Lắk – một nơi đời sống đồng bào các dân tộc còn khó khăn hơn đồng bằng, giặc Phun-rô đang quậy phá và cách nhà ông hàng trăm cây số, vào Ban Thường vụ cũng biết là bất đắc dĩ. Nhiều bạn bè đồng chí khuyên ông đừng nhận quyết định. Nhưng vì tính Đảng “Tuyệt đối chấp hành sự phân công của tổ chức”, ông vẫn cầm quyết định, khăn gói vào nơi xa xôi cùng đất ấy. Thế nhưng, vào nằm chờ ăn chực một thời gian khá dài không thấy Tỉnh ủy bạn phân công công tác, mà ông vốn dĩ là con người hành động, chịu không nổi, ông lại cầm quyết định trả lại cho Tỉnh ủy Nghệ Tĩnh. Nhân vào đó không ít kẻ xuyên tạc, nâng quan điểm về việc ông trở về nhưng ông vẫn kiên trinh. Nếu như tính Đảng thấp thì ông không chấp hành nhận chức vụ Trưởng ban khai hoang, kinh tế mới! Ai cũng biết ban ấy là hữu danh vô thực: Tiền đâu mà tổ chức khai hoang mà làm kinh tế mới khi tỉnh không lo nổi nhu cầu lương thực tối thiểu, lương tháng tối thiểu cũng chạy không xong? Song tại vị trí mới, ông vẫn thực hiện được vài đợt dân di cư, định cư, lo nơi ăn chốn ở cho bà con chu đáo.

Chưa hết, còn dăm năm về hưu, tổ chức lại phân công ông về giữ chức Chủ tịch Hội Nông dân tập thể, mới thành lập, tuy quân số đông nhưng chưa ổn định tổ chức và hình thức hoạt động chưa cụ thể. Đa số cán bộ hồi đó đều muốn an bài nên không ai muốn về làm tướng của tổ chức mới mẻ này.

Nguyenhuudoi-box9.png

Từ lãnh đạo một huyện giàu mạnh, nhất hô vạn ứng đến chỗ làm cái gì cũng xin và nhất nhất cái gì cũng phải vận động. Chắc chắn ai cũng buồn. Nhưng ông quyết không buông xuôi. Ông vẫn cố gắng đóng góp sức lực của mình cho tổ chức Hội. Ngay cả khi về hưu rồi tưởng sẽ được nghỉ, hàng ngày, trông cháu, làm thơ, chơi cây cảnh, nhưng ông vẫn không nghỉ, ông lên xin huyện, xin những người dưới quyền mình ngày xưa lập Hội Hưu trí, vì bối cảnh lúc đó đất nước rất khó khăn, tiêu chuẩn chế độ của cán bộ hưu trí không được bảo đảm nên nảy sinh bất mãn tiêu cực, không tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng. Ông muốn tập hợp những người đã cống hiến cho đất nước, động viên, chia sẻ, tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, tuyên truyền chủ trương chính sách của Đảng để lực lượng này yên dân. Ông muốn còn hơi thở ông còn phấn đấu như lời thề buổi kết nạp ông vào đội ngũ tiền phong.

V%C6%B0%E1%BB%9Dn-nh%C3%A0-r%E1%BB%A3p-b%C3%B3ng-c%C3%A2y-%C4%83n-qu%E1%BA%A3.jpg
Nguyenhuudoi-tit4-2.png

Điều cuối cùng cần nói về ông là ông có tấm lòng ngay thẳng, trắng trong, liêm khiết. Là người đứng đầu toàn huyện như ông mà vợ con vẫn đói khổ, thậm chí khổ hơn những người trung bình cùng thời thì thật là người cộng sản chân chính. Cuộc đời riêng của ông phần hưởng thụ còn ít hơn cả những cán bộ bình thường. Đang ăn cơm, có đoàn khách tới đành bỏ đũa. Đang đêm có cán bộ tới ông phải đích thân ra đón và nghe chỉ thị. Đang ở chỗ này, chỗ kia gặp khó lại phải đến nơi giải quyết nếu không họ kê dép ngồi chờ.

Nguyenhuudoi-box10.png

Nhà ông là loại nhà cấp bốn bị dột, nước lênh láng, thằng con mang tơi đội nón lên huyện báo cha về và xin vài cân gạo. Ông bảo cứ về trước, tát nước ra, trưa ông tranh thủ về. Còn gạo của Nhà nước chứ có phải của cha mày đâu mà bảo xuất. Thằng con mếu máo, tủi thân lủi thủi ra về. Hôm họp phiên cuối cùng chia tay để “lên” tỉnh, ông nói: “Có chiếc Hon đa của huyện Bình Sơn kết nghĩa tặng cho huyện ta, lần đoàn của huyện ta đi tham quan miền Nam. Chiếc xe đó lâu nay tôi sử dụng. Nay tôi được điều đi, xét thấy trong anh em lãnh đạo chúng ta thì đồng chí Nguyễn Văn Chất – phụ trách thủy lợi vất vả nhất, tôi đề nghị giao chiếc xe đó cho anh Chất”.

Ng%C3%B4i-nh%C3%A0-c%E1%BB%A7a-%C3%B4ng-%C4%90%E1%BB%A3i.jpg
Ngôi nhà đơn sơ, giản dị của ông Nguyễn Hữu Đợi.

Một buổi chiều cuối hè bỗng có cơn mưa lạ. Trời đen kịt như có chuyện gì chẳng lành. Đó là buổi chiều ông Đợi vừa đi dự hội nghị hưu trí ở xã bạn về thì gặp cơn mưa và bị cảm lạnh. Con người như sắt như đồng như thế mà bị cảm lạnh. Tưởng cũng chỉ sụt sịt rồi qua khỏi, bởi ông còn dặn vợ: “Mai tôi có cuộc họp dưới xã, trưa không về ăn cơm ở nhà đâu bà”. Thế rồi ông đi ngủ. Không ngờ đó là giấc ngủ dài mãi mãi. Ông đi thật thanh thản với “mo cơm quả cà và tấm lòng trung trinh”, ông lên Thiên đường, tâm thế thật thanh thản.

V%E1%BB%A3-%C3%B4ng-%C4%90%E1%BB%A3i.jpg
Bà Ngô Thị Đạm (SN 1925) - vợ ông Nguyễn Hữu Đợi.

Cái ngày chúng tôi đưa tiễn ông về thế giới bên kia, do nghề nghiệp cho phép nên tôi được gần ông và hoạt động một chút cho riêng ông. Tôi lại được Huyện ủy cử đi quay phim đám tang của ông. Tôi không ngờ một đám tang của một người cương vị cấp huyện mà đông thế, cảm động đến thế. Ô tô ít, xe máy cũng ít, nhưng người đi xe đạp nhiều vô biên, xe đạp dựng la liệt từ đầu làng đến ngõ nhà ông. Nghe tiếng thì đủ biết người khắp cả huyện tề tựu về. Có người đạp xe 20 km từ vùng Hoàng Mai đến. Rồi nghe tiếng cả đồng bào định cư, thời ông lên chọn đất tận Quỳ Hợp, Quỳ Châu, Quế Phong cũng về. Hồi đó tôi không thấy phong bì nhưng đồ phúng viếng thật đa dạng. Nào là nải chuối, buồng cau trong vườn, nào cân nếp bì gạo mà họ cho là thành quả do ông đưa lại. Đoàn người đưa tiễn kéo dài hàng cây số.

Tôi nghe trong đám tang tiếng người nói mếu máo và nhìn thấy dòng nước mắt lăn trên má thật sự. Tôi còn nghe những lời bàn tán rằng, nên lập đền thờ ông. Có người lại hiến kế, nên làm một tượng đài, để mọi người nhớ đã có một thời, một người đã lăn lộn cùng dân để lo cho dân.

Tôi biết, những ý nguyện rất chân thành và thỏa đáng nhưng thời gian thực hiện đang còn lâu dài. Còn tôi nghĩ mình sẽ tạc cho ông một chân dung trong một cuốn sách./.

Th%E1%BB%8B-x%C3%A3-Ho%C3%A0ng-Mai.jpg
Thị xã Hoàng Mai hôm nay.

CHƯƠNG 3: CON NGƯỜI CỦA HÀNH ĐỘNG

TRANG CHỦ

  • Nội dung: Hồ Ngọc Quang
  • Ảnh: Tư liệu - PV - CTV
  • Thiết kế - Kỹ thuật: Hữu Quân
Thư viện Cử tri gửi ý kiến Gửi đơn KNTC

Trang chủ

Mới nhất

Quê mình xứ nghệ

Video

Thư viện

Gửi Ý kiến