Chương 3:Con người của hành động

Nguyenhuudoi-anhtieude3.png
Nguyenhuudoi-tit3-1.png

Nguyễn Hữu Đợi rất ghét nói nhiều, họp dài mà không hành động. Câu chuyện ông về họp với Đảng ủy xã Quỳnh Long là một lối nói điển hình. Cuộc họp cứ diễn ra đều đều, lê thê mà không có thông tin, không bàn cách thực hiện cho ra hồn. Ông ngủ gật. Khi ông tỉnh dậy, ông nói một câu chế giễu: “Tôi đã ngủ được một giấc rồi mà Đảng ủy vẫn chưa bàn được việc gì mới”. Câu chuyện và lời nói này đã được một tạp chí đăng công khai.

Tác phong của ông là xắn quần, lội nước, gặp dân và gặp khó thì cùng tháo gỡ. Người ta nói ý tưởng làm hồ Vực Mấu có từ thời ông Hồ Đình Tư (1968) nhưng cứ trình lên, trình xuống với tỉnh với Bộ mà vẫn vướng. Ông Đợi thì khác, một mặt ông vận động dân vùng hưởng lợi tích cực tham gia, mặt khác nhận làm huyện điểm cho Trung ương để cấp phương tiện. Ông đến gặp bà con 2 xã Quỳnh Trang và Quỳnh Vinh, chỉ tay hỏi: Đố ai biết xưa kia làng này gọi là làng gì? Một cụ già nói: “làng Ưa, Bí thư ạ”. Ông chỉ tay bên trái hỏi tiếp, còn đây là làng gì? Nhiều người đáp:”Thưa làng Mít ạ”. Ông thủng thẳng nói: Các cụ xưa thâm sâu lắm, đây là lối nói lái đấy. Mít Ưa là mưa ít. Đúng không? Là hạn, là nghèo khổ do mưa ít làm sao mà sản xuất được. Thì ta phải đắp đập giữ nước lại để sản xuất. Huyện đã tranh thủ được nguồn lực máy móc của Trung ương, dân cả huyện sẽ kéo về đây cùng đắp đập thế thì người hưởng lợi nhiều nhất là 2 xã này, vậy phải tạo điều kiện nơi ăn, ở cho hàng nghìn người từ nơi khác đến. Được không?”. Bà con đều vui vẻ đồng ý.

K%C3%AAnh-d%E1%BA%ABn-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-t%E1%BB%AB-h%E1%BB%93-thu%E1%BB%B7-l%E1%BB%A3i-V%E1%BB%B1c-M%E1%BA%A5u.jpg
Kênh dẫn nước từ hồ thủy lợi Vực Mấu tưới cho hàng vạn ha hoa màu của các xã phía bắc huyện.
Nguyenhuudoi-tit3-2.png

Xây dựng hồ Vực Mấu ông trực tiếp làm tổng chỉ huy công trường, ông đã thành lập “sư đoàn bê tông” và “sư đoàn bộ binh”, hai trung đoàn xe ba gác và xe cút kít, tổng số người làm trên công trường lên tới hàng vạn người. Dân mỗi xã phiên thành một tiểu đoàn, y như quân đội. Ông nói, chỉ bằng cách đó mới có kỷ luật, mới có sự chỉ huy thống nhất và có thi đua mang lại hiệu quả. Đây là công trường thủy nông lớn thứ hai miền Bắc (Sau công trình Bắc Hưng Hải), nếu không “nhảy vô” làm thì Quỳnh Lưu đâu có cơ hội vàng ấy. Ai cũng biết một công trình chứa 75 triệu mét khối nước, cung cấp nước tưới cho gần 4 nghìn ha lúa hai vụ, rồi còn cắt lũ cho vùng hạ lưu và là khu du lịch sinh thái sau này, một công trình thủy lợi to lớn như vậy nhưng được làm bằng 80 phần trăm là đôi vai và đôi tay người dân Quỳnh Lưu, về ngân sách đầu tư thì sức dân cũng chiếm đến 80%.

Nguyenhuudoi-box7-1.png

Ông Bí thư hay xuống xã kiểm tra tình hình sản xuất, có khi ông xuống hẳn ruộng. Có lần ô tô đang đi trên đường, các bà cấy mạ gọi với lên: Ông Bí thư đi ô tô có biết cấy không? Ông liền xuống xe, xắn quần, cấy mấy hàng làm các bà tái mặt. Ai cấy không đều hoặc không thẳng hàng, ông phê cho kịch liệt, đến nỗi ông mang tiếng thét ra lửa. Nhưng nông dân vốn túc tắc, nhẩn nha, không hét ra lửa như ông thì không xong, không đúng lịch.

Cũng nhờ tác phong quân sự hét ra lửa của ông mà trong thời gian ngắn đã làm nên một diện mạo Quỳnh Lưu mới. Thì đấy: Bê tông hóa kênh mương của Nghệ An xuất phát từ Quỳnh Lưu thời ông. Dồn điền, đổi thửa là thời ông. Quy hoạch dân cư, khai thác đất trống, đồi núi trọc cũng thời ông. Ngay cả khái niệm sản xuất lớn từng bị nhiều người chê cười, nay bỗng thấy đúng, khi cả nước đang hình thành xu thế tích tụ ruộng đất để sản xuất hàng hoá cũng đã có từ thời ông Đợi.

T%C6%B0-li%E1%BB%87u-1-L%C3%A3nh-%C4%91%E1%BA%A1o-%C4%91%E1%BA%A3ng-nh%C3%A0-n%C6%B0%E1%BB%9Bc-v%E1%BB%81-l%C3%A0m-vi%E1%BB%87c-v%C3%A0th%C4%83m-c%C3%B4ng-tr%C3%ACnh-ngh%C4%A9a-trang-Li%E1%BB%87t-s%E1%BB%B9-huy%E1%BB%87n.jpg
Chủ tịch Quốc hội Trường Chinh về làm việc và thăm công trình nghĩa trang Liệt sỹ huyện Quỳnh Lưu.

Còn rất nhiều ví dụ để nói ông là người gương mẫu hành động nhưng với riêng tôi lại có một kỷ niệm sâu sắc về ông. Năm 1993, hai xã Quỳnh Vinh và Quỳnh Thiện xích mích nhau dẫn đến “cái sảy nảy cái ung”, người chết, nhà bị cháy, tình hình vẫn rất căng thẳng, lãnh đạo huyện về xã nào là bà con họ giữ lại ngay, không ai gặp được cán bộ xã để tìm cách giải quyết. Thật là khó khăn! May có sáng kiến mời bác Nguyễn Hữu Đợi – nguyên là Bí thư Huyện ủy – người đã lãnh đạo nhân dân Hoàng Mai dời dân 2 xã này khai hoang, làm các công trình thủy lợi mà nhờ đó đời sống người dân 2 xã đủ ăn, đủ mặc, nhân dân ở vùng này rất ngưỡng mộ ông, nói là sẽ “lập đền thờ sống” ông. Do vậy, chỉ có bác Đợi không bị bắt giữ và chỉ có ông nói dân mới nghe. Và phóng viên nhà báo thì chọn tôi (vì dân đã biết mặt và có phần gan góc nữa). Tôi sẽ đèo ông đi bằng xe máy. Lãnh đạo huyện quyết định mời ông ra, ông nhận lời ngay. Tôi và ông đi xe máy vào nơi giao tranh cũng run vì đường xá vắng tanh, vắng ngắt, thỉnh thoảng lại nghe tiếng ùng oàng, tiếng súng bắn, tiếng mìn nổ. Đến trạm gác 2 xã mấy dân quân nhìn thấy ông Đợi họ liền bỏ súng chạy tới choàng ôm lấy ông, khóc nức nở. Tôi đứng xa thấy ông đến ôm từng người và nói những gì tôi không nghe được nhưng thấy họ lau nước mắt và hăm hở dẫn ông vào gặp lãnh đạo địa phương. Sau đó lãnh đạo 2 xã chủ động gặp nhau cùng giải quyết hậu quả. Thắng lợi thật bất ngờ.

Hiện nay ta đang thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 nhưng với Quỳnh Lưu đã làm từ rất lâu rồi như chủ trương nhập xã, năm 1976 Quỳnh Lưu đã tiến hành thí điểm 3 mô hình theo hướng sản xuất lớn, nhập 3 xã Quỳnh Hồng, Quỳnh Hậu, Quỳnh Thạch thành xã Hồng Sơn, nhập 2 xã Quỳnh Liên, Quỳnh Bảng thành xã Quỳnh Phú và nhập 3 xã Quỳnh Vinh, Quỳnh Thiện, Quỳnh Dị thành xã Quỳnh Mai. Tình hình các xã mới chuyển biến rất rõ nét, sau đó Thường vụ Huyện ủy Quỳnh Lưu đã rút ra được 10 thành tựu của 3 xã mới. Và hơn nữa vấn đề nêu gương mà Hội nghị Trung ương 8 đang triển khai, ông Đợi cũng đã làm từ lâu.

%C4%90%C6%B0a-d%C3%A2n-l%C3%AAn-v%C3%B9ng-b%C3%A1n-s%C6%A1n-%C4%91%E1%BB%8Ba-%E1%BB%9F-qu%E1%BB%B3nh-trang.jpg
Nhờ việc đưa dân lên vùng bán sơn địa để có đất phát triển vườn ao chuồng, nhiều hộ nông dân xã Quỳnh Trang trở nên có của ăn của để.
Nguyenhuudoi-tit3-3.png

Tổng Kiểm toán Nhà nước Hồ Đức Phớc – nguyên Bí thư Tỉnh ủy kể lại về lần gặp Bí thư Huyện ủy Quỳnh Lưu Nguyễn Hữu Đợi: “Có lần bác ấy kể với tôi là: “Nhà cách Huyện ủy (cơ quan) chỉ mấy trăm mét. Chiều đến thấy khói nấu cơm bốc lên nghi ngút mà không dám về nhà mặc dù rất nhớ bữa cơm chiều quây quần bên vợ con, nhưng nghĩ anh em ở xa sẽ buồn hoặc bỏ về nên ở lại cơ quan với anh em”.

Nguyenhuudoi-box8.png

Ông Hồ Phi Phục – nguyên Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, người có thời gian dài sống và làm việc cùng Bí thư Đợi kể: “Ngày ấy công việc bộn bề quá. Người ta nói huyện Quỳnh Lưu như một đại công trường là không sai đâu. Nhất là giai đoạn huyện được Trung ương chọn xây dựng huyện điểm (giai đoạn sau 1975). Tôi thấy có những ngày Bí thư Đợi làm việc không sót một giờ nào. Sáng họp trên tỉnh, trưa về là có bao nhiêu đoàn khách đang chờ, tiếp cả giờ nghỉ trưa. Chiều lại họp huyện. Tối lại tiếp khách. Có dịp cao điểm, huyện tiếp tới sáu, bảy trăm khách. Trong đó chủ yếu là khách ở các địa phương khác về học tập ông Đợi, học tập Quỳnh Lưu xây dựng huyện điểm. Do vậy ai cũng muốn được gặp ông”.

Công việc nhiều là thế mà ông Đợi vẫn “hăng”. Chính sự sôi nổi, quyết liệt ấy của ông đã truyền cảm hứng, niềm tin cho số đông cán bộ và nhân dân. Ông đã nói, đã làm là làm cho bằng được, kêu gọi mọi sự đồng lòng vì mục tiêu chung. Vì thế, với ông “không có việc gì khó” cả. Phải nghĩ ra việc mà làm “Một giỏ đất, một lít nước cũng làm lương thực được ” và “Có nước là có lúa, có đất là có màu, có người là có việc” chẳng để ai ngồi không. Con người hành động của ông thể hiện ra ngoài đến là gay gắt: “Chỉ bàn tiến, không được bàn lùi”.

%C4%90%E1%BA%A1i-t%C6%B0%E1%BB%9Bng-V%C3%B5-Nguy%C3%AAn-Gi%C3%A1p-th%C4%83m-tr%E1%BA%A1m-c%C6%A1-gi%E1%BB%9Bi-n%C3%B4ng-nghi%E1%BB%87p-1.jpg
Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm trạm cơ giới nông nghiệp huyện Quỳnh Lưu, năm 1977 (ông Nguyễn Hữu Đợi đứng bên phải ảnh).

Sống và làm việc cùng ông, tôi biết ông không phải đưa thân ra hùng hục mà làm đâu. Vẫn biết hành động ở đây là tổ chức mọi người lại tìm ra cách làm năng suất nhất, hiệu quả nhất. Do vậy, dù hay quát nạt cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật nhưng ông vẫn rất thương họ. Ông trọng nhất là cán bộ kỹ thuật. Ông rất ghét những anh cán bộ “chỉ nói không làm”, hoặc làm không đến đầu đến đũa hay những anh “bàn lùi”. Nói như ngôn ngữ bây giờ thì ông rất dị ứng với loại cán bộ “Sáng cắp ô đi, tối cắp ô về”. Ông đã kỷ luật nhiều anh cán bộ dạng ấy. Thậm chí, có anh cũng thuộc dạng “thu hút nhân tài” của huyện, có trình độ cao ở tỉnh về giúp huyện nhưng không được việc là ông đuổi liền. Ông luôn nói “Tôi cần người làm việc”.

Dù ông được tín nhiệm cao, trí tuệ ông được coi là sáng suốt quyết đoán, có quyền cao nhất của một huyện, nhưng thực tế thì ông vẫn nói thật thà: “Thiên kế vạn kế, nhất kế Đảng; Thiên binh vạn mã nhất tự lương”. Nghĩa là cho dù tài giỏi, lắm mưu kế, đầu óc sáng tạo mấy thì cũng không bằng trí tuệ của Đảng và bám vào chủ trương, đường lối của Đảng mà thi hành. Đúng là ông đã tuyệt đối trung thành với chủ trương của Đảng. Những năm ông làm Bí thư, nhận làm điểm ông phải thực hiện nhiều nhiệm vụ Trung ương giao rất nặng nề: xây dựng cụm kinh tế kỹ thuật; thực hiện cơ giới hóa nông nghiệp; xây dựng hợp tác xã quy mô lớn theo mô hình ở Bungari; điều hành lao động trên địa bàn xây dựng kinh tế – xã hội. Những nghiệm vụ này vô cùng khó khăn, có cái tuy ông chưa tâm đắc nhưng đã là nhiệm vụ cấp trên thì tính đảng vẫn là chấp hành nghiêm túc, tìm mọi cách hoàn thành. Trên cơ sở đó ông đã chia Quỳnh Lưu thành 7 cụm kinh tế kỹ thuật. 7 cụm này sau vì điều kiện khách quan không phát triển bền vững nhưng tại thời điểm đó đều có căn cứ đồng đất, tập quán và phát huy thế mạnh.

Ông là người có tính Đảng cao: Đảng lãnh đạo tuyệt đối và toàn diện trên mọi lĩnh vực của cuộc sống. Ở đâu có hoạt động đều có đảng viên làm nòng cốt, nếu có chi bộ hay tổ Đảng thì đều được giao nhiệm vụ và tổ chức đó cùng chịu trách nhiệm chỉ huy giám sát. Ông Ðợi đã từng nói với cán bộ mình: “Khi chủ nghĩa Mác bị tấn công thì các “chủ nghĩa lác lác” (nhảm nhí) xuất hiện. Vì vậy, cứ giữ vững chủ nghĩa mà tiến công”.

X%C3%B3m-15-16-x%C3%A3-Qu%E1%BB%B3nh-V%C4%83n-ng%C3%A0y-nay.jpg
Xóm 15, 16 xã Quỳnh Văn ngày nay.

CHƯƠNG 2: TỎA SÁNG TỪ THỰC TIỄN

TRANG CHỦ

CHƯƠNG 4: TƯỢNG ĐÀI TRONG LÒNG DÂN

  • Nội dung: Hồ Ngọc Quang
  • Ảnh: Tư liệu - PV - CTV
  • Thiết kế - Kỹ thuật: Hữu Quân
Thư viện Cử tri gửi ý kiến Gửi đơn KNTC

Trang chủ

Mới nhất

Quê mình xứ nghệ

Video

Thư viện

Gửi Ý kiến