Xác định rõ địa vị pháp lý

Việc xác định địa vị pháp lý của cơ quan giúp việc của HĐND rất quan trọng, từ đó xác định rõ cơ quan có quyền thành lập, cơ quan có trách nhiệm hướng dẫn hoạt động; quy định rõ mối quan hệ của bộ máy giúp việc của HĐND và các cơ quan cấp trên, đồng cấp và cấp dưới. Đây là vấn đề cốt lõi, căn bản, chi phối hầu hết các vấn đề liên quan đến tổ chức và hoạt động của bộ máy giúp việc. Vì vậy, để tháo gỡ những vướng mắc trong thực hiện mô hình cơ quan giúp việc cho HĐND, trước tiên và quan trọng nhất là phải xác định rõ địa vị pháp lý của cơ quan đó.

Ban%20Kinh%20t%E1%BA%BF%20-%20X%C3%A3%20h%E1%BB%99i%20H%C4%90ND%20TP.%20T%C3%A2y%20Ninh,%20T%C3%A2y%20Ninh%20gi%C3%A1m%20s%C3%A1t%20c%C3%B4ng%20t%C3%A1c%20kh%C3%A1m,%20ch%E1%BB%AFa%20b%E1%BB%87nh%20b%E1%BA%A3o%20hi%E1%BB%83m%20Y%20t%E1%BA%BF%20%C4%91%E1%BB%91i%20v%E1%BB%9Bi%20ph%C6%B0%E1%BB%9Dng%20Ninh%20Th%E1%BA%A1nh.png
Ban Kinh tế - Xã hội HĐND TP. Tây Ninh, Tây Ninh giám sát công tác khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế đối với phường Ninh Thạnh

Khi đã xác định rõ địa vị pháp lý và cơ chế hoạt động độc lập của bộ máy giúp việc của HĐND, thì sẽ làm rõ trách nhiệm của các cơ quan trong quan hệ phối hợp phục vụ công tác của HĐND các cấp, trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao theo quy định của pháp luật. Đồng thời, cũng giải quyết được các vấn đề liên quan đến tổ chức và hoạt động của bộ máy giúp việc HĐND. Cụ thể như: mối quan hệ công tác giữa Thường trực HĐND, Trưởng ban HĐND và người đứng đầu cơ quan giúp việc của HĐND trong tham mưu, tổ chức phục vụ hoạt động của Thường trực, các Ban HĐND; quy định cụ thể nhiệm vụ, quyền hạn của người đứng đầu cơ quan, là Thủ trưởng của đơn vị công tác…

Tham mưu, phục vụ HĐND là chính

Thực tế đặt ra yêu cầu cần khảo sát, nghiên cứu và xác định lại từng vị trí, việc làm để bảo đảm không làm tăng thêm mà có thể bớt đi một số biên chế trong tổng biên chế hiện có của Văn phòng HĐND và UBND cấp huyện như hiện nay. Đề xuất những giải pháp để cân bằng chức năng nhiệm vụ đối với cả HĐND và UBND. Từ cơ sở và thực tế trên, nên giao việc phối hợp giữa Thường trực HĐND và UBND cấp huyện trong quyết định thành lập, bổ nhiệm lãnh đạo, tuyển dụng công chức, nhân viên và quy định nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Văn phòng HĐND và UBND. Nguyên tắc để xác định nhiệm vụ của Văn phòng HĐND và UBND là phải lấy nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan HĐND cấp huyện làm cơ sở để quy định nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng HĐND và UBND. Có như vậy, công tác tham mưu, phục vụ của bộ máy giúp việc cho HĐND mới sát và hiệu quả.

Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 9.11.2022 về tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong giai đoạn mới có đề ra một trong những mục tiêu cụ thể đến năm 2030 là cơ bản hoàn thiện tổ chức bộ máy chính quyền địa phương. Là bộ phận tham mưu, giúp việc cho một cấp chính quyền địa phương và để nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan dân cử, nên đặt ra những giải pháp về vai trò của Thường trực HĐND và HĐND cấp huyện trong công tác phối hợp với UBND để quyết định những vấn đề liên quan đến bộ máy tham mưu, giúp việc của HĐND cấp huyện.

Đây là hình thức thể hiện rõ UBND là cơ quan chấp hành của HĐND ngay từ khâu tham mưu, giúp việc quá trình thực hiện nhiệm vụ của HĐND. Đối với UBND cấp huyện, còn có nhiều cơ quan chuyên môn tham mưu, giúp việc nên lấy nhiệm vụ của UBND làm cơ sở để quy định nhiệm vụ tham mưu, giúp việc của các cơ quan chuyên môn UBND. Xác định nguyên tắc như vậy là gắn với chức năng, nhiệm vụ của HĐND và giao Thường trực HĐND cấp huyện quyết định thành lập, bổ nhiệm lãnh đạo, tuyển dụng công chức và trả lương từ nguồn hoạt động của HĐND sẽ tạo được cơ chế hoạt động thống nhất; bộ máy Văn phòng thực sự là cơ quan tham mưu, giúp việc HĐND hiệu quả.

Thực hiện được các nguyên tắc đó, Văn phòng HĐND và UBND sẽ có nhiều ưu việt. Đó là: bộ máy Văn phòng sẽ chuyên tâm với hoạt động của HĐND. Thường trực HĐND có quyền tham gia tuyển chọn bộ máy để thực hiện nhiệm vụ hiệu quả. Xác định rõ Văn phòng HĐND và UBND là bộ máy tham mưu, giúp việc và phục vụ chính các cơ quan HĐND cấp huyện; chức năng tham mưu, giúp việc UBND là cơ sở để thực hiện tốt nhiệm vụ của HĐND.

Khi giải quyết được các vấn đề này, cũng khắc phục được những hạn chế trước đó, chuyên môn hóa được bộ máy tham mưu, giúp việc theo lĩnh vực; bảo đảm được HĐND, UBND đều có bộ máy tham mưu, giúp việc.

Xác định rõ nguồn kinh phí hoạt động

Theo như mô hình hiện nay, việc đề xuất mua sắm, hỗ trợ bổ sung các trang thiết bị thiết yếu cho công tác phục vụ hoạt động của HĐND theo các dự án từ nguồn ngân sách hầu như không được quan tâm bảo đảm. Do đó, thực chất trang thiết bị cơ quan giúp việc của HĐND phụ thuộc vào việc phê duyệt và trang bị phục vụ cho HĐND trong khuôn khổ bó hẹp. Vì vậy, để tăng cường cơ sở vật chất cho cán bộ, chuyên viên phục vụ hoạt động của HĐND, cần có những quy định về việc sử dụng kinh phí, bảo đảm tính tự chủ của bộ máy giúp việc của HĐND. Qua đó, đáp ứng yêu cầu về nhiệm vụ chi theo đúng quy định của Luật Ngân sách nhà nước và hệ thống các văn bản quy định chi tiết hướng dẫn thi hành, khắc phục tình trạng bộ máy tham mưu, giúp việc HĐND khó khăn về kinh phí.